Giải pháp cho những vướng mắc liên quan chế ñộ kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đều tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 70 - 74)

CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.2. Một số giải pháp ñể giải quyết các vướng mắc cho các doanh nghiệp có vốn

5.2.2. Giải pháp cho những vướng mắc liên quan chế ñộ kế toán

Về chế độ chứng từ kế tốn

Theo chuẩn mực hệ thống kế tốn quốc tế, hệ thống chứng từ kế tốn khơng quy định mà chỉ hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện, các doanh nghiệp cĩ quyền chọn lựa xây dựng hệ thống chứng từ riêng cho doanh nghiệp của mình sao cho đảm bảo đủ được các nội dung cơ bản của hệ thống BCTC. Về vấn đề này nếu áp dụng như vậy ở nước ta thì thế nào? Tác giả nhận thấy thực trạng như ở nước ta hiện nay, với đội ngũ quản lý hiện tại và ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp cịn thấp thì việc khơng quy định hệ thống chứng từ kế tốn là một điều chưa thể thực hiện được. Do đĩ Nhà Nước cần cĩ những quy định hướng dẫn và bỏ đi những quy định khơng cần thiết mang tính bắt buộc.

Thấy được vấn đề này, nên mới đây thơng tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thơng tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế tốn doanh nghiệp nêu rõ: những chứng từ ít phát sinh hoặc nhiều lần phát sinh nhưng cĩ nội dung khơng giống nhau thì phải dịch tồn bộ nội dung chứng từ

kế tốn; những chứng từ phát sinh nhiều lần, cĩ nội dung giống nhau thì bản đầu phải dịch tồn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu; tuy nhiên, các tài liệu kèm theo chứng từ kế tốn như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh tốn, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết tốn và các tài liệu liên quan khác khơng phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi cĩ yêu cầu của cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền. ðây là điểm sáng trong quy định của nhà nước ta, giúp tháo gỡ rất nhiều được vướng mắc cho doanh nghiệp FDI, vì thực tiễn cơng việc tác giả đã thấy một bộ chứng từ cho một nghiệp vụ kinh tế phát sinh khơng chỉ đơn thuần chỉ là một hĩa đơn mà theo sau nĩ cịn cĩ các chứng từ khác đi kèm. Ngồi ra, nước ta nên từng bước vận dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế một cách tương đối cho phù hợp với hồn cảnh Việt Nam nhằm hồn thiện thêm cho hệ thống kế tốn Việt Nam, nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng hệ thống chứng từ riêng những vẫn đảm bảo được những nội dung theo đúng yêu cầu cơ bản về quản lý. Tất cả những doanh nghiệp cĩ chứng từ kế tốn điện tử phải cĩ trách nhiệm cung cấp, lưu trữ đảm bảo đủ các thơng tin cĩ liên quan cho các cơ quan chức năng khi cần thiết.

Về hệ thống tài khoản kế tốn

Cũng giống như quy định chứng từ kế tốn, chuẩn mực kế tốn quốc tế khơng cĩ sự bắt buộc mang tính hình thức về hệ thống tài khoản kế tốn thống nhất, chuẩn mực cho phép các doanh nghiệp tự thiết kế hệ thống tài khoản kế tốn từ các yêu cầu thơng tin, yêu cầu các BCTC và báo cáo quản trị vì theo chuẩn mực kế tốn quốc tế hệ thống tài khoản kế tốn chỉ là các phương tiện kế tốn để đáp ứng được đầu ra là các BCTC. Nhận thấy thực tế trong hệ thống BCTC của Việt Nam cũng khơng yêu cầu trình bày các số hiệu tài khoản trên các báo cáo tài chính, vậy cĩ cần thiết hay khơng khi bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất, mà thay vào đĩ hệ thống tài khoản kế tốn thống nhất của Việt Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn mà khơng nên mang tính bắt buộc. Nếu điều này được chấp nhận thì đây chính là giải pháp giúp các doanh nghiệp FDI gỡ bỏ vướng

mắc khi phải chuyển đổi các bút tốn nghiệp vụ kinh tế từ hệ thống tài khoản riêng của tập đồn sang hệ thống tài khoản theo chế độ kế tốn Việt Nam.

Về vấn đề sổ sách kế tốn

Quy định về hệ thống sổ sách kế tốn nước ta cịn quá nhiều quy định, chặt chẽ và chi tiết tạo khĩ khăn cho các doanh nghiệp trong thực tiễn làm việc. Sỡ dĩ cĩ quá nhiều quy định như vậy xuất phát từ nước ta trước đây sử dụng kế tốn thủ cơng rất nhiều, và muốn được thống nhất hệ thống với mọi loại hình doanh nghiệp. Hiện nay với tình hình kinh tế phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đều trang bị các phần mềm hiện đại đáp ứng mọi yêu cầu quản lý, theo dõi, và lưu trữ cho doanh nghiệp. Nên với điều kiện hiện nay các doanh nghiệp khơng cần lập quá nhiều biểu mẫu sổ sách kế tốn nữa, nước ta nên giảm thiểu bớt các quy định bắt buộc hình thức sổ sách kế tốn, mà chỉ nên đưa ra những quy định mang tính hướng dẫn, các doanh nghiệp cĩ quyền xây dựng các hình thức sổ kế tốn nhưng phải đảm bảo một số chỉ tiêu kế tốn cơ bản mà Nhà nước quan tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ sách kế tốn trong điều kiện sử dụng máy vi tính và các chương trình phần mềm kế tốn được phép khơng cần phải in ra tồn bộ mà cĩ thể lưu trong đĩa từ và chỉ cần in ra giấy trong trường hợp cĩ yêu cầu của cơ quan chức năng của nhà nước.

Về vấn đề hệ thống BCTC

Cĩ thể thấy trong thực tế khi lập BCTC, các kế tốn viên vẫn cịn rất khĩ khăn khi tổng hợp từ các tài khoản chi tiết lên các chỉ tiêu trên BCTC theo hệ thống BCTC Việt Nam, cũng bởi vì các chỉ tiêu này cịn chưa được phù hợp, và chưa đảm bảo đầy đủ các nghiệp vụ kế tốn phát sinh, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và hợp nhất BCTC cho các doanh nghiệp FDI. Về vấn đề này, tác giả đưa ra một số ý kiến nhằm giúp hồn thiện hệ thống BCTC Việt Nam, gĩp phần giúp các doanh nghiệp FDI giảm bớt khĩ khăn trong việc lập và trình bày BCTC thuận tiện hơn cho việc hợp nhất với BCTC cơng ty mẹ như sau:

- Về bảng cân đối kế tốn: xu hướng mở rộng các chi nhánh, cơng ty con của các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi sẽ ngày càng mở rộng, mục tiêu của các

doanh nghiệp nước ngồi mong muốn phát triển kinh doanh nhiều hơn nữa trên thị trường Việt Nam là một điều tất yếu. Hiện nay chuẩn mực kế tốn nước ta vẫn cịn thiếu hướng dẫn cho trường hợp các chỉ tiêu khi hợp nhất BCTC, cho nên trong trường hợp chỉ tiêu tài sản và nợ thuế thu nhập hỗn lại khi muốn hợp nhất giữa các DN trong cùng tập đồn nên cho phép được cấn trừ như theo hướng dẫn của IAS12.

- Về báo cáo kết quả kinh doanh: như ta đã biết lợi nhuận giữa kế tốn và lợi luận theo thuế cĩ sự khác biệt nhau. Sự khác biệt này là do kế tốn tính tốn lãi lỗ dựa trên cơ sở chi phí thực tế cần phải bù đắp trong kỳ kế tốn cịn đối với thuế các khoản chi phí chỉ được tính vào trong kỳ khi đáp ứng 3 điều kiện được quy định theo điểm 1, điều 6 thơng tư 78/2014/TT-BTC. Thơng thường lợi nhuận chịu thuế lớn hơn lợi nhuận kế tốn, đặc biệt cĩ những doanh nghiệp bị lỗ nhưng vẫn chịu thuế thu nhập. Chính vì cĩ sự khác biệt như vậy nên với kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh theo hiện nay, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phản ánh đúng kết quả thực tế của doanh nghiệp. Bởi vì chỉ tiêu này rất quan trọng với các đối tượng bên ngồi quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế này sẽ cho thấy khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi khi đầu tư vào doanh nghiệp. Vậy nên để thơng tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện đúng thực tế hoạt động của doanh nghiệp, chế độ kế tốn nước ta nên thiết kế thêm dịng chỉ tiêu : thu nhập chịu thuế theo thuế TNDN, để sau khi cơ quan thuế duyệt quyết tốn xong, kế tốn của doanh nghiệp phải điền số thu nhập chịu thuế đã được duyệt vào chỉ tiêu này để cung cấp bổ sung cho các đối tượng quan tâm nắm bắt và đánh giá đúng tình hình kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ: hiện nay về cách lập các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo hướng dẫn chuẩn mực kế tốn Việt Nam và các thơng tư hướng dẫn so với thơng lệ kế tốn quốc tế vẫn cịn nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn như VAS và thơng tư hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là lấy từ sổ quỹ tiền mặt và sổ cái tiền gửi ngân hàng tương ứng với các tài khoản đối ứng cịn theo thơng lệ quốc tế, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ căn cứ thuần túy các

số liệu trên bảng cân đối kế tốn số đầu kỳ và cuối kỳ, báo cáo kết quả kinh doanh và cĩ thể cĩ thêm một vài thơng tin từ sổ cái sau đĩ làm các động tác điều chỉnh là ra các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. ðể hạn chế sự khác biệt và giúp BCTC các doanh nghiệp FDI cĩ thể thuận lợi hợp nhất BCTC với cơng ty mẹ, nước ta nên vận dụng thêm các quy định theo thơng lệ quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước từng bước hội nhập với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp có vốn đều tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)