CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
5.2 Hàm ý chính sách
Dựa trên kết quả thực nghiệm, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, theo kết quả của bài nghiên cứu Kiểm sốt tham nhũng tác động dương và có ý nghĩa, vì thế nó được xem là đóng vai trị tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi mức độ kiểm sốt tham nhũng cịn yếu. Chất lượng kiểm
soát tham nhũng kém, sự thiếu minh bạch trong hệ thống kiểm sốt tài chính và sự thiếu trách nhiệm của chính phủ là nguyên nhân để phát sinh tham nhũng. Khi đó, tham nhũng đóng vai trị làm chất xúc tác, bơi trơn đẩy nhanh q trình xử lý thủ
tục hành chính cịn mang nặng tính quan liêu, trì trệ và giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian, công sức khi sử dụng các dịch vụ cơng. Qua đó,
tham nhũng được xem là có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên
trong dài hạn nhà nước cần hướng đến mục tiêu kiểm soát tốt tham nhũng khi định hướng phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Việc kiểm soát tham nhũng cần được
đưa vào làm một trong những chính sách cứng rắn, quyết liệt, ưu tiên hàng đầu khi đưa ra các đường lối, chiến lược phát triển kinh tế trong tương lai. Thông qua việc
cải cách hành chính, cần đẩy mạng các chủ trương tự do ngơn luận, tự do báo chí về các vấn đề nhạy cảm liên quan đến bộ máy nhà nước để kịp thời phát hiện được các hành vi lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn để tham nhũng.
Thứ hai, Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì thế để thu hút FDI các nước đang phát triển cần có các chính sách như: Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp thu và phát triển các công nghệ được chuyển giao, có các chính sách ưu đãi về thuế, mở rộng các hoạt động xúc tiến đầu tư, chọn lọc các dự án FDI phát triển các nghành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường đầu tư thơng thống cho phép thời gian khai thác lâu hơn đối các dự án thân thiện với mơi trường. Hồn thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo ra lợi thế thu hút dòng vốn FDI. Bên cạnh đó cần tăng cường Thanh tra, kiểm tra, thẩm định chặt chẽ các dự án FDI, tăng cường kiểm soát chất lượng thể chế để tránh được các dự án FDI gây tổn
thất cho GDP các nước đang phát triển, cạnh tranh không công bằng, lấn áp các
doanh nghiệp trong nước làm các doanh nghiệp gặp khó khăn, thất thoát tài nguyên thiên nhiên dẫn tới gây tổn thất GDP. Trong quá trình kinh doanh ở các nước đang phát triển, nhiều doanh nghiệp FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài ngun khơng tái tạo như khai thác mỏ khống sản), gây tàn phá mơi trường tự nhiên. Đó là chưa kể ơ nhiễm khí, ơ nhiễm tiếng ồn, ơ nhiễm bụi,... Các
nguồn lợi từ vốn FDI này không bù đắp chi phí mà chính phủ bỏ ra để xử lý các hậu quả.
Thứ ba, Kết quả của biến tương tác về sự tác động của tham nhũng đến mối quan hệ giữa FDI và GDP hàm ý rằng, Việc kiểm sốt tham nhũng cũng đóng vai trị khá quan trọng khi Các doanh nghiệp FDI lựa chọn các quốc gia để đầu tư. Vì doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính sẽ rất ngại đầu từ vào các quốc gia có sự kiểm sốt tham nhũng kém. Các quốc gia đang phát triển muốn thu hút dịng vốn FDI nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thì phải Kiểm sốt được tham nhũng cụ thể là: Các chính sách thu hút đầu tư phải rõ ràng, minh bạch, hệ thống pháp luật phải chặt chẽ để giảm đến mức tối thiểu việc một số bộ phận cán bộ, công chức nhà nước
sách nhiều, vịi vĩnh đối với doanh nghiệp. Khi việc kiểm sốt tham nhũng được cải thiện thì các doanh nghiệp sẽ tránh được các rào cản về mặt thủ tục hành chính trì trệ vì phải có phí bơi trơn mới xử lý nhanh được, từ đó sẽ làm rút ngắn được thời gian cho nhiều hoạt động đầu tư, tiết kiệm tiền bạc công sức, tạo động lực để thu hút doanh nghiệp đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngồi ra, các quốc gia này cần có những chính sách bảo vệ cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện để họ hoạt động kinh doanh có hiệu quả tại các nước nhận đầu tư, từ đó góp phần giảm tỷ lệ
thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Nếu kiểm soát được tốt tham nhũng thì sẽ thu hút đầu tư, vì thế tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách cũng nên quan tâm đến các hoạt động đầu tư trong nước và hoạch định lại các hoạt động chi tiêu chính phủ khơng
cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo để thu hút được các nhà đầu từ FDI đầu tư vào các khu vực đó, góp phần giảm chênh lệch giàu
nghèo, chênh lệch trình độ phát triển và đặc biệt hơn tăng trưởng kinh tế bền vững. Chi tiêu cơng lớn có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi nó làm dịch chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ thường kém hiệu quả hơn. Việc tăng chi tiêu của Chính phủ cũng có thể làm phức tạp hơn những nỗ lực thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng. Mặc dù khu vực tư nhân đã thể hiện khả năng trong việc cung cấp các loại hàng hóa này có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu như sự mở rộng của chính phủ cứ tiếp tục thì chi tiêu cơng ngày càng chuyển vào các hoạt động có hiệu suất càng kém. Khi quy mơ chính phủ trở nên lớn hơn và thực hiện nhiều hoạt động khơng thích hợp thì càng làm cho mức sinh lợi trên đồng vốn giảm và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Vì thế, chính phủ chỉ nên tập trung vào các chức năng được cho là hiệu quả như chi để phát triển hệ thống tiền tệ, chi cho an ninh quốc phòng,… bằng việc thực hiện tốt các chức năng của mình, chính phủ sẽ cung cấp khn khổ cho sự vận hành có hiệu quả của thị trường và vì thế kích thích tăng trưởng kinh tế.