Hiệu ứng ngưỡng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của FDI lên tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN, mô hình hồi quy ngưỡng tác động cố định (Trang 30 - 32)

2.2. Các nghiên cứu khoa học, lý luận thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và

2.2.3. Hiệu ứng ngưỡng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế

Mối quan hệ phi tuyến giữa FDI và tăng trưởng kinh tế phát hiện lần đầu tiên bởi Borensztein và cộng sự (1998). Nghiên cứu tìm thấy ngưỡng tối thiểu của vốn con người và cho rằng, tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng chỉ xuất hiện khi nền kinh tế tiếp nhận (FDI) đạt được một mức độ năng lực hấp thụ. Sau Borensztein và cộng sự (1998), nhiều nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa FDI và tăng trưởng sử dụng các biến ngưỡng khác nhau dần xuất hiện, như Raheem and Oyinlola (2013), Alleyne and Edwards (2011), Jyun-Yi and Chih-Chiang (2008),

Ford và cộng sự (2008), Demekas và cộng sự (2005), Melnyk và cộng sự (2014), Chang (2015), Fu and Li (2006). Dữ liệu chéo được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu. Mặc dù có sự khác biệt về kết quả, hầu hết các nghiên cứu tìm thấy sự tồn tại của một hoặc nhiều giá trị ngưỡng mà tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế sẽ được đảo ngược.

Theo Raheem and Oyinlola (2013), FDI sẽ bắt đầu tác động tích cực đến tăng trưởng khi quản lý nhà nước đạt mức tối thiểu là –1,214. Tương tự, Chang (2015) cho biết mức độ ngưỡng “luật pháp” và “ổn định chính trị” tương ứng là 1,228 và 0,845. Mặt khác, khi phân tích trường hợp của Trung Quốc từ 1970 đến 2005, Ford và cộng sự (2010) khơng tìm thấy bằng chứng về tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng ngay cả khi quản lý nhà nước tốt. Nhìn chung, có một sự đồng thuận trong các tài liệu về tác động tích cực của quản trị nhà nước đối với tăng trưởng. Điều này có nghĩa là quản trị tốt dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, có những quan điểm đa dạng về tác động của FDI đối với tăng trưởng. Các tài liệu về quản trị, FDI và tăng trưởng bị hạn chế và do đó, cần nghiên cứu thêm.

Biến ngưỡng vốn con người được đề cập trong nhiều nghiên cứu, như Borensztein et al (1998), Alleyne and Edwards (2011), Jyun-Yi and Chih-Chiang (2008), Ford và cộng sự (2008), Chang (2015), Fu and Li (2006). Tuy nhiên, các đại diện (proxy) của vốn con người được sử dụng trong các mẫu khác nhau, dẫn đến các giá trị ngưỡng khác nhau. Ví dụ, áp dụng năm học đầu tiên của trung bình các năm học của nam sinh trung học làm đại diện vốn con người, Alleyne and Edwards (2011) tìm thấy giá trị ngưỡng là 0,278 năm, trong khi trong nghiên cứu của Borensztein và cộng sự (1998) là 1,13 năm. Trong một số nghiên cứu khác, đại diện cho vốn nhân lực là tỷ lệ lao động được giáo dục đại học, khi đó, ngưỡng vốn con người được ước tính bởi Fordet và cộng sự (2008) là 15,56%, của Fu and Li (2006) lần lượt là 4,85% và 10,99% (mơ hình ngưỡng đơi).

4

Một số biến ngưỡng khác cũng được sử dụng, chẳng hạn như độ mở thương mại (Jyun-Yi and Chih-Chiang, 2008), CPI, khả năng hấp thụ của nền kinh tế (Girma, 2005). Tuy nhiên, các nghiên cứu về ngưỡng FDI rất hạn chế. Tác giả chỉ tìm thấy nghiên cứu của Demekas và cộng sự (2005) cho 15 quốc gia Trung và Đông Âu từ năm 1995–2003, đề cập đến mức độ ngưỡng tổng FDI phi tư nhân hóa (aggregate non-privatization FDI) là 12,1% GDP. Nghiên cứu kết luận rằng bản chất của FDI thay đổi khi quốc gia tiếp nhận thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào. Ngoài ra, ngay từ đầu, các nhà đầu tư nước ngồi chủ yếu bị thu hút bởi quy mơ thị trường, tính dễ tiếp cận, chi phí lao động thấp; tuy nhiên, khi mức FDI đạt tới mức tới hạn, một dạng nhà đầu tư mới xuất hiện và bị thu hút bởi mức độ phát triển thể chế, môi trường kinh doanh và sự thịnh vượng của quốc gia tiếp nhận. Nghiên cứu Nguyen and To (2017) sử dụng biến FDI làm biến ngưỡng trong mơ hình hồi quy sử dụng dữ liệu của 8 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2002– 2014. Mơ hình ngưỡng đơi cho thấy, lợi ích từ FDI lên tăng trưởng đạt mức cao nhất khi các quốc gia ASEAN hấp thụ mức vốn FDI chiếm không quá 4,3162% GDP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của FDI lên tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN, mô hình hồi quy ngưỡng tác động cố định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)