4.1 Thực trạng nợ xấu và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam 4.1.1 Tình trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam 4.1.1 Tình trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam
Hoạt động tín dụng là hoạt động chiếm chủ yếu trong tổng tài sản của NHTM, do vậy thu nhập từ lãi thuần (lãi vay và các thu nhập khác tương tự) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM.
Biểu đồ 4.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay nền kinh tế trong tổng tài sản các NHTM
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN qua các năm
Từ năm 2011, tốc độ tăng trưởng về dư nợ cho vay giảm đi đáng kể so với khoảng thời gian năm 2007-2010, sau đó tốc độ tăng trưởng có cải thiện từ năm 2013 cho đến nay.
Bảng 4.1 Dư nợ cho vay nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng dư nợ các NHTM
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dư nợ (trđ) 1,033,4 32 1,275,0 48 1,753,6 00 2,475,5 35 2,830,1 93 3,090,9 04 3,477,9 81 3,970,5 50 4,655,8 91 5,505,4 06 Tốc độ tăng trưởng dư nợ 53.89% 23.38% 37.53% 31.19% 14.33% 9.21% 12.52% 14.16% 17.26% 18.25 %
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN qua các năm
077% 082% 084% 078% 077% 065% 63% 074% 065% 000% 010% 020% 030% 040% 050% 060% 070% 080% 090% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Năm 2007, dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53.89% so với năm 2006, trong đó Khối NHTM Cổ phần chiếm 57.05% tỷ trọng cho vay đối với nền kinh tế, cịn lại được đóng góp bởi các TCTD khác (Báo cáo thường niên NHNN 2007). Năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm rõ rệt chỉ đạt mức 23.38% so với cùng kì năm 2007; mặc dù năm 2009 – 2010, tín dụng có tăng trưởng trở lại tuy nhiên dư nợ vay chủ yếu tập trung ở lĩnh vực đầu tư bất động sản và chứng khoán, dẫn đến năm 2011, những đơn vị vay vốn này đã suy yếu năng lực tài chính, giảm/khơng cịn khả năng chi trả nợ vay, và do đó, năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm thấp, chỉ đạt mức 9.21%. Từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã tăng trở lại, bám sát chủ trương chỉ đạo của NHNN nhằm kiểm soát chặt chẽ lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nợ xấu của các NHTM có xu hướng gia tăng kể từ năm 2007
Sau 5 năm triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” tại nhiều NHTM, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính Phủ, NHNN, các NHTM đã nổ lực xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của NHNN, đến ngày 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD là 2.46%.
Bảng 4.2 Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM giai đoạn 2007-2016
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu 1.7% 2.17% 2.20% 3.07% 3.30% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 2.46%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN qua các năm
Căn cứ số liệu tại Bảng 4.2, cho thấy từ năm 2008 trở đi, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng
tăng cao, đỉnh điểm là năm 2012, tỷ lệ nợ xấu được công bố ở mức 4.08%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nền kinh tế giai đoạn 2008-2012 bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính, tỷ lệ tăng trưởng giảm trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao do các khoản tín dụng sai phạm từ những năm về trước đã bùng nổ sau khoản thời gian bị q hạn mà khơng có/chưa có khả năng thanh tốn. Tuy nhiên những số liệu này chưa phản ánh thực chất do thống kê thiếu đi các khoản nợ xấu đã bán cho công ty
Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC), các khoản nợ xấu chưa phản ánh trong báo cáo của một số các NHTM. Tại tọa đàm “Nợ xấu và sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng và vai trị của Kiểm toán nhà nước” ngày 18/09/2017, bộ phận kiểm tốn nhà nước đã cơng bố tỷ lệ nợ xấu thực tế nếu thống kê đầy đủ năm 2015 phải là 8.9% tổng dư nợ, chứ không chỉ là 2.55% như báo cáo thường niên NHNN công bố.
Một nguyên nhân khác được nêu tại Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm tốn số 71 (T9/2013) là do các ngân hàng khơng phân loại nhóm nợ đúng quy định làm thay đổi bản chất nhóm nợ, dẫn tới thiếu chính xác trong quản lý nợ, các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC chỉ mới xử lý về mặt hạch tốn và giãn thời gian trích dự phịng rủi ro mà chưa giải quyết được thực chất, công tác xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cịn hạn chế vì một số lý do: tài sản liên quan được thế chấp tại nhiều NH, tài sản đang bị tranh chấp, thời gian thi hành án chậm trễ dẫn đến tài sản giảm giá trị hoặc khơng đủ xử lý cho các khoản lãi, phí phát sinh.
4.1.2 Khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam
Lợi nhuận của ngân hàng thường đến từ lãi thuần (lãi từ cho vay), phí dịch vụ và hoa hồng, lãi (lỗ) từ hoạt động đầu tư như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, cổ tức từ góp vốn, mua cổ phần và các khoản khác. Đối với phần lớn ngân hàng Việt Nam, nguồn lợi nhuận chính vẫn là lợi nhuận từ lãi cho vay.
Năm 2007 là một năm thuận lợi của các NHTM, lợi nhuận sau thuế của hầu hết các NH đều tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt có NH tăng lợi nhuận gần 12 lần so với năm 2006 (SHB), nhóm các NH Sacombank, SCB, ACB, KienLongBank, ABB…có tỷ lệ tăng trưởng xấp xỉ 2 lần so với năm trước, cịn lại các NHTM khác đều có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn 50%.
Bảng 4.3 Tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế của các NHTM
Năm EIB CTG VCB ACB BIDV TECH MBB STB SCB SHB
2008 53.4% 57.0% -43.9% 25.6% 29.3% 129.9% 41.3% -31.7% 78.9% 53.5% 2009 59.3% -28.8% 192.1% -0.4% 42.3% 44.9% 68.6% 75.0% -51.3% 63.5% 2010 60.2% 165.9% 7.4% 6.1% 33.5% 21.9% 48.7% 14.4% -11.6% 55.3% 2011 67.5% 83.3% -0.4% 37.4% -14.9% 52.2% 9.8% 4.5% -36.4% 52.3% 2012 -29.6% -1.4% 4.8% -75.6% 2.5% -75.7% 21.1% -49.8% -63.9% 124.1% 2013 -69.2% -5.9% -1.0% 5.4% 23.5% -13.9% -1.5% 122.4% -33.3% -49.6% 2014 -91.5% -1.4% 4.7% 15.2% 23.1% 64.1% 9.5% -1.0% 112.0% -6.9% 2015 -28.7% -0.2% 16.3% 8.0% 27.9% 41.3% 0.4% -48.0% -11.5% 0.6% 2016 672.4% 20.0% 28.5% 28.9% -2.3% 105.9% 14.8% -67.5% -1.3% 14.8%
Năm VPBANK HDBANK KIENLONG LIENVIET ABB PGBANK OCB VIETA VIB NAMABANK
2007 99.90% 78.22% 196.54% - 178.17% - 62.62% 175.67% - 93.51% 2008 -37.11% -50.45% -30.83% - -69.28% 60.16% -61.43% -50.78% -45.33% -87.07% 2009 105.89% 223.98% 145.90% 21.75% 527.11% 166.96% 217.05% 190.92% 174.35% 479.40% 2010 71.45% 38.72% 113.25% 26.45% 59.20% 25.07% 47.67% 26.89% 70.75% 146.38% 2011 58.88% 58.31% 102.01% 43.07% -38.11% 103.95% -0.58% -6.91% -19.21% 73.52% 2012 -19.54% -23.46% -11.05% -11.14% 30.04% -46.22% -24.06% -33.85% -18.56% -24.89% 2013 58.16% -33.34% -10.71% -34.77% -64.80% -84.08% 5.01% -63.36% -90.34% -25.36% 2014 23.19% 119.15% -43.87% -0.17626 -16.78% 243.05% -8.64% -20.99% 940.18% 38.82% 2015 91.12% 32.13% -6.07% -25.00% -21.97% -68.86% -5.02% 72.57% -0.31% 3.81% 2016 -58.50% 45.13% -26.78% 203.78% 182.61% 200.50% 84.71% 21.30% 7.80% -83.09%
Nguồn: Tác giả tính tốn thơng qua Báo cáo tài chính các NHTM
Bảng 4.4 Tỷ suất sinh lời ROA, ROE bình quân của hệ thống NHTM
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA 1.29% 1.01% 1.29% 1% 0.48% 0.50% 0.60% 0.44% 0.45% ROE 14.56% 10.42% 14.56% 11.88% 3.97% 5.56% 6.40% 6.26% 5.66%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN qua các năm
Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của các NHTM là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu) năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010: ROA đạt 1% và ROE đạt 11,88%, các chỉ số này của năm 2010 (lần lượt là 1,29% và 14,56%). Tuy nhiên đây là chỉ số bình quân ngành của các NHTM, thực chất, phần lớn các NHTM hoạt động kinh doanh ổn định, an tồn, có hiệu quả, vẫn cịn nhiều các NHTM hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ so với năm 2010. Thông qua Bảng 4.3, nhận thấy ở giai đoạn 2011-2013, tỷ lệ tăng trưởng Lợi nhuận
sau thuế các NHTM đã giảm đi khá nhiều, có ngân hàng cịn sụt giảm so với năm trước, cụ thể như Techcombank năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm hơn 75% so với cùng kỳ năm 2011, SCB giảm hơn 63% so với 2011 hay với ACB tỷ lệ này là 75.6%.
Từ năm 2013 trở đi, tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM đã có dấu hiệu khơi phục, lợi nhuận năm sau đã khả quan hơn năm trước, tuy nhiên về khả năng sinh lời mà cụ thể là ROA, ROE của các ngân hàng ngày càng giảm thấp.
4.2 Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam
Nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2012 do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế, nợ xấu tăng, khoản mục trích lập dự phịng và các khoản chi phí khác (chi phí quản lý nợ, chi phí tái thiết lập sự cân bằng của dịng tiền huy động – cho vay,..) sẽ tăng theo, thêm vào đó, tín dụng tăng trưởng thấp, lãi suất cho vay giảm dẫn đến lợi nhuận NHTM giảm.
Tuy nhiên theo nội dung tóm tắt tại Báo cáo kinh tế vĩ mơ năm 2012 công bố ngày 04/09/2012 của Ủy Ban Kinh tế Quốc hội thì các NHTM đã sử dụng quyền tự quyết của mình là phân loại nợ dựa trên việc đánh giá chủ quan của NH về khả năng trả nợ của KH, vì vậy có nhiều NH đã có động tác chuyển các khoản nợ từ nhóm cao sang nhóm thấp để che giấu tỷ lệ nợ xấu của NH đồng thời giảm trích lập dự phịng RRTD. Vì vậy, nếu thực hiện phân loại nợ và trích lập đủ dự phịng rủi ro theo quy định thì kết quả kinh doanh nhiều ngân hàng sẽ giảm mạnh thậm chí thua lỗ.
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ nợ xấu và các chỉ tiêu về khả năng sinh lời bình quân của hệ thống NHTM
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN qua các năm
Từ năm 2008, nợ xấu bắt đầu gia tăng làm suy giảm khả năng sinh lời của các NHTM, điều này được thể hiện thông qua sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu và sự suy giảm của hai chỉ số ROA và ROE.
Cụ thể theo số liệu thống kê tỷ lệ nợ xấu từ mức 2,17% vào năm 2008 đã tăng gần gấp đôi - 4,08% vào cuối năm 2012. Cũng theo đó, ROE đã suy giảm từ 14,56% từ năm 2008 và chỉ còn 3.97% vào năm 2012. Tương tự, ROA cũng giảm từ 1,29% vào năm 2008 và chỉ còn 0.48% vào năm 2012.
Từ năm 2012 trở lại đây, bằng việc tích cực xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm và các chỉ số về khả năng sinh lời của ngân hàng cũng được cải thiện. Các NHTM tích cực xử lý nợ xấu thơng qua ba hình thức: bán nợ cho Cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; thu nợ của khách hàng bằng nhiều biện pháp như khởi kiện, phát mãi tài sản….Ngoài ra các NHTM còn hạn chế chia cổ tức, lương thưởng để bù đắp vào khoản chi phí xử lý nợ xấu. Đến năm 2016, tuy nợ xấu đã giảm xuống mức 2.46% nhưng tình hình ROA và ROE chưa được cải thiện tốt.
002% 002% 003% 003% 004% 004% 003% 003% 002% 001% 001% 001% 001% 000% 001% 001% 000% 000% 015% 010% 015% 012% 004% 006% 006% 006% 006% 000% 002% 004% 006% 008% 010% 012% 014% 016% 018% 020% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROE ROA NPL
4.3 Kết quả nghiên cứu
4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến Nợ xấu 4.3.1.1 Thống kê mô tả 4.3.1.1 Thống kê mô tả
Bảng 4.5 kết quả dưới đây thống kê các thông số cơ bản của dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4.5 Thống kê mô tả dữ liệu mơ hình 1
NPL CRGR DE GDP INF LLP ROA SIZE
Mean 0.022064 0.409658 0.894838 6.207638 9.123116 0.009699 0.011157 18.09614 Median 0.0191 0.249123 0.911217 5.98 6.88 0.007666 0.0092 18.19245 Maximum 0.116721 7.495 0.980463 8.48 22.97 0.037263 0.119 20.72965 Minimum 0 -0.31495 0.537554 5.25 0.63 -0.01014 0.000147 14.60436 Std. Dev. 0.014983 0.697615 0.060789 0.895274 6.434591 0.007421 0.010389 1.284518 Skewness 2.666973 6.931072 -2.79007 1.316624 1.006685 1.034916 5.918813 -0.28005 Kurtosis 14.34093 64.31165 13.58525 4.321472 3.022666 4.324102 59.9578 2.613284 Jarque-Bera 1302.353 32762.67 1187.246 71.97402 33.61582 50.06053 28061.66 3.841118 Probability 0 0 0 0 0 0 0 0.146525 Sum 4.390754 81.52196 178.0727 1235.32 1815.5 1.930168 2.220271 3601.132 Sum Sq. Dev. 0.044451 96.35997 0.731669 158.7 8197.984 0.010904 0.021369 326.6974 Observations 199 199 199 199 199 199 199 199
Nguồn: tác giả tính tốn trên Eviews
Tỷ lệ nợ xấu (NPL): dữ liệu có giá trị lớn nhất là 0.116721 hay 11.67%, đây là tỷ lệ nợ xấu của NH SCB năm 2010, vào năm này tăng trưởng dư nợ so với 2009 của SCB chỉ đạt 4.65% nhưng số tuyệt đối của nợ xấu đã tăng lên hơn 8.4 lần, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến. Dữ liệu có giá trị thấp nhất là 0% đây là tỷ lệ nợ xấu năm 2008 của LienVietPostBank, NH này thành lập vào cuối quý 1 năm 2008 do đó, nợ xấu chưa phát sinh. Giá trị dữ liệu trung bình là 0.022064, độ lệch chuẩn là 0.014983 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các NH trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khơng nhiều.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CRGR): có giá trị cao nhất là 7.495, một tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc của NH SHB vào năm 2007, dữ liệu có giá trị nhỏ nhất là -
0.314951 đây là số liệu về sụt giảm dư nợ hơn 31% của HDBank ở năm 2008. Giá trị dữ liệu trung bình là là 0.409658, độ biến động so với giá trị trung bình là 0.697615, hay độ lệch tiêu chuẩn về tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong mẫu nghiên cứu là rất lớn, gần 70%.
Tỷ lệ địn bẩy (DE): có giá trị lớn nhất là 0.980463, nhỏ nhất là 0.537554, giá trị trung bình là 0.894838, độ lệch chuẩn là 0.060789 cho thấy tỷ lệ DE chênh
lệch không nhiều giữa các NHTM.
Tỷ lệ dự phịng RRTD (LLP): dữ liệu có giá trị lớn nhất là 0.037263, là tỷ lệ dự phòng RRTD của VPBank vào năm 2016, trong năm này VPBank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất từ năm 2007, giá trị dữ liệu bé nhất là -0.010140, giá trị trung bình là 0.009699 với độ lệch chuẩn là 0.007421 cho thấy sự biến động khá ít của tỷ lệ LLP trong mẫu đang nghiên cứu.
Quy mơ ngân hàng (SIZE): dữ liệu có giá trị lớn nhất là 20.72965, đây là quy mơ của BIDV năm 2016 với tổng tài sản có giá trị lớn nhất trong 20 NHTM, giá trị thấp nhất là 14.60436, giá trị trung bình 18.09614 và giá trị độ lệch chuẩn là 1.284518. Như vậy, quy mô của các ngân hàng trong mẫu biến động khá chênh lệch nhau.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): giá trị cao nhất là 11.9%, giá trị thấp nhất là 0.0147%, giá trị trung bình là 1.1157% với độ lệch chuẩn là 1.0389% cho thấy sự biến động không nhiều của tỷ lệ nợ nhóm 2 trong mẫu đang nghiên cứu.
Đối với các biến vĩ mô, tỷ lệ lạm phát cao nhất trong giai đoạn từ 2007-2016 rơi vào năm 2008 với mức tỷ lệ lạm phát bình quân năm là 22.97%, năm 2007 là năm có GDP cao nhất, ở mức 8.48%.
4.3.1.2 Phân tích hệ số tương quan
Bảng 4.6 thể hiện kết quả phân tích hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu.
Kết quả cho thấy các hệ số tương quan tương đối nhỏ.
Bảng 4.6 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình 1