Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP .HCM
2.2. Thực trạng ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.3. Chi ngân sách ngành y tế Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng nhà nước vẫn luôn coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Điều này được thể hiện
Bảng 2.7: Tình hình chi ngân sách ngành Y tế từ năm 2000 – 2010 0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nghìn đồng Năm
Đồ thị 2.2: Tình hình chi ngân sách từ năm 2000 – 2010
( Nguồn: Sở Y tế TP.HCM )
Năm (đơn vị: nghìn đồng) Tổng số chi
2000 668,105,239 2001 969,913,533 2002 1,101,894,798 2003 1,349,773,816 2004 1,648,208,837 2005 2,130,308,090 2006 2,629,112,134 2007 3,430,434,907 2008 4,164,351,007 2009 5,284,664,360 2010 6,372,880,963
Tình hình chi ngân sách của thành phố cho ngành y tế mỗi năm ngày càng tăng, từ 668.105.239 nghìn đồng năm 2000 tăng lên 6.372.880.963 nghìn đồng năm 2010. Nhiều cơ sở y tế trong đó có cả hệ dự phịng và khám chữa bệnh được
đầu tư, nâng cấp, một số cơ sở khám chữa bệnh đã ứng dụng công nghệ kỹ thuật
cao, tiên tiến như ghép gan, thận, tủy, thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật tim mạch, sọ não, tiêu hóa…Chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa
bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện.
Hiện nay chi tiêu của Nhà nước cho y tế chỉ chiếm 6,1% tổng chi tiêu của Nhà nước. Tỷ lệ này là thấp nhất so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (khoảng 7%), Malaysia (6,5%), Trung Quốc (10%) và Nhật (16,4%).
Đầu tư của Nhà nước cho y tế còn quá khiêm tốn. Thật vậy, trong tổng chi tiêu
cho y tế của cả nước, Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 28%, phần còn lại (72%) là từ dân hay tư nhân.
So với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế, cơ sở vật chất ở các đơn vị y tế nhà
nước hiện nay vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, thậm chí kém xa so với một số nước trong khu vực. Ước tính mỗi năm, số bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh
khoảng 30.000 người với chi phí trên 1 tỷ USD và ngày càng có xu hướng tăng lên.
Hiện nay, các bệnh viện công muốn nâng cấp, cải tạo, xây mới cơ sở vật chất và mua sắm máy móc thiết bị hiện đại đều phải vay vốn kích cầu ưu đãi. Vốn vay không phải trả lãi và một phần vốn sẽ do ngân sách cấp nhà nước cấp. Với phương thức này đã góp phần cải thiện cơ sở vật chất và mua sắm máy móc thiết bị hiện đại ở một số bệnh viện cơng:
Tháng 2/2004, cơng trình xây dựng mới Bệnh viện Hùng Vương giai đoạn 1 đã khánh thành và đưa vào hoạt động phục vụ bệnh nhân tại số 128, đường
Bệnh viện có qui mơ một trệt bốn lầu với tổng diện tích sàn sử dụng 20.000m2 và kinh phí xây dựng gần 83 tỉ đồng. Bệnh viện có sức chứa 610 giường với 28 khoa phòng nội trú và 250 giường ngoại trú. Ngoài ra bệnh viện cũng đã đầu tư thêm 10 tỉ đồng để trang bị mới các trang thiết bị phục vụ bệnh nhân.
Tháng 5/2006, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM đã đưa vào hoạt động khu điều trị kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư gần 85 tỉ đồng. Diện tích đất xây dựng
7.529m2, Tổng diện tích sàn xây dựng: 19.375m2 gồm một tầng hầm và bảy tầng lầu.
Khu điều trị kỹ thuật cao với 100 giường gồm 40 giường thuộc khoa ngoại tổng quát và 60 giường thuộc khoa ngoại tiết niệu, có chức năng áp dụng các kỹ thuật cao trong khám và điều trị các bệnh ngoại khoa về: bụng, ngực, mạch máu, tiết niệu, nam khoa… bằng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại,
phục vụ điều trị bệnh nhân trong nước và người nước ngoài.
Dự án đầu tư xây dựng Khu khám – chữa bệnh, cấp cứu, cận lâm sàng và
điều trị ban ngày của Bệnh viện Nhân dân 115:
Chủ đầu tư: Bệnh viện Nhân dân 115 Dự án có quy mơ 250 giường nội trú. Diện tích đất xây dựng: 3.739m2.
Tổng diện tích sàn xây dựng: 17.032m2 (1 trệt + 4 tầng).
Tổng mức đầu tư ban đầu 44 tỷ đồng, trong đó: vay tồn bộ tại Quỹ đầu tư tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (đồng tài trợ với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TP.HCM và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TP.HCM). Thời gian vay 9 năm 6 tháng. Toàn bộ lãi vay do Ngân sách Thành phố TP.HCM cấp bù.
Dự án được duyệt lần đầu tháng 9/2000 nhưng đến tháng 12/2004 mới khởi công do thiết kế dự toán phải điều chỉnh nhiều lần, đấu thầu lại…
Tổng mức đầu tư tăng dần lên thành 81,005 tỷ đồng, tăng 184% so với ban
đầu, trong đó vốn vay Quỹ đầu tư tài chính Thành phố Hồ Chí Minh 51,104 tỷ đồng, cịn lại là ngân sách thành phố cấp nhằm đảm bảo thời gian trả nợ không
quá 10 năm theo điều kiện của các ngân hàng đồng tài trợ.
Thời gian thi công theo hợp đồng là gần 14 tháng. Trên thực tế phải đến
q 1/2008 cơng trình mới chính thức hồn thành đưa vào sử dụng, kéo dài hơn 36 tháng so với hợp đồng thi công ban đầu do thay đổi thiết kế trong thời gian thi cơng, các gói thầu mua sắm thiết bị thang máy, máy lạnh, thiết bị y tế bằng vốn ngân sách thành phố không đi cùng tiến độ.
Những thiệt hại về việc cơng trình bị kéo dài: - Phát sinh tăng vốn đầu tư.
- Ngân sách thành phố phải cấp thêm vốn đầu tư và lãi vay. - Lợi ích của người bệnh về việc hưởng thụ tiện nghi tốt nhất.
- Chậm đưa cơng trình vào sử dụng làm tăng áp lực trả nợ vay trong thời gian vay vốn còn lại.