Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Tổng quát tình hình thu hút FDI tại TPHCM giai đoạn 1988 – 2011
2.3.2. Xu hướng FDI vào Thành phố Hồ Chí Minh
Thu hút FDI theo ngành
TPHCM với tổng vốn đầu tư là 2,084 tỷ USD. Về số lượng dự án, chiếm tỷ lệ cao nhất tập trung vào hai ngành công nghiệp - xây dựng với 1.714 dự án chiếm 48,47% với tổng vốn đầu tư là 8,85 tỷ USD tương đương 32,31%. Ngành kinh doanh bất động sản có 1.183 dự án, chiếm 33.45% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 12,79 tỷ USD chiếm 46,71%. Các ngành dịch vụ có 629 dự án, chiếm 17,79% trên tổng số dự án, với 5,73 tỷ USD - chiếm 20,9% tổng vốn đầu tư. Riêng các
ngành nơng, lâm, thủy, sản chỉ có 10 dự án, chiếm 0,29% dự án với tổng vốn đầu tư là 21 triệu USD chiếm 0,08% tổng vốn ĐTTTNN.
Bảng 2.4: Dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2011 tại TPHCM phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Nghìn USD
STT Ngành Số dự án Tỷ trọng
(%) Số vốn đầu tư
Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp – Xây dựng 1,774 42.89% 9,941,866 31.47%
2 Bất động sản 1,459 35.28% 14,864,459 47.05%
3 Dịch vụ 896 21.66% 6,763,876 21.41%
4 Nông, lâm, thủy sản 10 0.24% 21,049 0.07%
Cộng 4,136 100.00% 31,591,250 100.00%
Nguồn: Niên giám thống kê 2011
Đơn vị tính: Dự án
Biểu đồ 2.4:Số dự án FDI cịn hiệu lực tính đến 31/12/2011 phân theo ngành tại TPHCM
Đơn vị tính: Nghìn USD
Biểu đồ 2.5 : Vốn đầu tư của các dự án FDI cịn hiệu lực tính đến 31/12/2011phân theo ngành tại TPHCM
Theo số liệu thống kê trên đây, lĩnh vực công nghiệp đứng đầu về số lượng dự án nhưng lĩnh vực Bất động sản lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn FDI còn hiệu lực đến 31/12/2011 vào TPHCM. Đây là vấn đề cần phải lưu tâm đối với các nhà quản lý trong quá trình thu hút cũng như sử dụng bởi những mặt trái của FDI trên lĩnh vực bất động sản. Các ngành công nghệ cao và lao động kỹ thuật từ nước ngồi thơng qua các khu công nghiệp, các trung tâm phần mềm cũng như phát triển các loại hình dịch vụ khu đô thị… là trọng tâm để thu hút vốn đầu tư đầu tư nước ngoài tại TPHCM hiện nay cũng như từ các địa phương khác trong nước, nhằm tạo ra động lực phát triển mới, thay đổi rõ rệt cơ cấu kinh tế của TPHCM. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của Thành phố đã dần được chuyển dịch theo đúng hướng, thu hút lao động vào những ngành nghề sử dụng lao động có tay nghề cao, sử dụng nhiều chất xám hơn là lao động phổ thông.
Thu hút FDI theo đối tác đầu tư
Nếu xét những dự án ĐTTTNN còn hiệu lực tính đến 31/12/2011 thì Singapore vượt lên dẫnđầu về vốn đầu tư tại TPHCM với tổng vốn đầu tư đạt 6,099 tỷ USD (19,31%) với 536 dự án (12.96%); Malaysia đứng thứ hai với tổng vốn đầu
tư đạt trên 5,4 tỷ USD (17.22%), với 158 dự án (3,82%). Tiếp theo là Hongkong với 258 dự án (6,24%) với tổng vốn đầu tư đạt 3,58 tỷ USD (11,35%); Hàn Quốc với 865 dự án (20,91%), vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD (10,75%); ….
Bảng 2.5: Dự án FDI còn hiệu lực đến 31/12/2011 tại TPHCM phân theo đối tác đầu tư
Đơn vị tính: Nghìn USD
Stt Đối tác đầu tư Số dự án Tỷ trọng Số vốn đầu tư Tỷ trọng
Tổng 4,136 100% 31,591,250 100%
1 Đài Loan – Taiwan 458 11.07% 2,296,691 7.27%
2 Hàn Quốc – Korea 865 20.91% 3,395,947 10.75%
3 Nhật Bản – Japan 436 10.54% 2,376,204 7.52%
4 Singapore – Singapore 536 12.96% 6,099,475 19.31%
5 Hồng Kông - Hongkong 258 6.24% 3,584,828 11.35%
6 Hoa Kỳ – USA 247 5.97% 876,314 2.77%
7 Quần đảo Virgin thuộc
Anh 159 3.84% 2,042,340 6.46%
8 Pháp - France 124 3.00% 841,496 2.66%
9 Anh – England 80 1.93% 905,321 2.87%
10 Úc - Australia 107 2.59% 196,282 0.62%
11 Malaysia – Malaysia 158 3.82% 5,440,814 17.22%
12 Thái Lan - Thailand 95 2.30% 131,119 0.42%
13 Trung Quốc - China 85 2.06% 186,716 0.59%
15 Hà Lan - Netherlands 54 1.31% 763,423 2.42% 16 Canada - Canada 45 1.09% 89,883 0.28% 17 Thụy Sĩ - Switzerland 39 0.94% 482,401 1.53% 18 Đan Mạch – Denmark 34 0.82% 77,323 0.24% 19 Philippines 29 0.70% 87,181 0.28% 20 CHLB Nga - Russia 17 0.41% 71,109 0.23% 21 Bỉ – Belgium 22 0.53% 10,451 0.03% 22 Khác - Others 226 5.46% 1,486,438 4.71%
Nguồn: Niên giám thống kê 2011
Như vậy, nếu xét cơ cấu đầu tư theo địa lý, cho thấy sự vượt trội về vốn từ các quốc gia châu Á vào TPHCM.