Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ dân tại các dự án phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 55)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số lượng phiếu khảo sát phát ra là 194 phiếu, thu về 175 phiếu, sau khi sàng lọc loại đi 19 phiếu không hợp lệ, còn 144 phiếu đầy đủ thông tin được sử dụng. Như vậy, số lượng quan sát hợp lệ là 144, gồm 71 hộ trong nhóm đối chứng và 73 trong nhóm hộ bị thu hồi.

4.3.1. Cơ cấu mẫu khảo sát

Cơ cấu mẫu phân theo dự án Thạch Động có 76 quan sát, chiếm tỷ trọng 52,80%; dự án Đá Dựng có 68 quan sát, chiếm 47,20%. Theo nhóm hộ: nhóm đối chứng có 71 quan sát, chiếm 49,30%; nhóm bị thu hồi đất có 73 quan sát, chiếm 50,70% (Hình 4.2).

Hình 4.2: Cơ cấu mẫu khảo sát

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm 2017

4.3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát tại thời điểm chưa có chính sách thu hồi đất

Đặc điểm mẫu khảo sát tại thời điểm hộ chưa bị thu hồi đất

Nhóm đối chứng có 18 chủ hộ là nữ, chiếm tỷ lệ 25,35% và 53 chủ hộ là nam,

52.80% 47.20% Thạch Động Đá Dựng 49.30% 50.70% Không bị ảnh hưởng Bị ảnh hưởng

chiếm 74,65%. Nhóm bị thu hồi đất có 20 chủ hộ là nữ, chiếm tỷ lệ 27,40% và 53 chủ hộ là nam, chiếm 72,60%. Về dân tộc thì nhóm đối chứng có 57 chủ hộ là người Kinh và Hoa, chiếm tỷ trọng 80,28%; 14 chủ hộ là người Khmer chiếm 19,72%. Nhóm bị thu hồi đất có 59 chủ hộ là người Kinh và Hoa chiếm tỷ trọng 80,82%; có 14 chủ hộ là người Khmer chiếm 19,18% (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Giới tính, dân tộc, sinh kế của hộ gia đình tại thời điểm 2014

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Nhóm đối chứng Nhóm bị thu hồi đất

Số quan sát 71,00 73,00 Giới tính Nữ 25,35 27,40 Nam 74,65 72,60 Dân tộc Khmer 19,72 19,18 Kinh, Hoa 80,28 80,82

Chiến lược sinh kế

Làm công hưởng lương 25,35 35,61

Nông nghiệp 28,17 23,29

Kinh doanh 19,72 23,29

Khác 26,76 17,81

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm 2017

Về chiến lược sinh kế: Nhóm đối chứng có 18 hộ làm công hưởng lương chiếm 25,35%, 28 hộ làm nông nghiệp chiếm 28,17%,14 hộ kinh doanh chiếm 19,72% và 19 hộ có nguồn sinh kế khác chiếm 26,76%. Nhóm bị thu hồi đất có 26 hộ làm công hưởng lương chiếm 35,62%, 17 hộ làm nông nghiệp chiếm 23,29%, 17 hộ kinh doanh chiếm 23,29%, cịn lại 13 hộ có nguồn sinh kế khác chiếm 17,8%, chủ yếu nguồn thu từ trợ cấp, cho vay, cho thuê tài sản (Bảng 4.3). Qua đó, cho thấy các hộ thể hiện sự đa dạng trong việc lựa chọn chiến lược sinh kế với tỷ lệ các chiến lược sinh kế khá đồng đều.

Bảng 4.4 cho thấy học vấn trung bình của chủ hộ khơng cao, độ lệch chuẩn khơng lớn, theo đó nhóm đối chứng có học vấn trung bình là 9,92 năm, độ lệch chuẩn là 3,23 năm; nhóm bị thu hồi đất có học vấn trung bình là 9,23 năm, độ lệch chuẩn là 3,25 năm; tuổi trung bình của chủ hộ là 49,52 năm; quy mơ hộ trung bình

là 5,66 người; số người phụ thuộc trung bình là 1,61 người; tỷ lệ phụ thuộc trung bình là 38,12%; diện tích đất bình qn là 0,64 nghìn m2/người; thu nhập bình quân đầu người là 25,69 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.4: Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ trước khi có dự án thu hồi, năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị

Nhóm đối chứng Nhóm bị thu hồi đất Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Tuổi chủ hộ năm 49,52 12,27 50,10 13,26 Học vấn chủ hộ năm 9,92 3,23 9,23 3,25 Quy mô hộ người/hộ 5,66 1,32 5,75 1,35 Tỷ lệ phụ thuộc % 38,12 15,36 34,69 17,35 Diện tích đất BQ nghìn

m2/người 0, 64 0,32 0,70 0,49 Thu nhập bình quân triệu đồng

/người/năm 25,69 3,71 26,07 5,07

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm 2017

Sự thay đổi các đặc điểm kinh tế, xã hội của nhóm hộ bị thu hồi đất

Bảng 4.5 cho thấy sự thay đổi của nhóm bị thu hồi đất trước và sau khi thu hồi đất, học vấn và quy mơ hộ trung bình khơng thay đổi. Tuổi trung bình của chủ hộ là 52,10 tuổi, tăng 2 tuổi so với trước khi thu hồi là do chênh lệch thời gian giữa thời điểm 2016 và 2014. Tỷ lệ người phụ thuộc giảm nhiều từ 34,68% còn 19,17%.

Bảng 4.5: Đặc điểm kinh tế, xã hội của nhóm bị thu hồi sau khi thu hồi đất

Chỉ tiêu Đơn vị

Trước khi thu hồi năm 2014

Sau khi thu hồi

năm 2016 Chênh lệch Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Học vấn chủ hộ năm 9,23 3,24 9,23 3,24 0,00 Tuổi chủ hộ năm 50,10 13,26 52,10 13,21 2,00 Quy mô hộ người/hộ 5,75 1,35 5,75 1,35 0,00 Tỷ lệ người phụ thuộc % 34,68 17,35 19,17 14,10 -15,51 Diện tích đất bình qn nghìn

m2/người 0,70 0,49 0,51 0,35 -0,19 Vốn tài chính triệu đồng/hộ 113,45 52,23 130,31 42,48 16,86 Tài sản triệu đồng/hộ 156,34 56,24 194,10 68,75 37,76 Thu nhập bình quân triệu đồng

/người/năm 26,07 5,07 29,02 3,09 2,95

4.3.3. Bồi thường, hỗ trợ và sử dụng tiền thu hồi đất đối với nhóm bị thu hồi đất hồi đất

Bảng 4.6: Diện tích đất và số tiền bồi thường, hỗ trợ

Khoản mục Đơn vị Trung

bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Diện tích đất bị thu hồi m2 180,00 40,00 110,00 250,00

Đất nông nghiệp m2 140,00 20,00 100,00 180,00 Đất ở m2 40,00 30,00 10,00 80,00

Tiền đền bù triệu đồng 197,96 59,88 66,00 344,00

Đền bù về đất triệu đồng 91,53 45,09 23,00 170,00 Đền bù cơng trình trên đất triệu đồng 104,58 44,02 25,00 178,00 Đền bù cây trồng, vật nuôi triệu đồng 1,84 3,51 0,00 12,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm 2017

Theo Bảng 4.6, diện tích đất bị thu hồi trung bình là 180 m2/hộ, hộ có diện tích bị thu hồi nhỏ nhất là 110 m2, lớn nhất là 250 m2. Số tiền đền bù trung bình mà một hộ nhận được là 197,96 triệu đồng. Hộ có số tiền đền bù nhỏ nhất là 66,00 triệu đồng, lớn nhất là 344,00 triệu đồng.

Hình 4.3: Sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2017

Tiền bồi thường, hỗ trợ được hộ gia đình sử dụng theo các thứ tự ưu tiên như sau (hình 4.3): Xây nhà 61,72 triệu đồng (chiếm 31,18%), mua đất 44,93 triệu đồng (chiếm 22,70%), gửi ngân hàng 41,72 triệu đồng (chiếm 21,08%), chia cho người

44.93, 22.70% 61.72, 31.18% 10.63, 5.37% 3.07, 1.55% 35.88, 18.13% 41.72, 21.08%

Mua đất Mua nhà Mua đồ đạc

thân 35,88 triệu đồng (chiếm 18,13%), mua đồ đạc 10,63 triệu đồng (chiếm 5,37%), trả nợ 3,07 triệu đồng (chiếm 1,55%). Qua đây, cho thấy sau khi thu hồi đất số tiền được bồi thường được các hộ dân tập trung xây nhà, mua đất và gửi ngân hàng chiếm tỷ lệ cao.

Nhìn chung, ngồi tiền bồi thường, chính quyền địa phương rất quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với nhóm hộ bị thu hồi đất. Hỗ trợ về đào tạo được thực hiện nhiều nhất, có đến 40 trong số 73 hộ được hỗ trợ đào tạo, chiếm tỷ lệ 54,79% vì chính sách đào tạo hỗ trợ việc làm cho các hộ dân ln được chính quyền địa phương quan tâm, các lớp đào tạo nghề được mở miễn phí để tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất học nghề có việc làm ổn định phù hợp với nhu cầu hiện tại. Sau đó là giới thiệu việc làm cho các hộ dân sau khi thu hồi đất, thông qua các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương, chính quyền giới thiệu cho người dân để họ có việc làm để ổn định cuộc sống, kết quả có 34/73 trường hợp được giới thiệu việc làm, chiếm tỷ lệ 46,58% (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Hỗ trợ của chính quyền địa phương

Loại hỗ trợ Số hộ được hỗ trợ Tỷ lệ hộ được hỗ trợ (%)

Hỗ trợ nhà ở 31 42,47 Hỗ trợ việc làm 34 46,58 Hỗ trợ giáo dục 30 41,10 Hỗ trợ đào tạo 40 54,79 Hỗ trợ y tế 29 39,73 Hỗ trợ khác 32 43,84

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2017

Nếu tính theo số loại hỗ trợ được nhận thì hộ nhận được 1 loại hỗ trợ chiếm 10,96% số hộ; Nhận được 2 loại hỗ trợ chiếm 23,29%, nhận được 3 loại hỗ trợ chiếm 30,14%, nhận được 4 loại hỗ trợ chiếm 17,81%, nhận được 5 loại hỗ trợ chiếm 8,22%, nhận được 6 loại hỗ trợ chiếm 1,37%. Chỉ có 8,22% số hộ khơng nhận được hỗ trợ (hình 4.4).

Hình 4.4: Hỗ trợ của chính quyền đối với hộ bị thu hồi đất

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ dân tại các dự án phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)