Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên năng suất lao động nghiên cứu trường hợp tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 58)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. Đánh giá tác động của việc thu hút và sử dụng vốn FDI tại TPHCM

2.4.2. Tác động tiêu cực

Do thiếu kinh nghiệm cũng như áp lực phải cạnh tranh với các nước trong khu vực trong thu hút ĐTTTNN, thời gian qua hoạt động thu hút và sử dụng vốn ĐTTTNN đã bộc lộ những bất cập nhất định, cụ thể như sau:

Nhập khẩu công nghệ lạc hậu và gây ơ nhiễm mơi trường

Có thể nói một trong những tác động tiêu cực nhất của FDI đối với nước nhận đầu tư là những ảnh hưởng về môi trường. Về mặt lý thuyết, một đặc tính quan trọng của FDI là đi kèm với gia tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế là gia tăng công nghệ tiên tiến Blonigen (2005). Với các nền kinh tế đang phát triển thì thu hút FDI sẽ thúc đẩy các q trình chuyển giao cơng nghệ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Với đặc thù là một nước chậm phát triển, lại đi sau so với nhiều quốc gia trong quá trình hội nhập, theo số liệu thống kê giai đoạn đầu 70% các thiết bị công

nghệ được chuyển giao vào Việt Nam thông qua con đường ĐTTTNN đều đã lạc hậu so với thế giới từ 30 – 40 năm.

Thời gian qua, Thành phố đã gặp phải nhiều vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Đặc biệt nghiêm trọng là vấn đề xủ lý nước thải, với 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động trên diện tích 2.298 ha đất, mỗi ngày thải vào hệ thống sơng Sài Gịn - Đồng Nai trên 1.740.000 m3 nước thải công nghiệp là ngun nhân chính gây ơ nhiễm nghiêm trọng cho các con sông này.

Giai đoạn từ năm 2009 đến nay, làn sóng FDI vào nước ta khơng cịn ồ ạt như trước. Thời kỳ này cần được xem như một khoảng lặng cần thiết để đánh giá lại những chính sách thu hút ĐTTTNN, hướng đi trong thời gian tới để tiếp tục thu hút mạnh hơn nguồn vốn từ bên ngồi, từ đó kiểm sốt và nâng cao hiệu quả nhiều mặt của nguồn vốn này. Việc tăng cường thu hút FDI là hết sức cần thiết, song Thành phố cần phải chọn lọc các dự án có chất lượng, cơng nghệ cao, thân thiện với môi trường và phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng Thành phố.

Tác động “lấn át” đầu tư của các doanh nghiệp FDI đối với các doanh

nghiệp trong nước

Khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào TPHCM nói riêng, các doanh nghiệp FDI với ưu thế về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý đã tạo ra một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong nước, gây ra hiện tượng tranh giành thị phần và lao động có trình độ tay nghề, cũng như những nguồn cung nguyên nhiên liệu chất lượng. Qua đó khiến cho các doanh nghiệp trong nước nếu khơng kịp thích ứng sẽ ngày càng suy yếu, có thể là bị đánh bật khỏi thị trường. ề lâu dài sẽ làm giảm nội lực của Thành phố và làm tăng sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài.

Rõ nét nhất đối với tác động “lấn át” của các doanh nghiệp nước ngoài, sự xuất hiện của các "đại gia" bán lẻ quốc tế như Metro, Big C, Parkson và một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Tesco của Anh, tập đoàn bán lẻ đứng thứ 6 thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD mỗi năm; tập đoàn Giant South Asia Investment

Pte của Singapore; Wal - Mart - nhà bán lẻ lớn nhất thế giới với khả năng vốn lớn, kỹ thuật quản lý hiện đại, có kinh nghiệm kinh doanh cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh toàn cầu đang gây sức ép lớn lên hệ thống phân phối nhỏ bé, cịn mang nặng tính tự phát, thiếu bền vững của các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam nói chung, TPHCM nói riêng.

Nguy cơ rửa tiền và hoạt động chuyển giá

Việt Nam đang trên con đường mở cửa kinh tế và được đánh giá là nền kinh tế có tính chất mở hàng đầu thế giới đồng thời việc kiểm soát lỏng lẻo các dòng tiền vào ra đã tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm thực hiện hoạt động rửa tiền, nguồn vốn FDI có thể là một kênh thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động rửa tiền. Theo cảnh báo của World Bank thì Việt Nam sẽ bị các tổ chức rửa tiền quốc tế chọn làm mục tiêu vì hệ thống thanh tra, giám sát, hệ thống kế tốn và tìm hiểu khách hàng ở nước ta cịn kém phát triển, mức độ sử dụng tiền mặt và các luồng chuyển tiền khơng chính thức cịn cao.

Tại TPHCM, hành vi chuyển giá trong hoạt động đầu tư nước ngồi ngày càng có dấu hiệu gia tăng, cụ thể tại Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2011, Ơng Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết, năm 2008 có gần 1.300 doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN - FDI chiếm khoảng 60% doanh nghiệp FDI khai báo lỗ, năm 2009 số doanh nghiệp FDI khai lỗ giảm còn 51%, năm 2010 cịn 48%các doanh nghiệp khai lãi thì tỉ lệ lãi cũng chưa đến 1% so với vốn đầu tư, gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranh khơng lành mạnh, gây bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế… Dễ nhận ra nhất là doanh nghiệp khai lỗ nhưng doanh số, mạng lưới kinh doanh và thị phần lại tăng không ngừng, số tiền khai lỗ của số doanh nghiệp này có khả năng đã được chuyển ra nước ngoài dưới “chiêu thức” chuyển giá để biến thành lợi nhuận của công ty mẹ. Thủ thuật chuyển giá của doanh nghiệp FDI rất đa dạng, như kê cao giá trị máy móc thiết bị nhập vào khi đầu tư để tăng giá trị khấu hao trong giá thành sản phẩm, nhập nguyên liệu với giá cao từ công ty mẹ, sau đó bán lại sản phẩm với giá thấp, từ đó tránh được thuế thu nhập doanh nghiệp và lại được khấu

trừ thuế giá trị gia tăng ở mức cao; các doanh nghiệp FDI còn khai tăng chi phí quảng cáo, khuyến mãi (kê khai cả phần chi phí làm thương hiệu của cơng ty mẹ) nhằm giảm lợi nhuận. Ngoài ra, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam là 25%, trong khi nhiều quốc gia khác thuế suất chỉ trên dưới 10%, thậm chí nhiều quốc gia như Andorra, British Virgin Islands... thuế suất là 0% là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI lợi dụng để trốn thuế, cụ thểcác công ty đa quốc gia sẽ lập công ty mẹ hoặc công ty con ở các quốc gia có thuế suất thấp, cơng ty FDI tại Việt Nam sẽ giao dịch liên kết với các công ty này nhằm tránh nộp thuế tại Việt Nam sau đó các cơng ty này sẽ bán lại cho bên thứ ba để thu lãi. Do thuế thu nhập doanh nghiệp tại những quốc gia nơi cơng ty trú đóng bằng 0 hoặc ở mức rất thấp nên doanh nghiệp khơng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc có cũng với mức thấp hơn khi đóng tại Việt Nam.

Kết luận Chương Hai

Sau hơn 25 năm, khu vực FDI đã có nhiều đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM như bổ sung nguồn vốn đầu tư; góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy phổ biến và chuyển giao công nghệ tiên tiến và tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực cho các thành phần kinh tế khác; tạo điều kiện tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu và mở rộng quan hệ đối ngoại; gia tăng kim ngạch xuất khấu; đóng góp đáng kể cho nguồn thu của ngân sách; góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và xóa đói nghèo. Ngồi ra, sự có mặt ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tạo ra áp lực lớn để các doanh nghiệp trong nước vươn lên gây ra tác động “lấn át” đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước;thời gian qua các doanh nghiệp DFI đã nhập khẩu công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường; nguy cơ của hoạt động rửa tiền và chuyển giá…

Chương 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA FDI LÊN

NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TPHCM

Chương Ba trình bày về mơ hình nghiên cứu về tác động lan tỏa của FDI lên Năng suất lao động của các doanh nghiệp tại TPHCM, các thông tin về dữ liệu thu thập cho nghiên cứu và kết quả kiểm định hồi quy các mơ hình dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lên năng suất lao động nghiên cứu trường hợp tại TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)