Cơ sở vật chất ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP .HCM

2.2. Thực trạng ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.2. Cơ sở vật chất ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở vật chất của ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ln trong tình trạng q tải. Trong khi dân số thành phố không ngừng tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng tăng theo. Vậy mà số lượng cơ sở vật chất của ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh lại tăng rất ít.

Bảng 2.5: Tổng quát cơ sở y tế TP.HCM

2005 2006 2007 2008 2009 2010

- Viện nghiên cứu y học 1 1 1 1 1 1

- Bệnh viện: 70 74 91 92 93 93

+ Bệnh viện nhà nước: 49 50 62 62 62 62

* Trung ương 6 6 6 6 6 6

* Địa phương 43 44 56 56 56 56

+ Bệnh viện ngoài nhà nước 21 24 29 30 31 31

- Phòng khám khu vực 29 29 29 24 24 24

- Nhà hộ sinh 5 5 5 3 3 3

- Trạm y tế 317 317 322 322 322 322

+ Phường 259 259 264 264 264 264

+ Xã 58 58 58 58 58 58

- Trung tâm chuyên khoa 7 7 7 9 9 9

Trong những năm qua, công tác Bảo vệ, chăm sóc và nghiên cứu sức khỏe nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhờ một hệ thống y tế công lập được xây dựng rộng khắp từ Thành phố tới các quận, huyện, và các phường, xã. Hệ thống y tế cơng lập hiện giữ vai trị chủ đạo trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và được chia làm 3 tuyến: tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở (bao gồm quận, huyện, và phường, xã).

Hệ thống y tế của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm 1 viện nghiên cứu y học, 93 bệnh viện trong đó có 62 bệnh viện nhà nước và 31 bệnh viện ngoài nhà nước, 24 phòng khám khu vực, 3 nhà hộ sinh, 322 trạm y tế phường/xã, 9 trung tâm chuyên khoa, và 1 trại phong. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong thành phố đều có trạm y

tế. Nhờ vậy, nhiều thành tựu y tế quan trọng đã đạt được: thanh toán được bệnh

bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và bệnh phong; hạn chế được tốc độ gia tăng của HIV/AIDS; giảm tỷ lệ tử vong từ 0,74% năm 2000 xuống còn 0,3% năm 2010; Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đã đi đầu trong việc

khống chế thành công dịch bệnh SARS; tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 67,8 tuổi đã nâng lên 72 tuổi vào năm 2010.

Bảng 2.6: Số liệu nhân lực y tế TP.HCM 2000 – 2010 NỘI DUNG 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 TỔNG SỐ CB Y TẾ 18,323 18,547 18,796 20,129 19,826 21,780 25,732 27,570 29,668 36,969 38,684 Số Bác sĩ 3,690 3,843 3,983 5,213 4,301 4,194 4,371 4,776 5,597 7,655 9,038 CB/10.000 dân 35.47 35.09 34.49 35.31 32.4 35 40 42 43.5 51.9 52.00 BS/10.000dân 7.14 7.27 7.31 9.14 7.55 6.72 6.8 8.1 8.2 9.0 10.00 Số Dược sĩ đại học 628 513 455 385 481 223 336 231 266 212 261 Số Y tá 4,884 4,264 5,060 5,271 5,294 4,823 5,762 6,610 6,884 6,917 9,316 Số Nữ hộ sinh 1,293 1,219 1,362 1,445 1,459 1,545 1,578 1,712 1,807 1,800 2,625 ( Nguồn: Sở Y tế TP.HCM )

Với mạng lưới cơ sở y tế như trên, đòi hỏi số lượng cán bộ y tế cũng phải gia tăng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng

tăng. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế TP.HCM, ở thành phố hiện tại có 38.684 cán bộ y tế (trong đó có 9.038 bác sĩ, 261 dược sĩ đại học, 9.316 y tá và 2.625 nữ hộ sinh), chưa kể số người đang làm việc ở các cơ sở y tế tư nhân. Số lượng cán

bộ y tế tăng gần gấp đôi so với số lượng cán bộ y tế năm 2005 là 21.780 cán bộ (trong đó có 4.194 bác sĩ, 223 dược sĩ đại học, 4.823 y tá và 1.545 nữ hộ sinh). Điều này cho thấy số lượng cán bộ y tế tăng nhiều như vậy thì chất lượng khám

chữa bệnh cho người dân sẽ được nâng cao.

Hiện tại, thành phố đã có thuận lợi lớn là có số cán bộ y tế rất nhiều so với

các tỉnh, thành khác trong cả nước. Số cán bộ y tế tăng đều theo mỗi năm, từ

18.323 người năm 2000 lên đến 38.684 người năm 2010, trong đó có 9.038 bác sĩ. Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân tăng từ 7,14 bác sĩ năm 2000 lên 10,00 bác sĩ trên 10.000 dân năm 2010. Mặt khác, tổng số lần bệnh nhân khám tại các cơ sở y tế từ 18.721.762 lượt năm 2000 tăng lên 28.633.178 lượt năm 2010 và tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú từ 644.984 lượt năm 2000 tăng lên 1.162.704 lượt năm 2010. Với tổng số lần bệnh nhân khám và tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú từ năm 2000 đến năm 2010 như trên trong khi số lượng cơ sở y tế tăng khơng

đáng kể thì dẫn đến tình trạng quá tải ở các cơ sở khám chữa bệnh xảy ra thường

xuyên, rất căng thẳng và có chiều hướng diễn biến xấu hơn, ảnh hưởng đến chất

lượng công tác khám chữa bệnh. Cho nên về lâu dài, đòi hỏi thành phố phải đầu tư nhiều hơn cho các cơ sở y tế, giúp các cơ sở y tế có kinh phí để cơi nới, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại để giải quyết

tình trạng quá tải ở các cơ sở y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)