Nguồn Phương pháp
nghiên cứu
Các biến số đại diện Kết quả nghiên cứu
Chaudhary (2000) Thống kê mơ tả Thu nhập, diện tích đất, tiền mặt, số tiền bồi thường
Thu hồi đất tác động tiêu cực đến đời sống của hộ gia đình
Guha (2007) Thống kê mô tả Thu nhập, chi tiêu, tỷ lệ thất nghiệp, tiền bồi thường
Thu hồi đất làm giảm thu nhập và mức sống
Mariapia Mendola và Franklin
Simtowe (2014)
Phương pháp DID và hồi quy điểm xu hướng (PSM)
Biến phụ thuộc là thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình. Biến độc lập gồm: Năm đánh giá, nhóm hộ, diện tích đất canh tác, quy mơ hộ, tuổi của chủ hộ, học vấn chủ hộ, tình trạng hơn nhân, nhà ở, giá trị tài sản
Hộ được tiếp cận đất đai có điều kiện để tăng phúc lợi
Justin Holstein (2011)
PSM kết hợp với hồi quy OLS
Biến phụ thuộc: Chi tiêu hộ gia đình, đói nghèo, an ninh lương thực. Biến độc lập gồm: Học vấn, nơi cư trú, tỷ lệ người phụ thuộc, giới tính của chủ hộ, mục đích canh tác nơng nghiệp
Thu hồi đất làm giảm thu nhập và chi tiêu
Arup Majumder (2016)
Thống kê mơ tả Giới tính, thu nhập, thu nhập của nữ giới, diện tích đất thu hồi, tỷ lệ bỏ học
Thiếu các chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất sẽ ảnh hưởng xấu đến phúc lợi, dẫn đến mất an ninh lương thực, mất việc làm
(2014) hồi quy OLS Các biến độc lập gồm đặc điểm nhân khẩu học của hộ, giáo dục và tài sản, việc tham gia của hộ vào các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và biến giả là xã nơi hộ gia đình cư trú
Lê Thanh Sơn và Trần Tiến Khai (2016)
Phương pháp DID Biến phụ thuộc là thu nhập, chi tiêu của hộ gia đình. Các biến độc lập gồm: năm đánh giá; nhóm hộ và các biến kiểm sốt bao gồm nhóm biến phản ánh 05 nhóm tài sản sinh kế của hộ gia đình
Thu hồi đất không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
2.4.3. Đánh giá tổng quan tài liệu
Qua lược khảo các tài liệu có liên quan, tác giả rút ra một số nhận xét:
Một là, đất đai là nguồn vốn tự nhiên quan trọng trong sinh kế của người dân. Việc thu hồi đất có thể tác động mạnh đến sinh kế của hộ gia đình, làm giảm sút thu nhập của hộ (Justin Holstein, 2011; Arup Majumder, 2016; Trần Quang Tuyến, 2014). Những tác động tiêu cực này có thể được giảm thiểu nếu như có các chính sách hỗ trợ về định cư, y tế, giáo dục, việc làm phù hợp nhằm giúp người dân thích nghi với điều kiện sinh kế thay đổi.
Hai là, bên cạnh yếu tố đất đai, thu nhập của hộ gia đình cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đặc điểm của hộ gia đình; vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính vốn (Justin Holstein, 2011; Arup Majumder, 2016; Trần Quang Tuyến, 2014; Lê Thanh Sơn và Trần Tiến Khai, 2016).
Ba là, các phương pháp đánh giá tác động của việc thu hồi đất đai đến thu nhập của người dân thường được sử dụng là hồi quy OLS, khác biệt trong khác biệt (DID) hoặc hồi quy điểm xu hướng (PSM) kết hợp với hồi quy OLS. Trong đó, tùy theo điều kiện thực tế mà sử dụng phương pháp đánh giá phù hợp.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày các khái niệm tiếp cận trong nghiên cứu; Tổng quan về chính sách thu hồi đất ở Việt Nam; Phương pháp đánh giá tác động chính sách, trong đó giới thiệu phương pháp khác biệt kép (DID). Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho việc hình thành phương pháp nghiên cứu ở chương 3.
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về chính sách thu hồi đất ở Việt Nam 3.1.1. Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất 3.1.1. Thu hồi đất và đền bù khi thu hồi đất
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai. Cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cụ thể, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (Quốc Hội, 2013). Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát về thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại đất và quyền sử dụng đất đã giao cho các chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Theo Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 thì “bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất”. Do đó, khi Nhà nước thu hồi đất, Nhà nước có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi đất những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tài sản trên đất, việc bồi thường được thực hiện theo những quy định của pháp luật đất đai. Như vậy, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, phát triển kinh tế phải bù đắp những tổn hại về đất và tài sản trên đất do hành vi thu hồi đất gây ra, cho người sử dụng đất tuân theo những quy định của pháp luật đất đai.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì hỗ trợ là giúp thêm, góp thêm vào. Hỗ trợ là sự trợ giúp, giúp đỡ của cộng đồng nhằm san sẻ hay chia sẻ bớt một phần khó khăn, rủi
ro mà một thành viên hoặc một nhóm người gặp phải trong cuộc sống. Hoạt động này bao gồm 2 hình thức: hỗ trợ về vật chất (tiền của hoặc các hiện vật) và hỗ trợ về tinh thần (động viên, thăm hỏi, an ủi). Theo Luật Đất đai năm 2013 thì hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.
3.1.2. Khung pháp lý về thu hồi đất ở Việt Nam
Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam gồm các Luật, Nghị định của nhà nước về việc thu hồi đất, bồi thường và tái định cư ở Việt Nam và các quy định của chính quyền địa phương bao gồm:
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Khố XIII nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014;
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ ban hành Quy định về giá đất;
Nghị định 47/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, ngày 15/5/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;
Thơng tư số 37/2014/TT-BTNMT, ngày 20/6/2014 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Ngoài ra, ở địa phương, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh như:
Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thi hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành kèm theo Quyết định số 16/2012/QĐ-
UBND ngày 06/4/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang;
Quyết định số 31/2013/QĐ-UBND ngày 20/12/2013 về việc ban hành Bảng quy định giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 về việc ban hành quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, cơng trình xây dựng và vật kiến trúc trên địa bàn tinh Kiên Giang;
Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 về việc ban hành quy định đơn giá bồi thường về cây trồng, hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
3.1.3. Các trường hợp thu hồi đất và trình tự thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2013, những trường hợp Nhà nước thu hồi đất: (i) Thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; (ii) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; (iii) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Việc thu hồi đất phải tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, trình tự thu hồi đất thực hiện như sau (Quốc hội, 2013): (i)Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; (ii) Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (iii) Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (iv) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; (v) Bàn giao mặt bằng cưỡng chế thu hồi đất.
3.1.4. Chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất
Luật đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của Việt Nam được xem xét để đảm bảo họ có một nơi để sống, để ổn định đời sống và sản xuất của họ (Điều 25 Nghị định 47/2014/NĐ-CP). Hoặc họ sẽ được hỗ trợ về tài chính để mua nhà ở (Điều 86, Luật Đất đai năm 2013).
Khi thu hồi đất, Nhà nước không chỉ bồi thường mà còn thực hiện những chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, bởi khi bị thu hồi đất, người dân sẽ không thể tránh khỏi những khó khăn về cuộc sống, về lao động sản xuất, về việc làm. Chính sách hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp bao gồm: hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, các hỗ trợ khác (Phạm Thu Thủy, 2014). Việc bồi thường cho người dân bị thu hồi đất được thực hiện với các hình thức khá đa dạng, bao gồm bồi thường bằng tiền, bằng đất và bằng nhà ở (Chính phủ, 2014).
3.2. Mơ hình nghiên cứu 3.2.1. Khung phân tích 3.2.1. Khung phân tích
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, khung phân tích của đề tài được trình bày tại hình 3.1. Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình gồm: Nhóm chiến lược sinh kế; tình trạng thu hồi đất; vốn con người; vốn tự nhiên; vốn xã hội; vốn tài chính; vốn vật chất.
Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài Vốn con người Vốn con người - Quy mô hộ - Tỷ lệ phụ thuộc - Tuổi chủ hộ - Giới tính chủ hộ - Học vấn chủ hộ - Dân tộc Vốn tự nhiên - Diện tích đất - Nhà ở có mặt tiền Vốn xã hội - Tham gia các tổ chức CTXH Vốn tài chính - Tổng số tiền HGĐ - Vay chính thức - Vay phi chính thức Vốn vật chất - Tài sản Thời gian T=2014, T=2016 THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH Chính sách thu hồi đất - đền bù
- Nhóm hộ dân bị thu hồi đất
Chiến lược sinh kế
- TN chính là làm cơng hưởng lương - TN chính là nơng nghiệp - TN chính là kinh doanh - TN nhập chính là nguồn khác
3.2.2. Mơ hình định lượng đánh giá tác động của việc thu hồi đất
Phương pháp sai biệt kép (DID) được áp dụng để đánh giá tác động của yếu tố gây ra sự thay đổi giữa hai thời điểm trước và sau khi có tác động xảy ra so với trường hợp khơng có tác động của yếu tố (Khandker và cộng sự, 2010). Việc nghiên cứu được thực hiện vào tháng 10/2017. Các thơng tin của hộ gia đình trước khi bị thu hồi đất (2014) và sau khi bị thu hồi đất (2016) đều được thu thập, vì vậy phương pháp DID được sử dụng để đánh giá tác động của việc thu hồi đất.
Phương pháp DID so sánh nhóm bị thu hồi đất và nhóm khơng bị thu hồi đất dựa trên những khác biệt trong kết quả tương ứng với tình trạng ban đầu. Đặt T = 0 là thời điểm chưa bị thu hồi đất, T = 1 là thời điểm sau khi bị thu hồi đất; D = 0 là nhóm hộ gia đình khơng bị thu hồi đất, D = 1 là nhóm hộ gia đình bị thu hồi đất. Thu nhập tương ứng với các hộ gia đình bị thu hồi đất và khơng bị thu hồi đất trong thời gian t = T1- T0. Phương pháp DID sẽ cho phép tính tốn tác động của việc thu hồi đất bình quân như bảng 3.1.