Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.4 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của NHTM

 Về bản chất, lợi nhuận của các NHTM vẫn ln phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, ngay cả với ngân hàng có quy mơ lớn. Đặc thù ngành ngân hàng là “đi vay để cho vay”, do đó việc cạnh tranh lãi suất huy động tiền gửi giữa các NHTM để có thể hút được vốn nhàn rỗi, trong khi lại không thể tăng lãi suất cho vay vì muốn kích cầu tín dụng khiến lợi nhuận cận biên giảm. Ngồi việc NHTM cần tích cực quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay để hạn chế thấp nhất khoản nợ xấu với rủi ro không thu hồi được vốn làm lợi nhuận/khả năng sinh lời sụt giảm, các NHTM còn cần kiểm soát dư nợ so với vốn huy động để tránh hiện tượng lúc thừa lúc thiếu vốn, chi phí huy động bỏ ra khơng được phân bổ đúng làm lãng phí vốn gây thất thốt lợi nhuận, đồng thời NHTM cần xây dựng cơ cấu danh mục sản phẩm tài chính giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các gói sản phẩm tài chính khác, cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho các khối khách hàng, bao gồm: tư vấn kênh thêm các kênh huy động vốn, dịch vụ ngân hàng điện tử; dịch vụ quản lý tài khoản trọn gói; dịch vụ thanh tốn quốc tế, mua bán ngoại tệ với tỷ giá ưu đãi; dịch vụ vấn tin tài khoản, tra cứu thông tin tỷ giá, lãi suất….để tăng cường nguồn thu theo hướng thu phí và dịch vụ.

 Đa dạng hóa các gói sản phẩm đi kèm với gói tín dụng, hoặc tích hợp với các loại sản phẩm khác ngành (liên kết với các nhà cung cấp sản phẩm điện máy, hàng tiêu dùng, sản phẩm giải trí...) để phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng. Chú trọng vào sản phẩm có thể tạo nên sự khác biệt để tăng sự cạnh tranh, vì bản thân sản phẩm ngành ngân hàng là sản phẩm vơ hình rất dễ dàng bị đánh cắp ý tưởng.

 Các NHTM cần xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển, đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho phân khúc khách hàng mà NHTM lựa chọn, cụ thể: Cơ cấu, sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tế phù hợp, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý sử dụng nhân lực có hiệu quả, đánh giá nhân viên gắn liền với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu, coi trọng sử dụng nhân tài và khuyến khích tài năng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong từng giai

đoạn phát triển. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành, kiến thức về nhiều ngành nghề, khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại,… từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng đều và vững chắc theo hướng vừa chuyên sâu vừa tổng hợp, có khả năng cạnh tranh cao, ln hướng tới khách hàng.

5.5 Kết quả đạt được của đề tài

Qua việc thực hiện nghiên cứu về tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của NHTM, tác giả thực hiện khác các nghiên cứu khác trước đây bằng cách nghiên cứu thực nghiệm mơ hình các yếu tố tác động đến nợ xấu trước, sau đó mới thực hiện nghiên cứu mơ hình tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời. Đây là điểm mới của đề tài.

Sau khi thực hiện nghiên cứu mơ hình các yếu tố tác động đến nợ xấu, tác giả thực hiện nghiên cứu mơ hình tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của NHTM mà biến đại diện là ROE, ROA, tác giả cũng tìm được bằng chứng thống kê cho thấy những yếu tố tác động đến nợ xấu đồng thời nợ xấu có tác động mạnh đến khả năng sinh lời của các NHTM:

 Nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của NHTM, khi nợ xấu càng tăng thì sẽ càng làm giảm khả năng sinh lời của các NHTM.

 Tăng trưởng tín dụng là yếu tố tác động ngược chiều đến nợ xấu theo kết quả hồi quy dựa trên dữ liệu của các NHTM Việt Nam, cho thấy, việc mở rộng thị phần tín dụng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM vì cơ bản về số tuyệt đối khi tăng trưởng của tổng dư nợ sẽ cao hơn số tuyệt đối của nợ xấu nếu có tăng trong năm tài chính. (Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ).

 Đối với NHTM tại Việt Nam có quy mơ càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu sẽ có xu hướng giảm bớt, đồng thời NHTM có mức tăng trưởng về tín dụng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu sẽ càng nhỏ.

 Với nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các khách hàng vay vốn, từ đó năng lực trả nợ sẽ tốt hơn, làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

5.6 Hạn chế của đề tài

 Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này chỉ là 20 ngân hàng thương mại trong nước với thời gian thu thập chỉ 10 năm từ 2007-2016 mà khơng có mặt các Ngân hàng liên doanh hay Ngân hàng có vốn nước ngồi khác. Vì vậy, với bộ dữ liệu chưa đầy đủ kết quả nghiên cứu sẽ khơng phản ánh đầy đủ về tình trạng nợ xấu và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

 Mặc dù tác giả đã thực hiện thu thập dữ liệu thủ cơng của từng NHTM, tuy nhiên có thể dưới sự tác động khách quan của việc khai báo thơng tin tài chính mà một số biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu bị đổi dấu so với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Hạn chế của tác giả là chỉ thực hiện hồi quy theo 3 phương pháp ước lượng đơn giản mà không thực hiện thêm các phương pháp khác để xem xét tính vững của mơ hình.

5.7 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Trong các nghiên cứu tiếp theo của luận văn, tác giả sẽ thực hiện thay đổi nghiên cứu như sau:

 Mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách thu thập thêm dữ liệu của tất cả các NHTM Việt Nam và các NHTM liên doanh, NHTM có vốn nước ngồi tại Việt Nam nếu có cơ sở dữ liệu tin cậy.

 Sử dụng thêm các biến khác để làm biến phụ thuộc đại diện cho khả năng sinh lời, đồng thời bổ sung thêm một số biến độc lập để mơ hình nghiên cứu thêm ý nghĩa thống kê.

 Thực hiện thêm một số phương pháp hồi quy khác để kiểm tra tính vững của mơ hình.

TĨM TẮT CHƯƠNG 5

Luận văn đã tóm tắt lại những kết quả quan trọng của nghiên cứu. Căn cứ trên kết quả đạt được từ nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị và giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế nợ xấu và tăng hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước công bố trên Website Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2007-2016.

2. Đại Học Kinh tế quốc dân, Giáo trình tài chính ngân hàng hệ đào tạo từ xa,

2013.

3. Hoàng Ngọc Nhậm, 2008, Giáo trình Kinh tế lượng. TPHCM: Nhà xuất bản

thống kê.

4. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS. TPHCM: Nhà xuất bản thống kê.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20/05/2014.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/09/2013 và Thông tư 09/2017/TT-NHNN ngày 14/8/2017.

8. Ngân hàng TMCP: VCB, VIETINBANK, HDBANK, MB, EXIMBANK, SACOMBANK, SCB…, báo cáo thường niên công bố trên Website giai đoạn từ 2007-2016.

9. Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2015, Yếu tố tác động đến nợ xấu các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 26 (11), trang 80-98.

10. Nguyễn Thị Ngọc Trang & Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007, Giáo trình Phân tích

tài chính. TPHCM: Nhà xuất bản lao động – xã hội.

11. Nguyễn Văn Tiến, 2013, Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

12. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TPHCM: Nhà

13. Phạm Hữu Hồng Thái, 2013, Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của

ngân hàng, Nghiên cứu Kinh tế số 424 - Tháng 9/2013.

14. Phan Thị Thu Hà, 2009, Giáo trình Quản Trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản giao thông vận tải.

15. Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm tốn số 71 (T9/2013)

16. Ủy Ban Kinh tế Quốc hội, 2012, Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012

Tiếng Anh:

1. Abdel-hameed M.Bashir, 2003, Determinats of Profitability in Islamic Banks: Some evidence from the Middle East, Islamic Economic Studies Vol. 11, No. 1, September 2003.

2. Ahlem Selma Messai, 2013, Micro and Macro Determinants of Non- performing Loans, International Journal of Economics and Financial Issues Vol. 3, No. 4, 852-860.

3. Alexiou, C., &Sofoklis, V, 2009, Determinants of Bank Profitability: Evidence from the Greek Banking Sector. Economic Annals, LIV No. 182, 93- 118.

4. Aremu, Mukaila Ayanda, Imoh Christopher, MUSTAPHA Adeniyi Mudashiru, 2013, Determinants of banks’ profitability in a developing economy: evidence from nigerian banking industry, Interdisciplinary journal of contemporaryresearch in busines, Vol 4, No 9, 155-181.

5. Basel Committee on Banking Supervision, Sound credit risk assessment and valuation for loans - consultative document, 2006.

6. Dr. Joseph Femi Adebisi, Okike Benjamin Matthew, 2015, The Impact of Non-Performing Loans on Firm Profitability: A Focus on the Nigerian Banking Industry, American Research Journal of Business and Management, Volume 1, Issue 4, 2015.

7. Fatih Macit, 2011, Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Profitability: Evidence from Participation Banks in Turkey, Economics Bulletin, 2012, Vol. 32 No. 1, 586-595.

8. Gabriel Jiménez, Jesús Saurina, Credit cycles, credit risk, and prudential regulation, 2005.

9. International Monetary Fund, 2006, Financial Soundness Indicators: Compication Guide.

10. John N. N. Ugoani, 2015, Non-performing Loans Portfolio and Its Effect on Bank Profitability in Nigeria, Independent Journal of Management & Production (IJM&P), v. 7, n. 2, April - June 2016, 303-319.

11. Kolapo, T. Funso, 2012, Credit risk and commercial banks’ performance in Nigeria: A panel approach, Australian Journal of Business and Management Research, Vol.2 No.02, 31-38.

12. Lobna Abid, Med Nejib Ouertani, Sonia Zouari-Ghorbel, 2014, Macroeconomic and Bank-Specific Determinants of Household’s Non-Performing Loans in Tunisia: a Dynamic Panel Data, Procedia Economics and Finance 13 ( 2014 ), 58 – 68.

13. Lucy Mumbi Chege1, Dr. Julius Bichanga, 2017, Non-Performing Loans and Financial Performance of Banks: An Empirical Study of Commercial Banks in Kenya, International Journal of Management and Commerce Innovations, Vol. 4, Issue 2, 909-916.

14. Marijana Curak, Sandra Pepur and Klime Poposki, 2013, Determinants of nonperforming loans – evidence from Southeastern European banking systems, Banks and Bank Systems, Volume 8, Issue 1, 2013, 45-53.

15. Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali, Shama Sadaqat, 2011, Factors Influencing the Profitability of Islamic Banks of Pakistan, International Research Journal of Finance and Economics - Issue 66 (2011), 126-132.

16. Salas và Saurina (2002), Credit risk in two institutional regimes: Spanish commercial and savings banks, J. Financ. Serv. Res. 22, 203–224.

17. Summary Conclusions of the First Meeting of the Advisory Expert Group on National Accounts—ISWGNA, 2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)