Giải pháp cho những vướng mắc liên quan thuế TNDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đều tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Một số giải pháp ñể giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp có vốn

5.2.1. Giải pháp cho những vướng mắc liên quan thuế TNDN

Về vấn đề vướng mắc liên quan đến xác ñịnh doanh thu ñể tính thu nhập chịu thuế

- Có thể thấy trong thực tế tại các doanh nghiệp, kế toán viên thường ghi nhận doanh thu theo ngày xuất hố đơn, nhưng để xuất được hố đơn thì kế tốn đa phần căn cứ dựa theo hướng dẫn trong các quy ñịnh thuế liên quan. Chẳng hạn như ñối với doanh thu của dịch vụ thì đa phần kế tốn sẽ căn cứ vào ngày hồn thành dịch vụ được xác ñịnh bởi hai bên, do vậy doanh thu của dịch vụ thường khơng ghi nhận đúng kỳ của báo cáo. Theo thông lệ quốc tế, các nước ñều tuân theo một nguyên tắc chung khi xác ñịnh doanh thu của các giao dịch kinh tế tức là xác định doanh thu theo chuẩn mực kế tốn. Mặc dù có những sự khác biệt nhất định giữa một số nước về việc xử lý doanh thu theo các quy định về kế tốn và theo các quy định về thuế nhưng nhìn chung, các nước đều có sự kết hợp hài hồ giữa hai quy định này nhằm ñảm bảo thuận lợi tối ña cho các DN, đồng thời tối ưu hố một cách tốt nhất có thể giữa 3 nhóm lợi ích của 3 nhóm đối tượng: người dân, doanh nghiệp và Nhà nước. Theo quy ñịnh kế toán hiện hành của Việt Nam về doanh thu (Chuẩn mực kế toán số VAS 14 ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 149/2001/Qð-BTC ngày 31/12/2001): ñối với doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu ñược ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác ñịnh một cách ñáng tin cậy; trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan ñến nhiều kỳ, doanh thu ñược ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế tốn của kỳ đó. Quy ñịnh VAS này khá tương ñồng với chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 15 –

Doanh thu từ các hợp ñồng với khách hàng, chuẩn mực này sẽ có hiệu lực từ ngày

01/01/2018 thay thế cho chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18 - Doanh thu và IAS 11 -

Hợp ñồng xây dựng. Với mục tiêu thay thế tất cả các chuẩn mực và các diễn giải

chuẩn mực trước ñây về ghi nhận doanh thu, IFRS 15 giới thiệu một mơ hình ghi nhận doanh thu duy nhất cho tất cả các hợp ñồng với khách hàng, bao gồm 5 bước:

bắt đầu với việc xác định có hợp đồng với khách hàng hay khơng (bước 1); xác định các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp ñồng (bước 2); xác ñịnh tổng giá trị của hợp ñồng, bao gồm cả các khoản thanh toán tiềm tàng, các khoản hỗ trợ tài chính, các nghĩa vụ lồng ghép phi tiền tệ (bước 3); sau đó phân bổ giá trị hợp đồng cho mỗi nghĩa vụ phải thực hiện (bước 4); cuối cùng là ghi nhận doanh thu một lần hay nhiều lần khi mỗi nghĩa vụ cụ thể ñược thực hiện (bước 5). Từ cách ghi nhận theo mơ hình 5 bước này cho thấy việc ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp ñược ñảm bảo phản ánh ñúng ngay tại thời ñiểm hiện tại.

Từ cơ sở của chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, tác giả nhận thấy chuẩn mực kế toán về cơ bản ñã giải quyết ñược vướng mắc của vấn ñề ghi nhận doanh thu cho dịch vụ chưa hồn thành. Giải pháp tác giả đề ra ở đây là Luật thuế nên cho phép doanh nghiệp ñược ghi nhận doanh thu dần theo tiến độ hồn thành của giao dịch vào cuối kỳ báo cáo, chứ không phải theo một cách chung chung quy ñịnh của thông tư 96/2015/TT-BTC chỉ cho phép ghi nhận theo thời ñiểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ mà khơng đề cập đến vấn đề phải ghi nhận dần theo kỳ báo cáo.

- Về vấn ñề khi nhận doanh thu đối với hàng bán có chương trình chiết khấu thương mại, hàng cho biếu tặng…. Theo như quy định trong thơng tư 200/2014/TT- BTC, khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong chương trình dành cho khách hàng có kèm theo điều kiện như mua đạt doanh số bao nhiêu được tích điểm thưởng để khi đạt đủ doanh số thì sẽ được nhận một lượng hàng hố dịch vụ miễn phí hoặc được giảm giá chiết khấu, kế toán trong trường hợp này ghi nhận doanh thu trên cơ sở tổng số tiền thu ñược trừ ñi phần doanh thu chưa thực hiện là giá trị hợp lý của hàng hoá, dịch vụ cung cấp miễn phí hoặc số tiền chiết khấu, giảm giá cho khách hàng. Tức là treo lại một khoản vào tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện bút toán:

Nợ tài khoản 111,112 Có tài khoản 3387

Với cách ghi nhận này, tức là kế toán phải thường xuyên theo dõi tài khoản 3387 ñể ñến hết thời hạn của chương trình mà người mua khơng đạt đủ điều kiện theo quy ñịnh và khơng được hưởng hàng hóa dịch vụ miễn phí hoặc chiết khấu giảm giá, khoản doanh thu chưa thực hiện ñược kết chuyển vào doanh thu bán hàng, bút toán:

Nợ tài khoản 3387 Có tài khoản 511

Về vấn đề này thì chuẩn mực kế tốn quốc tế IFRIC 13 – Chương trình dành cho khách hàng truyền thống cũng hướng dẫn tương tự như thông tư 200. Theo đó, tại thời điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải xác định riêng giá trị hợp lý của hàng hóa, dịch vụ sẽ phải cung cấp miễn phí hoặc số tiền sẽ chiết khấu, giảm giá cho người mua khi người mua ñạt ñược các điều kiện của chương trình, và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Thực tế ñể có thể theo dõi ñược các ñối tượng khách hàng có đạt được những chương trình khuyến mãi này là một vấn đề hết sức phức tạp, có những doanh nghiệp phải ñầu tư cả phần mềm, hệ thống hiện đại mới có thể thực hiện nổi. Từ vấn ñề này, tác giả xin ñưa giải pháp như sau: dựa theo ñiều 18, Khoản 3, ðiểm 3.3, ðoạn b, về kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán trong hướng dẫn Tài khoản 131 - Phải thu khách

hàng trong trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa ñủ ñiều kiện ñể ñược hưởng hoặc chưa xác ñịnh ñược số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu tức là ghi nhận doanh thu gộp, sau thời ñiểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng ñủ ñiều kiện ñược hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế tốn phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu, giảm giá ñể ñịnh kỳ ñiều chỉnh giảm doanh thu gộp. Cách ghi nhận này hoàn toàn hợp lý cho trường hợp khuyến mãi tích điểm này, đảm bảo được tính thống nhất cho hai bút tốn trên, mà vẫn ñảm bảo nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc giá trị hợp lý trong ghi nhận doanh thu bán hàng, cuối tháng kế toán cần tiến hành tổng hợp toàn bộ doanh thu gộp bán hàng phát sinh từ chương trình dành cho khách hàng truyền thống vẫn cịn trong thời hạn quy định của

chương trình và trên cơ sở đó ước tính khoản chiết khấu, giảm giá cho các khách hàng có khả năng nhận được tương ứng với doanh thu ñã ghi nhận trong tháng. ðiều này cũng đảm bảo nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn, khi đã đơn giản hóa và giảm nhẹ khối lượng cơng tác kế tốn so với hướng dẫn của TT200/2014/TT- BTC, thay vì phải ghi riêng rẽ cho từng khách hàng, từng giao dịch bán hàng và lại ñảm bảo có đầy đủ thơng tin về doanh thu gộp, doanh thu thuần phục vụ công tác quản trị doanh nghiệp cũng như lập báo cáo tài chính hàng tháng. Cụ thể DN sẽ hạch toán như sau:

- Khi bán hàng, DN ghi nhận doanh thu tương ứng với số tiền thu ñược, hoặc phải thu khách hàng, bút toán:

Nợ tài khoản 111,112, 131 Có tài khoản 511

- Khi khách hàng mua ñủ số lượng ñạt ñược ñiều kiện chiết khấu, bút toán Nợ tài khoản 521

Có tài khoản 131

Về vấn đề chi phí được trừ hay khơng được trừ khi xác ñịnh thu nhập chịu thuế

Có thể thường thấy trong những lần quyết toán thuế TNDN giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp thường có sự sai lệch về thu nhập tính thuế TNDN trong kỳ do cơ quan thuế xác ñịnh và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp xác ñịnh. Nhưng thường thấy thu nhập tính thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận trước thuế theo báo cáo quyết tốn tài chính của doanh nghiệp. Mà phần lớn nguyên nhân của vấn ñề này xuất phát từ các ghi nhận chi phí theo thuế và chi phí theo kế tốn. ðối với kế toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ñều phải ñược ghi nhận, cho nên dù khoản ghi nhận đó theo thuế khơng được trừ khi xác ñịnh thu nhập chịu thuế mà phải loại ra thì kế tốn vẫn ghi nhận chi phí đó trong kỳ.

Cho nên một số khoản chi phí theo thuế thì bị khống chế theo mức quy định thì theo ước tính kế tốn phải ghi nhận một mức khác như chi phí khấu hao vẫn ln ln là ngun nhân dẫn đến sai lệch giữa lợi nhuận theo thuế và lợi nhuận

theo kế toán. Xét về bản chất của vấn ñề vướng mắc ở các doanh nghiệp nước ngồi đối với khoản chi phí khấu hao cho các tài sản giá trị lớn nhưng ñã qua sử dụng, tác giả đồng tình với quan điểm của chuẩn mực kế tốn là dựa trên ước tính của kế tốn tức là nên áp dụng trích khấu hao trên thời gian sử dụng hữu ích cịn lại của những tài sản này thay vì cứ là loại tài sản nào thì phải áp dụng khung thời gian trích khấu hao như theo quy định của thơng tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính. Cịn đối với chi phí khấu hao tài sản chưa ñi vào sử dụng nhưng nếu đã có cơ sở ghi nhận tài sản cố định hữu hình theo như hướng dẫn của chuẩn mực kế tốn số 3 – Tài sản cố định hữu hình và đã có cơ sở xác định khấu hao cho bộ phận nào thì phải được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao phải được tính được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Về vấn đề tỷ giá hạch tốn

Có thể thấy thơng tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính ra đời đã có những có sự thống nhất với chuẩn mực kế toán Việt Nam và có nhiều nét tương đồng chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS 21 - Ảnh hưởng của việc thay

ñổi tỷ giá hối đối trong vấn ñề lựa chọn tỷ giá hạch tốn trong doanh nghiệp. Và

gần đây là thơng tư 53/2016/TT-BTC ban hành ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung các nhóm vấn đề trong thơng tư 200/2014/TT/BTC ñã giúp cho doanh nghiệp tháo gỡ một số vướng mắc liên quan ñến tỷ giá hạch tốn đối với các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp. Theo thông tư 200: “Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy ñịnh của Luật Kế tốn, để xem xét, quyết định lựa chọn ñơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế tốn, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp” và ñơn vị tiền tệ khơng cịn bắt buộc là ñồng Việt Nam nữa mà ñược lựa chọn một ñơn vị tiền tệ ñáp ứng ñược tiêu chuẩn quy ñịnh tại ñiểm 2 ñiều 4 của thông tư 200/2014/TT/BTC, ñiểm mới trong thông tư này ñã gần giống với quy định trong chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS 21. Vậy có thể thấy giải pháp cho các doanh nghiệp FDI hiện nay là chọn loại tiền tệ mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để hạch tốn, cách làm này sẽ giảm thiểu bớt việc hạch toán liên

quan đến các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ, và thuận lợi hơn cho việc lập BCTC hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngồi. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì thực tế có rất nhiều doanh nghiệp có giao dịch mua bán ngoại tệ có đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ báo cáo cho cơng ty mẹ, nên cuối cùng vẫn rất khó khăn khi tổng hợp lập BCTC. Vậy có nên chăng có một giải pháp cho phép các doanh nghiệp FDI hạch toán các nghiệp vụ kinh tế có phát sinh ngoại tệ theo như hệ thống tỷ giá riêng của tập ñồn, và đến cuối kỳ khi lập BCTC các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cịn số dư tiền tệ thì doanh nghiệp đánh giá lại các khoản mục này sử dụng tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch theo như hướng dẫn của thông tư số 53/2016/TT-BTC, việc áp dụng tỷ giá cuối kỳ này gần với nguyên tắc áp dụng tỷ giá đóng cửa trong chuẩn mực kế tốn quốc tế IAS 21. ðiều này vẫn ñáp ứng ñược tính thống nhất và so sánh được BCTC giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI mà vẫn ñáp ứng ñược theo quy ñịnh của luật thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đều tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)