Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP .HCM
3.3.1.2. Xây dựng mới bệnh viện công lập theo mơ hình BTL
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và cải thiện chất lượng dịch vụ của các bệnh viện công hiện là vấn đề cấp thiết ở TP.HCM.
Viện Nghiên cứu phát triển và Cục thống kê TP.HCM đã tiến hành 2 cuộc khảo sát về chỉ số hài lịng của người dân về dịch vụ cơng [6] vào năm 2006 (1.118 hộ dân) và năm 2008 (1.194 hộ dân). Kết quả cho thấy, mức độ hài lòng của người dân giảm đi trong lĩnh vực y tế, chủ yếu là ở khu vực y tế công lập (chỉ số hài lòng từ 72,2% vào năm 2006 xuống còn 53,9% vào năm 2008). Các đề xuất của người dân tập trung vào các vấn đề của khu vực y tế công lập là: mở thêm cơ sở khám chữa bệnh công lập (46,9% ý kiến), đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại
chuyên ngành (45,9% ý kiến).
Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020 của Chính phủ [2] và kế hoạch đầu tư phát triển ngành y tế của TP.HCM đến năm 2020:
- Phát triển TP.HCM thành trung tâm nghiên cứu, đào tạo và điều trị chuyên sâu, cung cấp chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực,
đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng,
hiệu quả và phát triển.
- Thu hút mọi nguồn vốn xã hội để đầu tư phát triển ngành y tế, phấn đấu đạt 32.000 giường nội trú (so với hiện nay là 22.797 giường).
Để đạt mục tiêu nêu trên, cần phải: xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các
bệnh viện tại các cửa ngõ thành phố (cơ sở 2 của các bệnh viện nội thành) nhằm thu hút bệnh nhân từ nội thành và các tỉnh lân cận, giảm quá tải cho các bệnh viện nội thành (gồm: quận 7, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Mơn), mỗi bệnh viện có quy mơ từ 500 – 1.000 giường; nâng cấp, xây mới các bệnh viện quận, huyện nhằm giảm tải cho tuyến trên; di dời các Bệnh viện Tâm thần và Bệnh viện Nhiệt
đới thuộc quy hoạch dự án xa lộ Đông – Tây; di dời các bệnh viện bệnh truyền
nhiễm ra khỏi trung tâm thành phố.
Bên cạnh đó, để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và cải thiện chất lượng
dịch vụ của các bệnh viện công hiện nay, theo dự án của Sở Y tế TP.HCM, thành phố sẽ xây dựng khu y tế kỹ thuật cao theo mơ hình viện - trường, vừa chữa bệnh, vừa nghiên cứu và có chức năng đào tạo. Khu y tế kỹ thuật cao bao gồm 7 bệnh
viện (Trung tâm chẩn đoán y khoa MEDIC, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Bỏng) với quy mô 1.600 giường bệnh và 1 trường
đại học chuyên ngành (Trường Đại học Triều An) sẽ được xây dựng tại huyện
Bình Chánh, TP.HCM; được trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại, có chuyên gia tay nghề cao. Khi khu y tế kỹ thuật cao đi vào hoạt động, sẽ giúp giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện trong thành phố. Dự án đã được Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM chấp thuận với tổng vốn đầu tư xây dựng các bệnh viện và trường đại học trong
khu y tế kỹ thuật cao được dự tính khoảng 1.304 tỷ đồng. Riêng Bệnh viện Bỏng sẽ được đầu tư bằng 100% vốn ngân sách, số còn lại sẽ huy động xã hội hóa,
trong đó vốn vay kích cầu 350 tỷ đồng.
Với hình thức BTL, các bệnh viện công sẽ:
- Chuyển giao chức năng chủ đầu tư cho khu vực tư nhân: đây vốn là những công việc mất nhiều thời gian và cần đến kỹ năng quản trị dự án. Thực tế cho thấy các bệnh viện công rất thiếu kinh nghiệm và lúng túng trong các cơng việc này.
- Có được cơng trình trong thời hạn và dự toán cho phép.
- Không phải giải quyết các vấn đề về nguồn vốn tín dụng, với các điều kiện sau:
+ Thời gian vay vốn: thường không quá 10 năm (theo thông lệ), do các ngân hàng thương mại bị hạn chế về nguồn vốn dài hạn (cũng như tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn).
+ Vốn đối ứng: tối thiểu 30% vốn đầu tư (theo thơng lệ). Điều này khó khả thi
đối với bệnh viện công do Quỹ phát triển sự nghiệp khó đảm bảo được, thường
phải do ngân sách thành phố cấp. Tùy điều kiện cụ thể về khả năng nguồn thu và thời gian hoàn vốn của dự án mà yêu cầu về vốn đối ứng sẽ tăng lên.
+ Tài sản đảm bảo nợ vay: phải có tính thanh khoản.
+ Khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn là những yêu cầu vô cùng quan trọng do yêu cầu về chất lượng tín dụng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn, nhất là đối với những dự án hoàn toàn mới (yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phịng).
+ Lãi suất: thả nổi theo lãi suất huy động đầu vào của ngân hàng, điều chỉnh 3 – 6 tháng/lần.
Mặt khác, khả năng tìm kiếm nguồn tín dụng lãi suất thấp ngày càng ít đi do yêu cầu của việc từng bước giảm dần ưu đãi, tiến tới cạnh trang cơng bằng
trong lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Ngay cả nguồn vay từ Ngân hàng phát triển Việt Nam cũng đang giảm dần tính ưu đãi (theo Nghị định
106/2008 ngày 19/9/2008, lãi suất tín dụng đầu tư được tính bằng lãi suất trái
phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm + 1%/năm).
Đối với các dự án xây dựng bằng vốn ngân sách hoặc một phần ngân sách
(là các dự án khơng có nguồn thu hồn vốn hoặc nguồn thu thấp) thì vấn đề về
nguồn vốn ngân sách vì hiện nay và dự kiến trong các năm sắp tới của TP.HCM
đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Cụ thể, trong tháng 8/2009, nhằm huy động
kịp thời nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách của thành phố, UBND
TP.HCM đã có chủ trương (theo cơng văn số 4282/UBND-THKH ngày
22/8/2009) về thực hiện phương thức thi công ứng vốn trong năm 2009 và quý 1/2010 (ngân sách thành phố trả lãi vay).
Một số đặc thù của hợp đồng BTL xây dựng bệnh viện công:
từ bảo hiểm y tế hoặc các bệnh viện do ngân sách đảm bảo toàn bộ hoạt động
thường xuyên): bên thuê tài sản là UBND TP.HCM (hoặc UBND cấp quận, huyện), hoặc Sở Y tế (theo ủy quyền) để đảm bảo nguồn thanh toán từ ngân sách nhà nước.
Đối với các dự án mà tài sản đưa vào khai thác có khả năng hồn vốn đầu
tư (thu từ bệnh nhân hoặc bảo hiểm y tế): bên thuê tài sản trực tiếp ký hợp đồng
BTL là các bệnh viện công lập (theo ủy quyền của UBND TP.HCM hoặc của Sở Y tế TP.HCM theo phân cấp). Trường hợp này, nhà đầu tư cần phải thẩm định
nguồn thu của bên thuê để xác định thời gian và mức giá cho thuê phù hợp.
Hợp đồng BTL chi về cho thuê hạ tầng bệnh viện, bao gồm cơng trình xây dựng và thiết bị kỹ thuật (thang máy, máy phát điện, điều hòa nhiệt độ…), còn
thiết bị y tế do bệnh viện tự trang bị. Điều này là do đặc thù kỹ thuật cao và vận
hành phức tạp của thiết bị chuyên ngành. Trong trường hợp bệnh viện có nhu cầu
đầu tư mua sắm thiết bị, nhà đầu tư có thể tham gia hợp tác đầu tư với bệnh viện. Điều này sẽ góp phần làm tăng thêm tính khả thi về khả năng thanh toán của bên
thuê tài sản.
Hiện nay, ở TP.Hồ Chí Minh, xây dựng bệnh viện cơng theo mơ hình BTL cịn mới mẻ. Ví dụ: Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM hiện nay đang có kế hoạch cải tạo, xây dựng một phần bệnh viện với diện tích đất xây dựng 4.400m2, tổng diện tích sàn xây dựng 47.200m2 (gồm 15 tầng), tổng vốn đầu tư khoảng 570 tỷ
đồng, vốn đối ứng tối thiểu là 171 tỷ đồng. Nếu bệnh viện áp dụng xây dựng theo
mơ hình BTL thì bệnh viện sẽ có được các thuận lợi sau:
- Có được cơ sở vật chất theo đúng yêu cầu và đúng tiến độ. - Chất lượng cơng trình được đảm bảo trong suốt thời gian thuê.
- Cơng trình hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước sau khi hết hạn hợp đồng thuê. - Chủ động được dự tốn chi phí phải trả bên cho th hàng năm.
- Khơng phải thực hiện vai trị chủ đầu tư với các công việc vốn rất phức tạp (như đấu thầu, thanh tốn, quyết tốn…), do đó có thể chuyên tâm vào công tác
chuyên môn, cung cấp dịch vụ cốt lõi.
- Không chịu các rủi ro làm phát sinh tăng chi phí trong q trình đầu tư và khai thác cơng trình.
- Khơng phải chịu áp lực về nợ tín dụng (bệnh viện đề xuất với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM hỗ trợ kinh phí hoạt động để bệnh viện chi trả cho nhà đầu tư).
Ghi chú: trong trường hợp di dời trụ sở mới, các đơn vị có thể có nguồn vốn đầu tư là tiền thu được từ chuyển nhượng tài sản là mặt bằng hiện hữu. Tuy nhiên, tiến độ chuyển nhượng có nhiều khả năng chậm so với tiến độ đầu tư ở địa
điểm mới (do phải qua các thủ tục trình duyệt giá đấu giá mặt bằng hoặc giá mua
chỉ định).