CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Kết quả khảo sát sinh kế của các hộ gia đình bị thu hồi đất
4.3.1.4. Đánh giá về tài sản tài chính và vốn xã hội của các hộ gia đình
Việc thống kê tài sản tài chính của các hộ gia đình cho thấy vốn tiền mặt, nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay cho nhu cầu của các hộ gia đình và các khoản trợ cấp mà các hộ gia đình nhận được.
Theo kết quả khảo sát từ 136 hộ gia đình cho thấy, nguồn vốn tiền mặt của các hộ gia đình trung bình vào khoảng 9,7 triệu VND/hộ, những hộ gia đình có mức tiền mặt thấp nhất là 1 triệu VND/hộ, cũng có những hộ gia đình duy trì mức tiền mặt khá cao.
Bảng 4.9: Thống kê nhu cầu vay vốn các hộ gia đình
Tần số Phần trăm Phần trăm xác định Phần trăm công dồn Quan
sát
Không 96 70,6 70,6 70,6
Có 40 29,4 29,4 100,0
Tổng 136 100,0 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Ngồi khoản vốn tiền mặt các hộ gia đình đang có, theo kết quả khảo cho thấy, có đến 96 hộ gia đình khơng có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tài chính (chiếm tỷ lệ 70,6%); chỉ có 40 hộ gia đình có nhu cầu vay vốn (chiếm tỷ lệ 29,4%). Đồng thời, khi tiến hành vay vốn, các hộ gia đình cho rằng, họ cũng chỉ tiến hành vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức trên thị trường.
Bảng 4.10: Thống kê khả năng vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức
Tần số Phần trăm Phần trăm xác định Phần trăm cơng dồn Quan sát Khó 97 71,3 71,3 71,3 Dễ 39 28,7 28,7 100,0 Tổng 136 100,0 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Xoay quanh vấn đề vay vốn hiện nay trên địa bàn thôn Nhơn Phước, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, kết quả khảo sát ý kiến từ 136 hộ gia đình cho thấy, họ cảm thấy
khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức từ các tổ chức tín dụng, có đến 97 hộ gia đình đồng ý quan điểm này (chiếm tỷ lệ 71,3%) và chỉ có 39 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 28,7%) cho rằng việc vay vốn từ tổ chức tín dụng chính thức là dễ dàng.
Bảng 4.11: Thống kê mục đích vay vốn của các hộ gia đình Mục đích vay Sau khi thu hồi đất Mục đích vay Sau khi thu hồi đất
Có Khơng
Đầu tư thuyền nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản 26 110
Chăn nuôi gia súc 0 136
Chăn nuôi gia cầm 0 136
Xây dựng nhà cửa 40 96
Mua sắm xe đạp, xe máy 10 126
Đầu tư học tập, học nghề 40 96
Xuất khẩu lao động 0 136
Kinh doanh dịch vụ 48 88
Phục vụ tiêu dùng sinh hoạt 0 136
Khác 0 136
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Căn cứ bảng nêu trên ta thấy, các hộ gia đình khi có nhu cầu vay vốn sau khi bị thu hồi đất sẽ vay vốn cho các mục đích như đầu tư thuyền nghề đánh bắt và ni trồng thủy sản, xây dựng nhà cửa, mua sắm xe đạp, xe máy, học tập và kinh doanh dịch vụ. Các mục đích vay vốn cũng phần nào phản ánh lên nhu cầu đời sống của người dân, khi nghề nghiệp của các hộ gia đình giờ đây là làm nghề biển, kinh doanh dịch vụ mua bán nhỏ, làm cho dự án FLC và các ngành nghề khác, cũng như việc xây dựng nhà cửa ổn định đời sống sau khi tái định cư.
Song song với việc tự mình ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất, các hộ gia đình cũng nhận được sự hỗ trợ nhất định từ chính quyền địa phương.
Theo kết quả khảo sát, các hộ gia đình cho rằng chính quyền địa phương có phương án hỗ trợ người dân kịp thời và thủ tục nhận trợ cấp đối với người dân là dễ, khơng có nhiều trở ngại.
Bảng 4.12: Đánh giá chung thay đổi tài sản tài chính so với trước thu hồi đất
Tần số Phần trăm Phần trăm xác định Phần trăm công dồn Quan sát Tương đương 12 8,8 8,8 8,8 Tốt hơn 124 91,2 91,2 100,0 Tổng 136 100,0 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Việc xem xét, đánh giá tình hình tài sản tài chính của các hộ gia đình so với trước khi bị thu hồi đất, có đến 124 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 91,2%) cho rằng tình hình tài sản tài chính của họ tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất, có 12 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 8,8%) đánh giá tài sản tài chính của họ khơng có thay đổi so với trước khi bị thu hồi đất và khơng có hộ gia đình nào (chiếm tỷ lệ 0%) phản ánh tài sản tài chính của mình giảm đi so với trước khi bị thu hồi đất. Điều này cho thấy, sau khi bị thu hồi đất và tái định cư, tình hình tài sản tài chính của các hộ gia đình đa số trở nên tốt hơn so với trước. Điều này xuất phát từ việc người dân biết cách tận dụng nguồn vốn vay để phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Cũng như nhận được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc tạo điều kiện vay vốn, các chính sách hỗ trợ vay vốn thuận lợi hơn (lãi suất thấp, tư vấn hỗ trợ vay vốn diễn ra nhiều hơn so với trước) giúp cho các hộ gia đình có khả năng tiếp xúc với nguồn vốn vay hơn, làm gia tăng tài sản tài chính của các hộ gia đình.
Ngồi ra, sau khi tái định cư, cuộc sống của các hộ gia đình dần đi vào ổn định, họ bắt đầu tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội.
Bảng 4.13: Thống kê tình hình tham gia các tổ chức đồn thể Tham gia vào tổ chức Có Khơng
Tổ chức chính trị - xã hội 3 133
Tổ chức tôn giáo 71 65
Làm việc tại các cơ quan chính
quyền 0 136
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Hiện nay, có đến 133 hộ gia đình khơng có người tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội, 71 hộ gia đình có người tham gia vào các tổ chức tôn giáo và hầu hết 136 hộ gia đình khơng có người làm việc tại các cơ quan chính quyền. Sự tham gia vào các tổ chức đoàn thể hạn chế như vậy đã khơng tạo điều kiện cho các hộ gia đình có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với nhiều đơn vị ở địa phương, khơng giúp họ có thêm nhiều mối quan hệ hữu ích trong cuộc sống.
Bảng 4.14: Thống kê quan điểm về lợi ích tham gia các tổ chức đoàn thể
Tần số Phần trăm Phần trăm xác định Phần trăm cộng dồn Quan sát Không giúp ích gì 3 2,2 2,2 2.2 Bình thường 106 77,9 77,9 80,1
Cải thiện kinh tế 27 19,9 19,9 100,0
Tổng 136 100,0 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Từ đó, các hộ gia đình hầu hết đánh giá chưa cao về lợi ích khi tham gia vào các tổ chức đoàn thể, bởi cho rằng việc tham gia vào các tổ chức đồn thể khơng giúp ích một phần nào đó cho các hộ gia đình cải thiện kinh tế, chỉ có 27 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 19,9%) được khảo sát cho rằng việc tham gia vào các tổ chức đồn thể sẽ giúp ích về mặt kinh tế. Trong khi đó, có đến 106 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 77,9%) cho rằng
việc tham gia vào các đồn thể là bình thường và có 3 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 2,2%) cho rằng việc tham gia vào các đồn thể là khơng giúp ích gì. Như vậy, hầu hết các hộ gia đình cho rằng, việc tham gia vào các tổ chức đồn thể sẽ khơng đem lại những lợi ích nhất định cho bản thân cũng như gia đình và xã hội.
Bảng 4.15: Đánh giá chung về thay đổi vốn xã hội so với trước thu hồi đất
Tần số Phần trăm Phần trăm xác định Phần trăm công dồn Quan sát Kém đi 117 86,0 86,0 86,0 Tương đương 19 14,0 14,0 100,0 Tổng 136 100,0 100,0
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Với sự tham gia một cách hạn chế vào các tổ chức đoàn thể, nên theo kết quả thống kê cho thấy, có đến 117 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 86%) trong tổng số 136 hộ gia đình được khảo sát cho rằng vốn xã hội của họ kém đi so với trước khi bị thu hồi đất, 19 hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 14%) cho rằng vốn xã hội của họ không thay đổi so với trước khi bị thu hồi đất và khơng có hộ gia đình nào (chiếm tỷ lệ 0%) cho rằng vốn xã hội của họ tốt hơn so với trước khi bị thu hồi đất.