Mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của FDI lên tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN, mô hình hồi quy ngưỡng tác động cố định (Trang 32 - 35)

2.2. Các nghiên cứu khoa học, lý luận thực nghiệm về mối quan hệ giữa FDI và

2.2.4. Mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Ở Việt Nam, Sajid Anwar and Lan Phi Nguyen (2010) đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua bảng dữ liệu của 61 tỉnh thành trong giai đoạn 1996–2005, dựa vào phương pháp GMM. Kết quả cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế vùng. Bằng phương pháp ước lượng FE (fixed effect) và sử dụng dữ liệu của 63 tỉnh thành Việt Nam trong giai đoạn 2000–2010, Chien và cộng sự (2012) chỉ ra FDI tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Tác động này mạnh nhất ở các tỉnh thành có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt. Ở góc độ vùng, kết quả ước lượng cho thấy chỉ có 4 trong 6 vùng là FDI có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế: Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Chien and Linh (2013) đánh giá mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 63 tỉnh thành giai đoạn 2000–2010 và áp dụng phương pháp ước lượng FE phát hiện mối quan hệ thuận hai chiều giữa FDI và GDP bình quân. Khi xem xét ở cấp độ vùng, cho thấy chỉ có 5 trong 6 vùng của Việt Nam có mối quan hệ nhân quả, đặc biệt là tương tác trở nên mạnh hơn và tích cực hơn ở các vùng hẻo lánh có điều kiện kinh tế-xã hội cịn khó khăn.

Ngồi ra, nghiên cứu của Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) tiến hành kiểm tra mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu bảng của 43 tỉnh thành giai đoạn 1997–2012 với kiểm định quan hệ nhân quả Granger, ước lượng bằng phương pháp GMM Arellano-Bond và PMG, nghiên cứu này phát hiện: (i) dịng vốn FDI có quan hệ Granger với đầu tư tư nhân, nguồn nhân lực, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và chênh lệch công nghệ ở cấp độ địa phương; (ii) FDI có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế địa phương trong dài hạn; và (iii) Do những khác nhau về vị trí địa lí và trình độ phát triển nên dịng chảy của vốn FDI vào các địa phương có những khác biệt nhất định.

Các nghiên cứu gần đây đề cập vai trò của độ mở thương mại trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Thông qua phương pháp ARDL, nghiên cứu của Phạm Khánh Nhi (2017) chỉ ra dòng vốn FDI tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Thế nhưng, thông qua phương pháp Pooled OLS, FEM và REM cho mẫu của 5 quốc gia ASEAN giai đoạn 1995–2016, Lê Hồ Hồng Nhân (2018) lại khẳng định tác động tích cực mà FDI mang lại cho các quốc gia tại mức ý nghĩa 5%. Cả hai nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của độ mở thương mại trong tăng trưởng kinh tế, nhưng chưa rút ra được kết quả về ngưỡng thương mại tối ưu nhằm đạt được hiệu quả tối đa mà FDI mang lại cho nền kinh tế.

Liên quan đến chất lượng thể chế, nghiên cứu của Hoàng Cự Phú (2014) chỉ rõ vai trị của thể chế lẫn mơi trường vĩ mơ đến mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á và châu Mỹ, phân chia thành các nhóm thu nhập cao và thấp. Kết quả cho thấy, khi đưa các biến kiểm sốt vào mơ hình GMM, hệ số tác

động của FDI giảm dần, thậm chí là tiêu cực. Tác giả đề cập đến những cải cách thể chế một cách hợp lý nhằm thúc đẩy tác động của FDI. Đối với mẫu của các quốc gia thu nhập thấp, môi trường vĩ mơ đóng vai trị then chốt trong mối quan hệ FDI-tăng trưởng.

Tóm lại, có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Các kết quả cho thấy một sự đồng thuận về sự tồn tại của hiệu ứng phi tuyến và hiệu ứng ngưỡng trong mối quan hệ giữa hai biến nhưng các nghiên cứu như vậy ở các quốc gia ASEAN cịn hạn chế. Bên cạnh đó, lý do có thể cho sự khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu trước đây có thể liên quan đến các lập luận được đưa ra bởi Blonigen and Wang (2005), cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát các hiệu ứng đặc trưng quốc gia trong các nghiên cứu dữ liệu chéo. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ FDI từ đó tác động lên tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển đặc biệt là ASEAN cịn mơ hồ. Do đó, nghiên cứu này sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng tác động cố định (fixed-effect panel threshold model) để đánh giá toàn diện mối quan hệ ngưỡng giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, bên cạnh vai trò của quản lý nhà nước, cho các quốc gia trong khu vực ASEAN.

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Như đã đề cập phần trước, sự chưa thống nhất trong các kết luận về tác động của FDI lên tăng trưởng có thể xuất phát từ việc chưa kiểm sốt các hiệu ứng đặc trưng quốc gia trong các nghiên cứu dữ liệu chéo (Blonigen and Wang, 2015). Bên cạnh đó, tính khơng đồng nhất (Heterogeneity) cũng là vấn đề thường gặp trong dữ liệu bảng. Mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) cổ điển chỉ phản ánh sự không đồng nhất trong các hệ số chặn. Hsiao (2003) xem xét nhiều mơ hình có hệ số chặn khác nhau cho vấn đề này.

Trong số đó, mơ hình ngưỡng (Panel Threshold) của Hansen (1999) có cách thiết lập đơn giản hơn, nhưng có tính ứng dụng thực tế trong phân tích chính sách kinh tế. Mơ hình ngưỡng thể hiện điểm gãy cấu trúc (structural break) trong mối quan hệ giữa các biến số. Dạng mô hình này phổ biến trong chuỗi thời gian phi tuyến; một ví dụ là mơ hình ngưỡng tự hồi quy (Threshold Auto Regressive – TAR) của Tong (1983). Tuy nhiên, việc vận dụng chúng với dữ liệu bảng chưa được phổ biến. Trong phần tiếp theo, tác giả trình bày các lý thuyết cơ bản về mơ hình hồi quy ngưỡng tác động cố định (Fixed-Effect Panel Threshold model), các thiết lập xây dựng mơ hình nghiên cứu, dữ liệu và nguồn dữ liệu cùng các phân tích cơ bản liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của FDI lên tăng trưởng của các quốc gia khu vực ASEAN, mô hình hồi quy ngưỡng tác động cố định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)