Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết quả nghiên cứu
Bài viết này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tác động FDI lên năng suất lao động của doanh nghiệp tại TPHCM. Những tính tốn định lượng trong Chương Ba với mục đích trả lời câu hỏi trên. Tôi đã sử dụng các số liệu khảo sát doanh nghiệp hàng năm do cục Thống TPHCM thực hiện trong những năm 2008 – 2009 và phương pháp OLS để ước tính năng suất cho các doanh nghiệp, Kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:
Trước hết, mơ hình về năng suất lao động của doanh nghiệp đưa ra một số kết luận quan trọng về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp như quy mô doanh nghiệp, chất lượng lao động, cường độ vốn, hình thức sở hữu của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy về tổng thể, tất cả các yếu tố trên đều góp phần giải thích cho thay đổi về Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp tại TPHCM. Tuy nhiên, mức độ giải thích và tác động của các yếu tố trên có khác nhau giữa các nhóm ngành khảo sát. Các doanh nghiệp FDI góp phần làm Năng suất lao động chung của khu vực doanh nghiệp theo hướng tăng lên, tuy nhiên đóng góp khu vực trong nước thời gian qua cho gia tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp tại TPHCM cao hơn so với khu vực FDI. Đáng lưu ý là tác động lan tỏa tích cực được ghi nhận ở các doanh nghiệp có quy mơ tại lĩnh vực đó càng lớn thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế về quy mơ và vì vây năng suất tại lĩnh vực đó cao hơn, cụ thể Tơi tập trung vào kiểm định sự xuất hiện tác động lan tỏa trong bốn lĩnh vực kinh doanh Nông nghiệp, Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ nhưng tác động này chỉ được khẳng định ở nhóm Cơng nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ, mạnh nhất là ở lĩnh vực Xây dựng.
Tóm lại có sự xuất hiện của tác động lan tỏa hay Năng suất lao động ở các doanh nghiệp của TPHCM được cải thiện khi xuất hiện các doanh nghiệp FDI và tác động này phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp FDI, điều này phần nào phản ánh lại kết luận rút ra về đóng góp tích cực của FDI tới tổng thể nền
kinh tế tại TPHCM ở Chương Hai. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng do dựa vào bộ dữ liệu thứ cấp và tính chinh xác của thơng tin cịn hạn chế nên R square khá thấp, do đó phần nào hạn chế kết quả của mơ hình.
So sánh nghiên cứu khác
Tại Việt Nam, các nghiên cứu định lượng về tác động của FDI đã phát triển hơn trong thời gian qua. Trong số các nghiên cứu liên quan đến FDI tiêu biểu tại Việt Nam, với việc sử dụng các dữ liệu bảng ở cấp độ doanh nghiệp các Tác giả đều tập trung nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa tại nhóm ngành Cơng nghiệp như Tác giả Nguyễn Phi Lan (2008) xem xét hiệu ứng lan tỏa Cơng nghệ có vốn đầu tư nước ngồi lên năng suất lao động các doanh nghiệp trong nước, Tác giả đã sử dụng các số liệu khảo sát doanh nghiệp hàng năm do Tổng cục Thống kê thực hiện trong những năm 2000-2005, chỉ tập trung vào các doanh nghiệp chế biến chế tạo; Tác giả Lê Thanh Thủy (2007) đã xác định mức độ hiệu ứng lan tỏa của vốn đầu tư nước ngoài lên năng suất lao động trong các công ty Việt Nam vào các giai đoạn 1995-1999 và 2000-2002 bằng cách sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas, tác giả đã dựa vào các số liệu về ngành công nghiệp của Tổng cục Thống kê cho cùng giai đoạn, bao gồm 29 lĩnh vực trong 3 nhóm ngành cơng nghiệp là: khai mỏ, chế biến chế tạo và sản xuất điện, khí đốt và cấp nước, Tác giả đã phát hiện ra rằng khoảng cách về cơng nghệ là một trong những yếu tố có tính quyết định quan trọng nhất của hiệu ứng lan tỏa; Tác giả Phạm Xuân Kiên (2008) sử dụng dữ liệu của Điều tra doanh nghiệp năm 2005 của Tổng cục Thống kê kiểm tra tác động của FDI lên năng suất lao động ở Việt Nam. Bài viết tập trung vào dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp trong bốn ngành công nghiệp: chế biến thực phẩm, dệt may, hàng may mặc và giày dép, điện tử và cơ khí, với tổng số 441 doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và FDI. Bài viết cho thấy các tác động lan tỏa của FDI vào năng suất lao động tổng thể tại Việt Nam là rõ ràng và mạnh mẽ tích cực. Điều này, một lần nữa, nhấn mạnh vai trò quan trọng của vốn nước ngoài trong phát triển kinh tế của các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Thơng qua FDI, nước sở tại có được không chỉ là vốn, công nghệ hiện đại, quản lý kỹ năng và kỹ năng tiếp thị.
Tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng sự hiện diện của FDI điều kiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước giúp công ty sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, cải tiến công nghệ cũng như quản lý, và kết quả cải thiện năng suất lao động nói chung. Do đó, dựa trên các nghiên cứu trên Tôi cũng nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa của FDI lên Năng suất lao động của doanh nghiệp tại TPHCM, dựa trên phân tích bảng số liệu thứ cấp từ các cuộc điều tra doanh nghiệp hàng năm do Cục Thống kê thực hiện giai đoạn 2008 - 2009. Giống như trong các nghiên cứu trước, Tôi đã dựa vào mơ hình kinh tế Cobb-Douglas, đã thu được các kết quả đầu tiên bằng phương pháp đánh giá mơ hình cơ bản theo phương pháp bình phương tối thiểu thơng thường. Điểm mới của nghiên cứu này là có bao gồm cả khối ngành dịch vụ và xây dựng và Đóng góp của khu vực FDI cho gia tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp tại TPHCM so với khu vực trong nước giai đoạn 2008-2009 dường như khơng đáp ứng được những kỳ vọng của chính quyền các cấp.