Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Tổng quát tình hình thu hút FDI tại TPHCM giai đoạn 1988 – 2011
2.3.1. Các giai đoạn thu hút đầu tư nước ngoài tại TPHCM
Diễn biến thu hút đầu tư nước ngoài tại Thành phố từ 1988 đến nay, có thể chia làm các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1988 - 1996: Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng
của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác; trong đó TPHCM là một thị trường đầy hấp dẫn với mức độ tăng trưởng và mức sống của người dân được đánh giá thuộc vào thứ hạng cao nhất nước; lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ và tỷ lệ biết chữ cao; các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là khu chế xuất Tân Thuận và khu chế xuất Linh Trung bắt đầu hình thành, tạo ra những điều kiện cơ bản nhất để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi có thể yên tâm đầu tư và hoạt động; khởi nguồn cho sự hình thành những khu đơ mới, cao ốc văn phịng, khách sạn và trung tâm thương mại. Giai đoạn này, số vốn đầu tư tăng nhanh và mạnh, số dự án và số
vốn đăng ký đều tăng, năm sau cao hơn năm trước và đạt mức cao nhất vào năm 1996; tạo tiền đề cho sự phát triển của dòng vốn FDI ở những giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 1997 – 2000: Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền
tệ khu vực Đơng Nam Á bắt đầu từ năm 1997; nhiều dự án ĐTTTNN trong lĩnh vực bất động sản được khởi động trong giai đoạn trước cũng phải dừng lại vì sự khó khăn tài chính của các nhà đầu tư đã làm cho giai đoạn này có sự sụt giảm mạnh về ĐTTTNN cả về số dự án lẫn tổng số vốn đầu tư vào Thành phố, thấp nhất là vào năm 2000 với tổng mức vốn cho các dự án cấp mới chỉ đạt 178 triệu USD.
Giai đoạn 2001 - 2005: Giai đoạn này, dòng vốn ĐTTTNN vào Thành phố
bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Số dự án trong giai đoạn này tăng bình quân 23,1%/năm và vốn đầu tư tăng bình quân 25,4%/năm. Từ năm 2001 đến năm 2005, TPHCM thu hút được 3,733 tỷ USD vốn ĐTTTNN, bao gồm 1.180 dự án cấp mới với tổng số vốn đăng ký là 2,2 tỷ USD. Công nghiệp vẫn là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoan này đồng thời một số dự án kinh doanh bất động sản khởi động từ những năm trước cũng dần được phục hồi.
Giai đoạn 2006 - 2008:Trong giai đoạn này, cùng với cả nước, TPHCM đã
có sự gia tăng đáng kể về số vốn ĐTTTNN vào các năm 2006 và 2007. Năm 2008 Việt giai nhập WTO,mối quan hệ giữa nước ta với các nước trên thế giớingày càng mở rộng hơn về mọi mặt. Thành phố dẫn đầu cả nước với tổng số dự án đầu tư được cấp phép hoạt động trong 3 năm đạt 1.281 dự án, tăng bình quân 17%/năm và tổng số vốn đăng ký đạt 12.214 triệu USD; trong đó năm 2008 với tổng số 542 dự án được cấp phép hoạt động, thu hút được 8,456 tỷ USD; so với năm 2007, số dự án cấp mới tăng 9,27% và số vốn các dự án cấp mới tăng 3,4 lần. Tổng số vốn đầu tư cấp mới và cả tăng vốn là 8,821 tỷ USD, tăng gấp 3,03 lần so với năm 2007. Đây cũng là giai đoạn Thành phố thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, như dự án đầu tư sản xuất vi mạch điện tử của tập đoàn Intel với số vốn đăng ký là 605 triệu USD, dự án đô thị đại học quốc tế Berjaya của nhà đầu tư Malaysia với số vốn đăng ký là 3,5 tỷ USD, dự án khu công viên phần mềm Thủ Thiêm với số vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD; các dự án bất động sản thu hút tới 34,93% vốn ĐTTTNN với tổng số vốn
đăng ký khoảng 2,9 tỷ USD. Giai đoạn 2006 – 2008, Thành phố thu hút được nhiều dự án với quy mô lớn. Điều này, cho thấy sự hấp dẫn đối với ĐTTTNN của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng đã gia tăng vượt bậc.
Giai đoạn từ 2009 đến nay: Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Hoa
Kỳ đã làm cho nền kinh tế thế giới trở nên ảm đạm và ĐTTTNN cũng khơng thể thốt ly khỏi tình trạng này. Điểm nổi bật của giai đoạn này chính là sự sụt giảm nghiêm trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng; đến năm 2011 có dấu hiệu phục hồi với 439 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 2.084 tỷ USD gấp gần 2 lần so với năm 2009.
Với ưu thế về mặt địa lý, thế mạnh về đội ngũ cán bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao, là một trung tâm kinh tế năng động và đầy tiềm năng của Việt Nam, TPHCM luôn là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong việc thu hút vốn ĐTTTNN. Đầu tư nước ngoài đăng ký đã tăng đều trong giai đoạn 1988-1995 (620 dự án; vốn đầu tư đạt 8,2 tỷ USD), giảm mạnh trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1996-2000) (524 dự án, với 4,9 tỷ USD), tăng nhẹ trong giai đoạn 2001-2005 (2001: 182 dự án - 619 triệu USD; 2002: 223 dự án - 314 triệu USD; 2003: 203 dự án - 315 triệu USD; 2004: 247 dự án - 459 triệu USD; 2005: 314 dự án - 641 triệu USD) và bùng nổ trong giai đoạn 2006: 283 dự án, với vốn đầu tư đạt 1,6 tỷ USD và liên tiếp tăng trong năm 2007, 2008 ( 2007: 493 dự án, với vốn đầu tư đạt 2,33 tỷ USD; 2008: 546 dự án, vốn đầu tư 8,4 tỷ USD). Gia đoạn 2009 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầunên đầu tư vào giai đoạn này giảm mạnh (2009: 389 dự án với 1,035 tỷ USD; 2010: 375 dự án với 1.833 tỷ USD), trong năm 2011 có dấu hiệu phục hồi với 439 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 2.084 tỷ USD.
Bảng 2.1: Dự án ĐTTTNN được cấp phép tại TPHCM từ năm 1988 đến 2011
Đơn vị tính: Triệu USD
Năm Số dự án (Dự án) Tổng số vốn đầu tư (Triệu USD) 1988 - 1995 620 8.246 1996 - 2000 524 4.957 2001 182 619 2002 223 314 2003 203 315 2004 247 459 2005 314 641 2006 283 1.627 2007 493 2.335 2008 546 8.407 2009 389 1.035 2010 375 1.883 2011 439 2.084 Cộng 4.838 32.922
Đơn vị tính: Dự án
Biểu đồ 2.1:Số dự án FDI được cấp phép mới qua các năm tại TP HCM(2001 – 2011)
Đơn vị tính: Nghìn USD
Biểu đồ 2.2:Tổng vốn FDI đăng ký qua các năm tại TPHCM (2001 – 2011)
Hằng năm, vốn FDI thu hút vào Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao so với cả nước:
Bảng 2.2: FDI vào TPHCM so với cả nước(2001 – 2011)
ĐVT: Triệu USD
Năm Cả nước
TPHCM
Vốn FDI Tỷ trọng so với cả nước (%) 2001 3,036.00 619.12 20.39% 2002 2,790.00 314.04 11.26% 2003 3,100.00 303.59 9.79% 2004 4,200.00 830.00 19.76% 2005 6,100.00 950.00 15.57% 2006 10,500.00 1,827.30 17.40% 2007 21,300.00 2,870.00 13.47% 2008 64,000.00 8,802.00 13.75% 2009 23,107.30 1,617.10 7.00% 2010 19,886.10 1,883.00 9.47% 2011 14,696.00 2,084.00 14.18%
Đơn vị tính: Nghìn USD 0.00 10,000.00 20,000.00 30,000.00 40,000.00 50,000.00 60,000.00 70,000.00 80,000.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vốn cả nước Vốn Fdi
Biểu đồ 2.3:Tổng vốn FDI thu hút qua các năm của Việt Nam và TPHCM(2001 – 2011)
Từ năm 2008 trở đi, quy mô các dự án ĐTTTNN tại TPHCM đang có xu thế gia tăng, chất lượng dự án đầu tư có nhiều chuyển biến, tỷ lệ các dự án đầu tư thâm dụng lao động giảm, gia tăng ở các ngành thâm dụng vốn, kỹ thuật công nghệ cao và các dự án bất động sản. Điều này chứng tỏ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng, nhất là từ khi các cam kết của nước ta đối với thế giới từng bước được thực hiện theo lộ trình gia nhập WTO.Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ tổng thể thì các dự án ĐTTTNN vào Thành phố thời gian qua chủ yếu là các dự án có quy mơ nhỏ. Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2011 cơ cấu về mức vốn đầu tư của FDI như sau: 2.555dự án với quy mô dưới 1 triệu USD, chiếm 61,77%; quy mô từ 1 triệu USD đến 10 triệu USD có 1222 dự án, chiếm gần 29,55% và chỉ có 8,68% dự án cịn lại có vốn đầu tư trên 10 triệu USD bao gồm 307 dự án. Năm 2009 đến năm 2011 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, vốn FDI vào thành phố có suy giảm đáng kể về số lượng dự án thu hút mới so với năm 2008.
Bảng 2.3: Quy mô vốn của các dự án FDI còn hiệu lực tại TPHCM đến năm 2011
Cơ cấu vốn FDI Thời điểm Mức vốn đầu tư cho một
dự án Tổng số dự án Tỷ lệ (%)
31/12/2004 Dưới 1 triệu USD 746 45.30
Từ 1 - 10 triệu USD 721 43.90
Trên 10 triệu USD 177 10.80
1,644 100,00
31/12/2005 Dưới 1 triệu USD 954 30.10
Từ 1 - 10 triệu USD 765 47.70
Trên 10 triệu USD 195 22.20
1 914 100,00
31/12/2006 Dưới 1 triệu USD 1,263 58.30
Từ 1 - 10 triệu USD 688 31.70
Trên 10 triệu USD 217 10.00
2,168 100,00
31/12/2007 Dưới 1 triệu USD 1,617 61.30
Từ 1 - 10 triệu USD 783 29.70
Trên 10 triệu USD 240 9.00
2,640 100,00
Từ 1 - 10 triệu USD 870 27.40
Trên 10 triệu USD 269 8.50
3,173 100,00
31/12/2009 Dưới 1 triệu USD 2,343 66.30
Từ 1 - 10 triệu USD 907 25.60
Trên 10 triệu USD 286 8.10
3,536 100,00
31/12/2010 Dưới 1 triệu USD 3 67,41
Từ 1 - 10 triệu USD 956 24,66
Trên 10 triệu USD 307 7,92
3,876 100,00
31/12/2011 Dưới 1 triệu USD 2,555 61,77
Từ 1 - 10 triệu USD 1,222 29,55
Trên 10 triệu USD 359 8,68
4,136 100.00
Nguồn: Niên giám thống kê từ năm 2004 đến 2011