Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ gia đình
4.5.4. Sự thay đổi nghề nghiệp và đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ
Xem xét cơ cấu nghề nghiệp qua 2 năm (Bảng 4.13) cho thấy nhóm đối chứng có sự dịch chuyển nghề nghiệp theo hướng tăng nguồn thu nhập từ kinh doanh (tăng từ 19,72% lên 32,39%) và làm thuê (tăng từ 25,35% lên 32,29%), đồng thời giảm thu nhập từ nghề nông (từ 28,17% số hộ xuống còn 16,90%), giảm thu nhập từ nguồn khác (từ 26,76% xuống còn 18,31%).
Bảng 4.13: Cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình Nghề có tỷ Nghề có tỷ
trọng thu nhập cao nhất
Nhóm đối chứng Nhóm bị thu hồi đất
Năm 2014 Năm 2016 Năm 2014 Năm 2016 Số
lượng (%) lượng Số (%) lượng Số (%) lượng Số (%) Làm thuê 18 25,35 23 32,39 26 35,62 42 57,53 Nông nghiệp 20 28,17 12 16,90 17 23,29 10 13,70 Kinh doanh 14 19,72 23 32,39 17 23,29 05 6,85 Khác 19 26,76 13 18,31 13 17,81 16 21,92 Tổng 71 100,00 71 100,00 73 100,00 73 100,00
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu phỏng vấn năm 2017
Nhóm bị thu hồi đất có sự dịch chuyển nghề nghiệp theo hướng tăng nguồn thu nhập từ làm thuê (tăng từ 35,62% lên 57,53%) và nguồn khác (tăng từ 17,81% lên 21,92%), nhưng giảm thu nhập từ nghề nông (từ 23,29% số hộ xuống còn 13,70%), giảm thu nhập từ kinh doanh (từ 23,29% xuống cịn 6,85%).
Như vậy, nhóm bị thu hồi đất có nguồn thu nhập chủ yếu từ đi làm thuê và thu nhập khác, trong khi nhóm đối chứng có nguồn thu nhập chủ yếu từ kinh doanh và làm nơng nghiệp. Do đó, thu nhập của nhóm bị thu hồi đất kém bền vững hơn so với nhóm đối chứng.
Tóm tắt chương 4
Chương 4 đã trình bày tác động của thu hồi đất đến thu nhập của hộ gia đình. Bằng phương pháp khác biệt kép kết hợp với hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu cho thấy, thu hồi đất đã làm giảm thu nhập đầu người là 4,36 triệu đồng/người/năm. Các yếu tố như: nhóm chiến lược sinh kế; tình trạng thu hồi đất; vốn con người; vốn tự nhiên; vốn xã hội; vốn tài chính; vốn vật chất có ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của hộ gia đình bị thu hồi đất.