CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
4.1.3 Kết quả thực nghiệm
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy GLS giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngồi, kiểm sốt tham nhũng và các biến kinh tế vĩ mô
Biến GLS1 GLS2 GLS3 0 8.8348*** 8.2414*** 8.2325*** FDI 0,0017* 0,0015* 0,0015* COR 0,1928*** 0,1387*** 0,1319*** FDI*COR 0,0025* 0.0021* GDP(-1) 0.0001*** 0.0001*** INF 0.0002 0.0002 DI 0.1895** 0.2127** GE -0.7896*** -0.7666*** TO -0.0130 -0.0160
Wald test (p-value) 0,0000 0,0000 0,0000
Quan sát 1140 1064 1064
Quốc gia 76 76 76
Ghi chú ***,**,* biểu thị cho mức ý nghĩa 1%,5%,10% Nguồn: tính tốn của tác giả dựa trên phần mềm Stata 13
Kết quả khảo sát sự tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Tham nhũng và Hiệu ứng tương tác giữa chúng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế được thực hiện với các biến kiểm soát khác nhau bằng phương pháp GLS (GLS1, GLS2, GLS3). Ở mơ hình GLS2 sự tác động này khi chưa đưa vào mơ hình biến tương tác giữa FDI và COR. Kết quả cho thấy FDI, COR, GDP(-1), GE có ý nghĩa và tác động dương, biến DI thì có tác động âm. Trong khi đó 2 biến TO và INF thì khơng có ý nghĩa. Ở mơ hình GLS2 tác giả đưa các biến phụ thuộc và các biến kiểm sốt vĩ mơ vào
nhằm xem xét tác động của các biến đối với GDP. Kết quả đó cũng dùng để so sánh với kết quả ở mơ hình GLS3.
Ở mơ hình GLS3 ngồi các biến độc lập và kiểm soát tác giả thêm vào biến
tương tác FDI*CORR để đo lường tác động của biến tương tác cũng tác động của biến kiểm sốt có thay đổi hay khơng. Kết quả cho thấy biến tương tác có tác động dương lên GDP và có ý nghĩa 10% trong khi đó thì biến COR tác động dương và có ý nghĩa thơng kê khá cao 1%. Các biến FDI, GDP(-1), DI vẫn tác động dương, biến GE vẫn tác động âm và có ý nghĩa như mơ hình GLS2.
Hệ số FDI tác động dương ở tất cả các mơ hình và có ý nghĩa. Điều này có nghĩa là FDI tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia trong mẫu
nghiên cứu cần đẩy mạnh thu hút FDI bằng cách tạo ra các chính sách thơng thống,
ưu đãi đầu tư hơn cho các doanh nghiệp FDI. Kết quả này phù hợp với Một số
nghiên cứu trước. Các tác giả cung cấp bằng chứng tác động dương của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở nước nhận đầu tư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển (Ozawa, 1992; Blomstrom và Wolff, 1994; Zhang, 2001; Yao, 2006 và Yao và Wei 2007). Gần đây, Aviral Kumar Tiwari, Mihai Mutascu (2011) thấy rằng cả hai FDI và xuất khẩu đều thúc đẩy quá trình tăng trưởng. Một số học giả cũng nhận định giữa dịng vốn FDI và tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực hai chiều
(Zhang, 2001; Liu, Burridge và Sinclair, 2002; Choe, 2003; Hansen và Rand, 2006; Abdus Samad, 2009).
Kết quả thực nghiệm cho thấy sự tác động tích cực với mức ý nghĩa thống kê cao của biến Kiểm soát tham nhũng tới việc tăng trưởng kinh tế. Một quốc gia có sự Kiểm sốt tham nhũng tốt sẽ giúp tăng trưởng kinh tế tốt hơn. Biến COR mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê 1% ở trong tất cả các mơ hình. Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho rằng tham nhũng tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Tuy
nhiên kết quả này vẫn hợp lý khi Tham nhũng đóng vai trị là Chất bơi trơn, giúp
bơi trơn bánh xe thương mại ở các quốc gia có thể chế cịn mang nặng tính hành
chính. Nghĩa là khi việc kiểm soát tham nhũng kém cũng đồng nghĩa với các thủ tục hành chính kém thì khi doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh các cơng việc hành
chính mang nặng tính quan liêu trì trệ sẽ vướng phải các thủ tục ở khu vực công gây mất thời gian và quen với việc chung chi để bôi trơn các thủ tục này. Do đó các
khoản đút lót của doanh nghiêp sẽ giúp cho các doanh nghiệp này tiết kiệm được chi phí hành chính, tiết kiệm thời gian chờ đợi và tận dụng được các chính sách ưu
đãi đầu tư trong bối cảnh khung pháp chế cịn nhiều thiếu sót. Khi đó, tham nhũng được cho là có tác động tích cực đến tăng trưởng.
Hệ số hồi quy của biến độ trễ của GDP (GDP-1) mang dấu dương và có ý nghĩa cao ở tất cả các mơ hình. Hệ số hồi quy của biến GDP(-1) mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê trong tất cả các kết quả ước lượng. Điều này cho thấy tốc độ
tăng trưởng kinh tế kỳ trước có tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kỳ hiện tại. Kết quả này cũng phù hợp khi các nhà đầu tư nước ngoài khảo sát, nghiên cứu đều mong muốn đầu tư vào các quốc gia nào có tốc độ phát triển cao và ổn định. Vì khi quốc gia định hướng phát triển ổn định, thì chính phủ chủ ln chú trọng vào phát triển các ngành, cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nhằm giữ được mức tăng trưởng ổn định hoặc tăng vượt bậc so với các năm trước.
Biến chi tiêu chính phủ có tác động âm ở các mơ hình cho thấy, các việc chi thường xuyên và chi đầu tư của chính phủ vẫn chưa hợp lý, chi tiêu cơng lớn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi nó làm dịch chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ thường kém hiệu quả hơn. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ cũng có thể làm phức tạp hơn những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiêu cơng có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu chi tiêu công tăng vượt qua điểm ngưỡng tối ưu thì lại
gây bất lợi, cản trở tăng trưởng kinh tế
Gần đây nhất, Churchill, Yew và Ugur (2015) đã tổng hợp 87 nghiên cứu
thực nghiệm về tác động của quy mô chi tiêu công tới tăng trưởng kinh tế. Bằng phương pháp phân tích hồi quy tổng hợp, các tác giả cho thấy kết quả tìm được ở
các nghiên cứu trước phụ thuộc vào cách chọn biến, phương pháp hồi quy và nhóm quốc gia nghiên cứu. Cụ thể, tác động tiêu cực thường được tìm thấy ở các nghiên cứu nhóm quốc gia phát triển, có biến giải thích là tỷ trọng chi tiêu công/GDP và biến phụ thuộc là GDP bình quân.
Ngược lại, biến DI đại diện cho tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP có tác động dương tới tăng trưởng GDP bình quân đầu người và có ý nghĩa thống kê. Như vậy tổng vốn đầu tư trong nước có tác động tíc cực đến GDP. Kết quả này cũng giống như của Abdul Rahim Ridzuan (2014) đã sử dụng phương pháp ARDL để tìm hiểu tác động của mối quan hệ giữa Tiêu dùng hộ gia đình, Chi tiêu chính phủ, Đầu tư
trong nước và Tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Tác giả đã chỉ ra rằng đầu tư trong nước các tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ lạm phát và độ mở thương mại khơng có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các mơ hình. Như vậy, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát và độ mở thương mại khơng có tác động đến GDP tại các quốc gia khảo sát.