Phân tích chính sách thuế TTĐB lên mặt hàng xăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng lên sản xuất nông nghiệp tại việt nam (Trang 44 - 47)

Dựa trên khung phân tích kinh tế học về thuế, nghiên cứu thực hiện phân tích tác động của chính sách thuế TTĐB lên xăng đối với hoạt động trồng trọt dựa trên ba khía cạnh tiếp cận của Stiglitzs (1986): tính hiệu quả kinh tế, tính cơng bằng và tính khả thi hành chính.

4.5.1 Phân tích về tính hiệu quả kinh tế của thuế TTĐB đối với hoạt động trồng trọt

Theo Mankiw (2010), những hàng hóa có cầu càng kém co dãn thì tổn thất vơ ích của xã hội gây ra bởi việc tăng thuế hàng hóa sẽ càng thấp. Kết quả ước lượng cho thấy, cầu xăng dầu cho hoạt động trồng trọt kém co dãn, tổn thất vơ ích xã hội gây ra do thay đổi chính sách thuế khơng đáng kể (gần ba tỷ đồng) thì chính sách mở rộng cơ sở tính thuế TTĐB khó làm cho nơng dân cắt giảm sản lượng xăng tiêu thụ cho canh tác hoặc lượng xăng tiêu thụ giảm xuống khơng nhiều. Nếu tính trên mức tăng lên chưa tới 200 đồng/lít trên giá bán xăng bình quân năm 2014 là 24.787 đồng/lít, thì mức tăng chưa tới 1% giá bán lẻ này không thể làm cho người dân nhận diện được sự tăng lên này là do chính phủ mở rộng cơ sở tính thuế TTĐB hay do biến động giá dầu thơ thế giới. Chính vì thế, người tiêu dùng không cảm nhận được sự tăng lên trong giá bán lẻ do thay đổi giá tính thuế, nên họ khó có thể phản đối khi chính sách thuế mới được áp dụng.

Như vậy, tiếp cận trên khía cạnh tính hiệu quả kinh tế của Stiglitz (1986) thì có thể đánh giá sự thay đổi chính sách thuế TTĐB theo Nghị định số 100/2016/NĐ-CP đối với xăng

đạt được tính hiệu quả kinh tế do đã nới rộng cơ sở tính thuế TTĐB với mức thuế suất thấp (10%)15 và tổn thất vơ ích xã hội khơng đáng kể, đồng thời giúp chính phủ gia tăng nguồn thu thuế xăng dầu không chỉ đối với lượng xăng cho khu vực nông nghiệp mà trên cả lượng xăng tiêu thụ cho cả nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu xét theo theo nguyên lý chung của thuế khóa, mục đích tăng cơ sở thuế để tăng thu ngân sách chính phủ thì sự thay đổi này chưa mang lại nguồn thu thuế đáng kể do giá xăng chỉ tăng lên một lượng rất nhỏ so với quy định cũ. Đồng thời, nếu xét trên khía cạnh một hệ thống thuế tối ưu, đối với những hàng hóa có độ co dãn càng thấp thì chính phủ càng nên đánh mức thuế suất cao hơn để tối đa nguồn thu thuế do người tiêu dùng khó có thể cắt giảm sản lượng tiêu thụ khi tăng thuế.

4.5.2 Phân tích tính cơng bằng của thay đổi chính sách thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng đến nông hộ trồng trọt xăng đến nông hộ trồng trọt

Theo Jr Hines (2007), thuế TTĐB là loại thuế mang tính chất lũy thối, nghĩa là, những hộ có thu nhập càng thấp thì tỷ phần chi phí xăng dầu sẽ càng cao so với những hộ có mức thu nhập tốt hơn. Do đó, nếu tác động của việc thay đổi chính sách thuế lên giá bán lẻ xăng càng lớn thì tính cơng bằng xã hội càng khơng được đảm bảo. Trong tiến trình phát triển nơng nghiệp, xăng dầu ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, gia tăng sản lượng và giảm tổn thất trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nền nơng nghiệp Việt Nam hiện nay cịn hạn chế về trình độ ứng dụng máy móc thiết bị thì sự thay đổi tương đối nhỏ trong giá bán lẻ xăng do mở rộng cơ sở tính thuế gần như tác động khơng đáng kể đến chi phí đầu vào của nơng hộ. Vì thế, mặc dù là thuế lũy thối nhưng chính sách thuế TTĐB mới khơng tác động lớn đến tính cơng bằng xã hội. Tuy nhiên, nếu xét trên tính chất của thuế TTĐB là loại thuế được chính phủ dùng để áp trên các hàng hóa xa xỉ, khơng khuyến khích tiêu dùng, việc áp thuế TTĐB đối với xăng dầu dùng cho sản xuất nông nghiệp làm cho nông dân bị thiệt thịi nhiều hơn so với các nhóm nghề nghiệp khác. Bởi theo nghiên cứu của Bùi Thế Cường (2015) về nông dân trong cấu trúc phân tầng của xã hội thì nơng dân thuộc tầng lớp có mức thu nhập thấp nhất trong các nhóm xã hội - nghề nghiệp. Chính vì thế, nơng dân nên là đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi thuế của chính phủ.

Đối với các nước có nền nơng nghiệp phát triển, lượng xăng dầu sử dụng cho sản xuất khá lớn nên chính phủ thường hỗ trợ tín dụng thuế hoặc hồn thuế trên lượng xăng dầu sử dụng cho canh tác. Thí dụ như ở Mỹ, để hỗ trợ sản xuất, chính quyền liên bang và tiểu bang thực hiện chính sách hồn thuế hoặc áp dụng tín dụng thuế TTĐB đối với các loại nhiên liệu sử dụng cho nông nghiệp bao gồm cả hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong tất cả các khâu của quy trình sản xuất, và chỉ ngoại trừ xăng dầu sử dụng để cung cấp dịch vụ nông nghiệp (Internal Revenue Service, 2016). Việc thực hiện hồn thuế hoặc tín dụng thuế mang lại tính cơng bằng xã hội, hỗ trợ phát triển ngành nơng nghiệp nhưng lại khá khó khăn và tốn kém nếu áp dụng đồng bộ cả nước trong bối cảnh bộ máy hành thu chưa hoạt động tốt. Chính vì thế, việc áp dụng chính sách hồn thuế TTĐB hay cấp tín dụng thuế là khơng khả thi ở Việt Nam do lượng tiêu thụ xăng dầu cho nơng nghiệp cịn thấp và mức tăng lên trong giá bán chưa đủ gây nên sự phản ứng của nơng dân với chính sách thuế mới.

4.5.3 Tính đơn giản của chính sách thuế TTĐB đối với xăng

Một sắc thuế đạt được tính khả thi hành chính khi chi phí hành thu thấp và người nộp thuế dễ dàng xác định được chính xác số thuế phải nộp cho chính phủ, đồng thời khơng gây ra tình trạng né thuế hay chuyển thuế cho các mặt hàng có mức thuế suất phân biệt. Theo quy định của Nghị định 100/2016/NĐ-CP, thuế TTĐB chỉ được kê khai và nộp thuế bởi nhà nhập khẩu hay nhà sản xuất trong nước, được áp đồng nhất trên giá bán ra của xăng chưa bao gồm thuế GTGT và thuế BVMT, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế TTĐB đầu vào nhập khẩu hoặc đầu vào cho sản xuất khi xác định nghĩa vụ nộp thuế TTĐB trong kỳ. Điều này đòi hỏi nhà nhập khẩu, nhà sản xuất phải ghi chép sổ sách cho số lượng các loại xăng dầu mua vào ở khâu sản xuất, nhập khẩu và kê khai sản lượng xăng dầu bán ra trong kỳ. Như vậy, với quy định áp thuế TTĐB trên khâu bán ra sẽ làm cho nhà nhập khẩu, nhà sản xuất tốn thêm thời gian khai báo, hoàn thành các biểu mẫu và phát sinh chi phí ghi chép chứng từ để xác định thuế TTĐB đầu vào, số thuế TTĐB bán ra và số thuế được khấu trừ đầu vào tương ứng trong kỳ.

Tuy nhiên, chính sách áp thuế TTĐB trên giá bán ra và khấu trừ thuế TTĐB đầu vào có khả năng gây ra tình trạng né thuế tại các cơ sở sản xuất, nhập khẩu xăng dầu. Hiện nay, cơ quan thuế chỉ xác định thuế TTĐB đầu ra dựa trên các bảng kê và hóa đơn bán hàng của các doanh nghiệp đầu mối bán cho các cửa hàng đại lý, các doanh nghiệp xăng dầu trung gian, hoặc hóa đơn xuất trong ngày đối với lượng xăng dầu bán lẻ tại các cửa hàng xăng

dầu trực thuộc mà chưa có sự kiểm sốt tính chính xác của các bảng kê và hóa đơn bán hàng kèm theo. Bên cạnh đó, mặc dù chính phủ có kiểm sốt lượng xăng dầu bán ra tại các cửa hàng bán lẻ bằng cách dán tem niêm phong lên các trụ bơm xăng dầu nhưng việc này chỉ giúp chính phủ kiểm sốt được lượng xăng dầu bán ra tại các cửa hàng bán lẻ, mà chưa kiểm soát được lượng xăng dầu bán ra bởi các đầu mối kinh doanh xăng dầu. Điều này làm tăng khả năng thất thốt thuế và tăng chi phí hành chính của cơ quan thuế. Tuy nhiên, áp thuế TTĐB lên giá bán ra có ưu điểm là khơng ảnh hưởng nhiều đến số thuế TNDN và thuế GTGT mà còn gián tiếp làm tăng doanh thu thuế GTGT, TTĐB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của việc thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng lên sản xuất nông nghiệp tại việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)