Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ gia đình
4.5.3. Phân tích tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập
Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.12 cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, chính sách thu hồi đất đã làm làm giảm thu nhập của các hộ dân, cụ thể kết quả phân tích các biến như sau:
Nhóm hộ (D): P-value có giá trị là 0,87 nên khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, nhóm hộ (D) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập bình qn đầu người của hộ. Nguyên nhân do phương pháp chọn mẫu ban đầu của 2 nhóm có sự tương đồng nhau, vì vậy nếu khơng xét các yếu tố khác thì theo thời gian, 2 nhóm hộ này có khuynh hướng tiếp tục tương đồng nhau.
Năm đánh giá (T): Có hệ số hồi quy là +7,39 và P-value có giá trị là 0,00, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, năm đánh giá có ảnh hưởng dương đến thu nhập bình qn đầu người. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Majumder (2016), ADB (2007). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 cao hơn so với năm 2014 là 7,41 triệu đồng/người/năm. Theo thời gian thu nhập của người dân có sự cải thiện, điều này phù hợp với thực tế là kinh tế xã hội tại thị xã Hà Tiên trong giai đoạn 2014 - 2016 có sự khởi sắc, các hộ gia đình tại vùng dự án đã chủ động đa dạng hóa nguồn thu nhập nên thu nhập đầu người tăng.
Yếu tố tương tác giữa nhóm hộ và thời gian (D*T): Có hệ số hồi quy là -4,37, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Đây là yếu tố thể hiện tác động của việc thu hồi đất đến thu nhập của hộ gia đình. Như vậy, trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, chính sách thu hồi đất làm giảm thu nhập đầu người là 4,36 triệu đồng/người/năm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Guha (2007), Justin Holstein (2011), Trần Quang Tuyến (2014).
Chiến lược sinh kế (CLSinhKe): Có hệ số hồi quy là +3,10 nếu nguồn thu nhập chính là nơng nghiệp, +2,76 nếu nguồn thu nhập chính là kinh doanh, +3,21 nếu nguồn thu nhập chính là nguồn khác và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các chiến lược sinh kế kinh doanh, nông nghiệp và nguồn khác có tác động làm tăng thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Trần Quang Tuyến (2014) và Nguyễn Thanh Sơn (2016). Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ có nguồn thu nhập chính là nơng nghiệp thì thu nhập đầu người của hộ nơng nghiệp tăng thêm là 3,10 triệu đồng/người/năm, so với thu nhập của 3 nhóm hộ cịn lại (gồm hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ làm cơng, hộ có nguồn thu nhập chính là kinh doanh và hộ có nguồn thu nhập chính là nguồn khác). Tương tự, nguồn sinh kế chính là kinh doanh giúp hộ tăng thêm thu nhập 2,76 triệu đồng/người/năm; nguồn sinh kế chính là nguồn khác giúp hộ tăng thêm thu nhập 3,21 triệu đồng/người/năm.
Vốn con người
Quy mơ hộ (QuyMo): P-value có giá trị là 0,40, khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, quy mơ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập đầu người. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Holstein (2011). Ngun nhân là do trung bình một hộ có 5,75 người, độ lệch chuẩn là 1,35 như vậy giữa các hộ có sự biến động về số lượng nhân khẩu không lớn nên sự thay đổi của thu nhập bình qn đầu người là khơng lớn.
Tỷ lệ phụ thuộc (TLPhuthuoc): Có hệ số hồi quy là -0,03, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,01 , có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng âm đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Holstein (2011) và Nguyễn Thanh Sơn (2016). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ phụ thuộc tăng thêm 1% thì thu nhập giảm đi 0,03 triệu đồng/người/năm.
Tuổi chủ hộ (Tuoi): Có hệ số hồi quy là +0,02, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,05 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu Holstein (2011). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tuổi của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì thu nhập tăng thêm 0,02 triệu đồng/người/năm. Thực tế trên địa bàn thị xã Hà Tiên những người lớn tuổi (trong độ tuổi lao động) có kinh nghiệm trong làm việc, nhất là trong những ngành nghề truyền thống.
Giới tính chủ hộ (GioiTinh): P-value có giá trị là 0,52 khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, giới tính của chủ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập đầu người. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Majumder (2016) khi cho rằng chủ hộ là nam giới thì thu nhập đầu người sẽ cao hơn. Sở dĩ có sự khác biệt này là do hiện tại trên địa bàn thị xã Hà Tiên, hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới đã có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, cải thiện đời sống, việc làm nên khơng có sự khác biệt với hộ do nam giới là chủ.
Học vấn chủ hộ (HocVan): P-value có giá trị là 0,95 khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, học vấn của chủ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập đầu người. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của Holstein (2011) và Trần Quang Tuyến (2014). Nguyên nhân, trong nghiên cứu này, học vấn trung bình của chủ hộ khơng cao, độ lệch chuẩn khơng lớn (nhóm đối chứng có học vấn trung bình là 9,92 năm, độ lệch chuẩn là 3,23 năm; nhóm bị thu hồi đất có học vấn trung bình là 9,23 năm, độ lệch chuẩn là 3,25 năm) nên khơng có ảnh hưởng đến thu nhập.
Dân tộc (DanToc): P-value có giá trị là 0,23 khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, dân tộc ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập đầu người. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu của WB (2004). Nguyên nhân, tại địa bàn nghiên cứu, trong nhiều năm qua, chính quyền rất quan tâm đến việc hỗ trợ đối với người dân tộc thiểu số với các chính sách trợ cấp khó khăn, đào tạo nghề, vay vốn, y tế, giáo dục nhằm giúp các hộ người dân tộc phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, thu nhập giữa hộ người dân tộc thiểu số và hộ người Kinh, Hoa khơng cịn chênh lệch lớn.
Diện tích đất bình qn đầu người (Dientich): Có hệ số hồi quy là +1,67, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,00 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, diện tích đất bình qn đầu người có ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Holstein (2011) và Nguyễn Thanh Sơn (2016). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu diện tích đất bình quân đầu người tăng thêm 1 nghìn m2 thì thu nhập tăng thêm 1,67 triệu đồng/người/năm.
Nhà ở có mặt tiền nhìn ra khu du lịch (MatTien): Có hệ số hồi quy là +1,21, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,00 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, nhà ở có mặt tiền nhìn ra khu du lịch ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Thanh Sơn (2016). Điều này phù hợp với thực tế, những hộ nhà ở có mặt tiền nhìn ra khu du lịch có thể sử dụng để kinh doanh hoặc cho thuê để tạo ra thu nhập cao hơn. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu hộ có nhà ở có mặt tiền nhìn ra khu du lịch thì thu nhập tăng thêm 1,21 triệu đồng/người/năm.
Vốn xã hội
Hộ có tham gia các tổ chức chính trị, xã hội (CTXH): Có hệ số hồi quy là +2,42, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,00 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tham gia tổ chức chính trị, xã hội có ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Thanh Sơn (2016). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ có tham gia tổ chức chính trị, xã hội thì thu nhập tăng thêm 2,42 triệu đồng/người/năm. Nguyên nhân việc tham gia các tổ chức xã hội làm tăng thêm mối gắn kết giữa gia đình và các tổ chức chính trị xã hội, các thành viên hộ gia đình có điều kiện tiếp cận nhiều thông tin về phát triển kinh tế từ các tổ chức đoàn thể của địa phương.
Vốn tài chính
Tiền mặt (TM): Được tính bằng ln của số tiền mặt hộ gia đình có hoặc gửi ngân hàng, P-value có giá trị là 0,20 khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, tiền mặt ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến thu nhập đầu người. Kết quả này có sự
khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn (2016). Nguyên nhân là do trong trường hợp này người dân giữ tiền mặt để phòng ngừa, giải quyết các khó khăn đột xuất chứ ít đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc giữ tiền mặt cịn phải tốn thêm chi phí để bảo quản cất giữ, do đó tiền mặt khơng có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập của người dân.
Vay chính thức (VCT): Được tính bằng ln của số tiền vay từ nguồn chính thức, có hệ số hồi quy là +0,26, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,01 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, vay chính thức có ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Thanh Sơn (2016). Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu vay chính thức tăng thêm 1 đơn vị, tức là tổng số tiền vay từ nguồn chính thức của hộ gia đình tăng thêm 2,718 lần thì thu nhập tăng thêm 0,26 triệu đồng/người/năm.
Vay phi chính thức (VPCT): Được tính bằng ln của số tiền vay từ nguồn phi chính thức (mượn từ người thân, mua hàng hóa trả chậm), có hệ số hồi quy là +0,24, ngược với kỳ vọng về dấu và P-value có giá trị là 0,03, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, vay phi chính thức có ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này có sự khác biệt so với nghiên cứu Nguyễn Thanh Sơn (2016). Điều này xuất phát từ thực tế, số tiền vay phi chính thức khơng lớn (trung bình 27,40 triệu đồng/hộ), được sử dụng để làm vốn buôn bán nhỏ của hộ gia đình hoặc mua trả chậm vật tư nơng nghiệp phục vụ sản xuất, nên có tác dụng tạo ra thu nhập. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu vay chính thức tăng thêm 1 đơn vị, tức là tổng số tiền vay từ nguồn chính thức của hộ gia đình tăng thêm 2,718 lần thì thu nhập tăng thêm 0,24 triệu đồng/người/năm.
Vốn vật chất
Tài sản (TaiSan): Có hệ số hồi quy là +1,84, phù hợp với kỳ vọng về dấu và P- value có giá trị là 0,00, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy, tài sản có ảnh hưởng dương đến thu nhập đầu người. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Thanh Sơn (2016). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu ln của tài sản tăng thêm 1 đơn vị, tức là tổng giá trị tài sản của hộ gia đình (khơng tính đất
Hộp 1: Lý do các hộ gia đình giảm thu nhập
Gia đình bà L.T.T.T có 13 nhân khẩu, chủ yếu đi làm thuê, có nhà ở trên phần đất là 70m2. Khi bị thu hồi đất và nhà, bà được bồi thường 105 triệu đồng. Gia đình phải đi thuê chỗ ở mới với chi phí trung bình 1,5 triệu đồng/tháng. Do di chuyển chỗ ở nên ít người th và thu nhập giảm, khơng cịn tiền để mua đất và nhà ở.
Gia đình ơng Đ.T.K có 6 người, sống bằng nghề làm mướn, có người thân bị bệnh hiểm nghèo, số tiền bồi thường 62 triệu đồng đã chi trả nợ và chi thuốc men gần hết. Gia đình cất nhà tạm trên đất mượn tạm. Cuộc sống rất khó khăn.
Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ gia đình bị thu hồi đất tại thị xã Hà Tiên (2017)
Hộp 2: Lý do các hộ gia đình tăng thu nhập
Hộ gia đình ơng D.V.L có 4 người và 8.000 m2 đất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi căn nhà 40 m2 và được bồi thường 120 triệu đồng. Ông cho thuê hết đất nông nghiệp thu được 24 triệu đồng/năm và chuyển sang nghề mua bán tạp hóa tại chợ. Hiện gia đình có hai nguồn thu ổn định nên cuộc sống khấm khá hơn.
Gia đình bà H.T.L có 7 người, 2.500 m2 đất, Nhà nước thu hồi 80 m2 và bồi thường là 60 triệu đồng, gia đình dùng để sửa nhà. Đầu năm 2016, 2 con trai tốt đai của hộ gia đình) tăng thêm 2,718 lần thì thu nhập tăng thêm 1,84 triệu đồng/người/năm
Như vậy, việc phân tích tác động của chính sách thu hồi đất đến thu nhập của hộ bằng phương pháp hồi quy OLS cho thấy thu nhập của hộ dân có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, đối với từng hộ gia đình thì rất khác với tổng thể, bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số hộ bị thu hồi đất cho thấy sự khác nhau giữa thu nhập của các hộ gia đình. Thơng tin trong Hộp 1 cho thấy lý do một số hộ bị giảm thu nhập vì bị thu hồi đất là cú sốc sinh kế rất lớn.
Thông tin từ Hộp 2 cho thấy lý do một số hộ tăng thu nhập, có thể là do hộ gia đình năng động nên biết làm nhiều nghề để tạo nguồn thu cho gia đình hoặc đơn giản nhất là có thành viên trưởng thành, tốt nghiệp ra trường tham gia vào thị trường lao động tạo thêm nguồn thu cho gia đình.