CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM
3.2. Xây dựng biến
3.2.5. Dự trữ ngoại hối (FR)
(Wang, 2007) cho rằng giá trị dự trữ ngoại hối thể hiện tổng giá trị tài sản định danh bằng ngoại tệ nắm giữ bởi NHTW. Sự gia tăng của dự trữ ngoại hối thể hiện cầu đối với đồng nội tệ tăng lên, làm tăng tỷ giá thực. (Cui, 2013) cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá thực và dự trữ ngoại hối được thể hiện thông qua cán cân vãng lai và cán cân vốn. Điều này đã được trình bày trong mơ hình của Faruqee và được (MacDonald, 1998) giới thiệu:
𝐶𝐴 = 𝑐𝑞 + 𝑋 + 𝑟𝐹, 𝑐 < 0 (43)
Trong đó,
CA : cán cân vãng lai q : tỷ giá thực
F : tích lũy tài sản nước ngồi rịng r : lãi suất thực nội địa
Sau khi thực hiện nhiều biến đổi, Phương trình (43) được chuyển thành:
𝑞𝑡 = 𝑞̅ + 𝑠(𝐹𝑡 𝑡 − 𝐹̅ ), 𝑠 > 0 (44) 𝑡
Trong đó: qt : tỷ giá thực
𝑞̅𝑡 : tỷ giá thực cân bằng
Ft : giá trị tài sản nước ngồi rịng
𝐹̅𝑡 : giá trị dài hạn của tài sản nước ngồi rịng
Tác giả sử dụng biến dự trữ ngoại hối trong mơ hình như là một biến đại diện cho sự thay đổi của cán cân vốn và cán cân vãng lai và thay thế cho giá trị tài sản nước ngồi rịng20, thể hiện những thay đổi trong cân đối ngoại thương và dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Sự mở rộng dự trữ ngoại hối hàm ý sự cải thiện cán cân thanh toán, làm tăng niềm tin của công chúng đối với giá trị nội tệ và làm nội tệ lên giá thực. Mặc dù vậy, nghiên cứu của (Iimi, 2006) trong trường hợp của Botswana lại cho thấy ảnh hưởng âm của tài sản nước ngồi rịng lên giá trị nội tệ dù mức độ ảnh hưởng không lớn. Iimi cho rằng Botswana là một trường hợp phát triển kinh tế thành công của Châu Phi với lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế cao kéo dài suốt 20 năm (bình qn 8%/năm). Sự thành cơng của Botswana đến từ vị thế xuất khẩu mạnh trong ngành công nghiệp khai mỏ, mà chủ yếu là khai thác kim cương. Vị thế thặng dư cán cân vãng lai kéo dài với dự trữ ngoại hối lên đến 5.5 tỷ USD (tương đương 18 tháng nhập khẩu) có khuynh hướng hướng đẩy đồng nội tệ (Pula) lên giá vì vậy chính phủ Botswana đã lựa chọn chính sách neo cố định theo một rổ tiền tệ. Giải thích cho mối quan hệ âm giữa tỷ giá và tài sản nước ngồi rịng, theo Iimi, trong giai đoạn đầu thập niên 2000, sau khi thực hiện tư nhân hố hệ thống hưu trí, giá trị tài sản nước ngoài rịng của nước này đã suy giảm nhanh chóng trong khi đồng nội tệ vẫn tiếp tục lên
giá. Mặt khác, dòng vốn đầu tư liên quan đến ngành khai mỏ vốn dao động thất thường cũng gây ra khó khăn trong việc ước lượng mối tương quan với tỷ giá thực. Nghiên cứu của Iimi cũng đã thực hiện một mơ hình ước lượng khơng có tài sản nước ngồi rịng, kết quả xác nhận mối tương quan yếu này.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013) cho thấy sự tăng lên của tài sản nước ngồi rịng 1% làm VNĐ mất giá thực khoảng 0.5%. Cùng lúc, nghiên cứu của (Hạ Thị Thiều Dao, 2012) cho thấy tương quan cùng chiều giữa tài sản nước ngồi rịng với giá trị nội tệ nhưng kết quả hệ số ước lượng thấp (xem bảng 2.1). Các kết quả này có thể hàm ý rằng có mối tương quan yếu giữa tỷ giá thực và tài sản nước ngồi rịng. Trong trường hợp Việt Nam, ảnh hưởng của các dòng vốn từ bên ngồi thường bị vơ hiệu hoá do cơ chế neo tỷ giá và hành động can thiệp của NHNN (như mua/bán ngoại tệ hoặc các can thiệp vơ hiệu hố), trong khi cơ chế quản lý ngoại hối vẫn hạn chế việc đầu tư ra bên ngồi. Vì những lý do trên, tác giả cho rằng kết quả ước lượng có thể cho mối tương quan yếu hoặc ngồi dự đoán với tỷ giá thực.
Dự trữ ngoại hối được xác định như là biến tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối so với GDP danh nghĩa của Việt Nam. Công thức cụ thể như sau:
𝐹𝑅 = 𝐹𝑜𝑟𝑒𝑖𝑔𝑛 𝑟𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒𝑠 𝑁𝐺𝐷𝑃⁄ (45)
Trong đó,
Foreign reserves: giá trị dự trữ ngoại hối của Việt Nam NGDP: GDP theo giá hiện hành của Việt Nam