CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Giải thích kết quả biến tương tác
Mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu này là nghiên cứu sự tồn tại của FDI tác
động đến GDP khi có sự tham gia của tham nhũng. Vì vậy tác giả đã lần lượt thêm
vào mơ hình biến tương tác giữa FDI và biến Kiểm soát tham nhũng để đo lường
tác động đến GDP.
Cột GLS3 cho thấy kết quả hồi quy khi thêm vào mơ hình biến tương tác giữa tham nhũng và FDI. Khi đó, hệ số hồi quy của biến FDI mang dấu dương và có ý nghĩa. Hệ số hồi quy của biến tương tác FDI*CORR mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy biến tương tác cũng có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Tác động biên của tham nhũng lên tăng trưởng là 0,0015 + 0.0021*CORR. Thang đo của biến kiểm soát tham nhũng ở đây được tính từ -2,5 đến 2,5 với -2,5 là kiểm soát tham nhũng thấp nhất và 2,5 là kiểm soát tham nhũng
tốt nhất.
Vì vậy khi biến nhận giá trị thấp từ -2,5 đến -0,8 (dưới mức trung bình) thì tác động biên của tham nhũng mang dấu âm , nghĩa là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tác động tiêu cực đến tăng trưởng khi việc kiểm sốt tham nhũng cịn thấp. Ngược lại, khi giá trị của biến kiểm soát tham nhũng tăng từ -0,7 đến 2,5 thì tác động biên này trở nên mang dương, nghĩa là vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tác
động tích cực đến tăng trưởng khi việc kiểm soát tham nhũng được cải thiện. Điều
này cho thấy việc kiểm soát tham nhũng trong mối quan hệ FDI tác động GDP là khá quan trọng. Các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn ngắn hạn chưa thể kiểm soát tham nhũng tốt thì các nhà đầu tư nước ngồi khi đầu tư vào sẽ lợi dụng việc kiểm soát yếu này đưa các máy móc lạc hậu, lợi dụng một số bộ phận công chức tham nhũng để xin được các giấy phép nhập khẩu hợp pháp theo quy định
pháp luật của các nước đang phát triển, vì thế đã nhập vào các nước đang phát triển một số máy móc, thiết bị có cơng nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước đầu tư. Khi những máy cơng nghệ, máy móc lạc hậu đầu tư tại các nước đang phát triển sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên thì lợi nhuận từ các doanh nghiệp FDI mang lại khơng đủ bù đắp chi phí tài ngun, chi phí bảo vệ mơi trường, vì thế dẫn đến Chính phủ phải chi một lượng lớn chi phí để xử lý các vấn đề đó gây ảnh hưởng đến GDP của quốc gia.
Kết quả khảo sát sự tác động của FDI, Tham Nhũng và hiệu ứng tương tác của chúng đến tốc độ phát triển kinh tế được thực hiện với các biến khác nhau bằng phương pháp GLS, qua nghiên cứu tác giả nhận thấy kết quả GLS thì đáng tin cậy hơn mơ hình FEM, REM vì đã được khắc phục hiện tượng tự tương quan và
phương sai thay đổi, hơn thế nữa tác giả sử dụng phương pháp GMM để khắc phục hiện tượng nội sinh và kiểm tra lại tính vững của mơ hình.