Biến ĐVT Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Biến phụ thuộc
S_xd: tỷ phần chi phí xăng dầu % 0,002 0,002 0,000 0,029 S_m: tỷ phần chi phí máy móc % 0,020 0,013 0,000 0,120 S_ld: tỷ phần chi phí lao động % 0,868 0,084 0,361 0,989 S_dat: tỷ phần chi phí đất trồng trọt % 0,046 0,052 0,001 0,484 S_others: tỷ phần chi phí đầu vào
khác % 0,062 0,043 0,004 0,349
Biến độc lập
P_xd: giá xăng dầu Nghìn
đồng/lít 24,074 0,948 18,13 25,17
P_m: (proxy): giá máy móc % 0,801 0,970 0,1 17,7
P_dat: giá đất đai
Nghìn đồng/ m2 1,131 0,443 0,029 4,444 P_ld: giá lao động Nghìn đồng/ người 100,743 28,302 54,734 254,216 P_others: (proxy) giá của các đầu
vào khác % 0,272 0,092 0,027 0,952
Y: thu nhập từ trồng trọt Nghìn
đồng 27.001 18.056 1.404 103.390
Biến đặc tính hộ (quy mơ hộ)
SoLD: số lao động tự làm của hộ Người 3,0380 1,0916 1 8 Sdat: diện tích đất trồng trọt m2 4.820 5.786 100 64.000 Ui: là các sai số ngẫu nhiên của các phương trình tỷ phần chi phí các yếu tố đầu vào cho trồng trọt với giả định các ui đều tuân theo phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng khơng và phương sai không đổi.
Mô tả các biến:
(1) Biến phụ thuộc:
S_i: Tỷ phần chi phí cho đầu vào thứ i trong năm yếu tố đầu vào được đưa vào mơ hình (bao gồm: xăng dầu, lao động, máy móc, đất đai và các yếu tố đầu vào khác). Các tỷ phần của từng yếu tố đầu vào được xác định bằng cách lấy chi tiêu cho đầu vào thứ i chia cho tổng chi phí đầu vào.
(2) Biến độc lập:
Ln(P_j): giá của các yếu tố đầu vào cho trồng trọt. Chi tiết về các xác định giá các yếu tố đầu vào được trình bày trong phụ lục 15.
Ln(Y): Tổng thu nhập của nông hộ từ hoạt động trồng trọt, đại diện cho đầu ra của hoạt động sản xuất.
SoLD: Tổng số lao động tham gia vào sản xuất trồng trọt của hộ. Sdat: Tổng diện tích đất canh tác của hộ.
Kiểm tra độ vững của mơ hình
Thực hiện kiểm tra độ vững của mơ hình thơng qua xác định số lượng các quan sát ngoại vi cho thấy, mơ hình đảm bảo khơng có sự thiên lệch nghiêm trọng các giá trị của các biến trong mơ hình. Số lượng các quan sát ngoại vi tối đa của biến Sdat là 57 quan sát chiếm tỷ trọng 2,4% tổng số quan sát trong mơ hình (được tính tốn trong khoảng +/- hai độ lệch chuẩn của dữ liệu từng biến).
3.3.2 Phương pháp ước lượng
Các giả định về tính đồng nhất trong giá các yếu tố đầu vào và các giới hạn về tính đối xứng dẫn đến việc buộc phải loại bỏ một tỷ phần của một yếu tố đầu vào khi thực hiện ước lượng để tránh gây ra một ma trận hiệp phương sai suy biến. Để thỏa mãn tính đối xứng, cần phải kết hợp các phương trình tỷ phần chi phí vào một hệ phương trình đồng thời duy nhất. Do các phương trình tỷ phần chi phí là một tập hợp các phương trình tỷ phần chi phí nên nghiên cứu sử dụng phương pháp SUR (Seemingly Unrelated Regression) vì phương pháp này hiệu quả hơn khi được thiết lập với các điều kiện ràng buộc đối với các hệ số hồi quy của hệ thống các phương trình đồng thời.
3.4 Các giả thuyết nghiên cứu
Các nghiên cứu trước về cầu đầu vào đối với hoạt động nông nghiệp đều cho kết quả độ co dãn của các yếu tố đầu vào cho nơng nghiệp như máy móc, đất đai, lao động, năng lượng/nhiên liệu đều kém co dãn. Chính vì thế, trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng hai giả thuyết:
(1) Độ co dãn theo giá riêng của xăng dầu và các yếu tố đầu vào cho trồng trọt kém co giãn, giá trị tuyệt đối nhỏ hơn một;
(2) Độ co dãn thay thế của xăng dầu với các đầu vào khác đều nhỏ hơn một. Trong đó, độ co dãn thay thế của xăng dầu và máy móc được kỳ vọng mang dấu âm, thể hiện là hai hàng hóa bổ sung cho nhau.
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN
Chương 4 thực hiện mô tả tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam bao gồm các thơng tin về tình hình sản xuất và kinh doanh xăng dầu, các thông tin về giá và sản lượng tiêu thụ của từng loại xăng dầu. Sau đó, ước tính độ co dãn theo giá riêng của cầu xăng dầu và dựa trên kịch bản giả định về độ co dãn cung xăng dầu trong nước để xác định thay đổi phúc lợi của người tiêu dùng (nông hộ), nhà sản xuất và doanh thu thuế của chính phủ.
4.1 Tổng quan về thị trường xăng dầu
Hiện nay, nguồn cung xăng dầu Việt Nam lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu dù sản lượng tự sản xuất trong nước có xu hướng tăng lên. Xăng dầu cho tiêu dùng nội địa của Việt Nam chủ yếu từ hai nguồn: xăng dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước từ nhà máy lọc dầu Dung Quất trực thuộc Tập đồn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).