Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cơng theo mơ hình BLT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 69)

Chương II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC Y TẾ TP .HCM

3.3.2. Mơ hình BLT (Build – Lease – Transfer = Xây dựng – Cho thuê –

3.3.2.2. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cơng theo mơ hình BLT

(Build – Lease – Transfer):

Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện công ở TP.HCM cũng đang là một vấn đề quan trọng. Hiện nay hệ thống xử lý nước thải của rất nhiều bệnh viện tại TP.HCM đã xuống cấp, lạc hậu và không đồng bộ. Thậm chí có nhiều bệnh viện, trung tâm y tế cịn chưa hề có hệ thống xử lý nước thải.

Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện trên địa bàn thành phố có hơn 7.200 cơ sở y tế, phịng khám, 322 trạm y tế phường, xã và 4 bệnh viện trực thuộc Trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải; chỉ có 10 bệnh viện trên tổng số 93 bệnh viện

được đánh giá có hệ thống xử lý nước thải hồn chỉnh; 40 bệnh viện có hệ thống

xử lý nước thải nhưng chất lượng nước thải sau xử lý chưa đạt quy chuẩn cho

phép. Đáng lo ngại nhất là những bệnh viện có nước thải gây ô nhiễm môi trường lại tập trung vào những bệnh viện có quy mơ rất lớn như bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Bưu Điện II, bệnh viện Thống Nhất,

Viện Pasteur TP.HCM…các bệnh viện này liên tục tăng số lượng người bệnh, kéo theo lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh tăng theo trong khi hệ thống xử lý nước thải vẫn như cũ. Do đó, nước thải ô nhiễm chưa được xử lý triệt để, xả trực tiếp ra mơi trường ngày càng nhiều. Điển hình là bệnh viện Chợ Rẫy, hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ những năm 1960, có cơng suất chỉ đáp ứng khoảng 500 giường bệnh. Đến nay, số lượng bệnh nhân đã tăng khoảng hơn 30.000

người/ngày nhưng hệ thống xử lý nước thải vẫn chỉ là xử lý vi sinh và công suất thiết kế chỉ dành cho 500 giường bệnh/ngày. Do đó, khó tránh khỏi việc chất lượng nước thải ô nhiễm của bệnh viện đang từng ngày đầu độc môi trường sống của người dân. Đây không chỉ là nguyên nhân gây bệnh, gây mùi hơi thối nồng nặc, làm ơ nhiễm khơng khí trong các khu dân cư mà còn là mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Đó là chưa kể hơn 7.000 phòng khám đa khoa, cơ sở y tế nhỏ

chí, chất thải rắn cũng khơng được các đơn vị chuyển giao mà đổ thẳng vào rác sinh hoạt.

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, hiện mỗi ngày các bệnh viện thải trực tiếp khoảng 20.000m3 nước thải chưa qua xử lý ra hệ thống nước công cộng của thành phố, gây ô nhiễm nguồn nước các kênh rạch, sơng ngịi. Hơn nữa, những bệnh viện này lại nằm ở khu vực đông dân cư, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng.

Theo quy định đến năm 2020, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải có hệ thống xử lý chất thải đúng tiêu chuẩn [2]. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư đang là

thách thức lớn. Đây là một khoảng chi lớn đối với ngân sách thành phố, trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay. Kể từ năm 2009, mỗi năm thành phố

đã trích ngân sách khoảng 60 tỷ đồng hỗ trợ cho các bệnh viện cải tạo, xây mới hệ

thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, số tiền này không thấm vào đâu so với nhu cầu thực tế của thành phố. Khơng có kinh phí hoặc có nhưng chưa đủ, đó là cách lý

giải phổ biến hiện nay của nhiều bệnh viện, cơ sở y tế trước thực trạng này. Theo các đơn vị này, chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải của một bệnh

viện lên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng, đó là chưa kể chi phí duy tu, vận hành hệ thống xử lý nước thải này khoảng hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là một khoảng chi lớn vượt khả năng của các đơn vị. Bên cạnh đó, về

phía bệnh viện cũng chưa có đội ngũ phụ trách lĩnh vực này, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm nên hiệu quả đầu tư chưa cao. Chỉ với việc lập đề án thiết kế xây

dựng trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt, các đơn vị loay

hoay cả năm mà vẫn chưa xong. Nhiều bệnh viện đã đề nghị Sở Y tế có chính

sách hỗ trợ nhưng chưa được trả lời. Do đó, xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cơng theo mơ hình BLT là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.

Ngày 28/4/2011, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã khánh thành cơng trình xử lý nước thải y tế theo mơ hình BLT. Theo đó, cơng ty TNHH Mơi trường

khâu thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị, đảm nhiệm công tác quản lý, vận hành,

bảo dưỡng cơng trình trong suốt thời gian cho thuê, cung cấp dịch vụ hình thành từ cơng trình và chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng nước thải theo quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế của Bộ Tài Ngun – Mơi Trường. Cơng trình sử dụng công nghệ xử lý nước thải mới của Nhật Bản là công nghệ phân tử, sử dụng tia hồng ngoại có bước song dài để phá hủy các chất ơ nhiễm thay vì sử dụng hóa chất nhằm xử lý triệt để BOD, SS, Nitơ … Hệ thống xử lý nước thải này có cơng suất 1.000m3/ngày đêm, mỗi tháng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM sẽ trả cho

công ty TNHH Môi trường Việt – Nhật khoảng 5.500 đồng/m3 nước thải. Sau 10 năm, hệ thống xử lý nước thải sẽ được công ty TNHH Môi trường Việt – Nhật

chuyển giao miễn phí cho Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM.

Hiện tại, Bệnh viện Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh đang áp dụng mơ hình BLT để xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Theo mơ hình BLT, nhà đầu tư tư

nhân và bệnh viện ký kết hợp đồng BLT với nội dung sau: nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư xây dựng cơng trình, sau đó cho bệnh viện th cơng trình cùng với dịch vụ hình thành từ cơng trình trong thời gian 10 năm, sau đó nhà đầu tư sẽ chuyển giao cơng trình cho bệnh viện sau khi hết thời hạn hợp đồng cho thuê. Nếu bệnh viện áp dụng xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cơng theo mơ hình BLT thì bệnh viện sẽ có được các thuận lợi sau:

- Có được hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công nghệ mới theo đúng yêu cầu và đúng tiến độ.

- Chất lượng cơng trình được đảm bảo trong suốt thời gian thuê. Tất cả chi phí nguồn nhân lực vận hành, chi phí bảo trì duy tu, xử lý bùn, chi phí điện… đều do công ty đầu tư chi trả.

- Cơng trình hạ tầng thuộc sở hữu nhà nước sau khi hết hạn hợp đồng thuê. - Chủ động được dự tốn chi phí phải trả bên cho thuê hàng năm.

- Khơng phải thực hiện vai trị chủ đầu tư với các công việc vốn rất phức tạp (như đấu thầu, thanh tốn, quyết tốn…), do đó có thể chuyên tâm vào công tác

chuyên môn, cung cấp dịch vụ cốt lõi.

- Không chịu các rủi ro làm phát sinh tăng chi phí trong q trình đầu tư và khai thác cơng trình.

- Khơng phải chịu áp lực về nợ tín dụng (bệnh viện đề xuất với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM hỗ trợ kinh phí hoạt động để bệnh viện chi trả cho nhà đầu tư).

- Bệnh viện áp dụng xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo mơ hình BLT thì hồn tồn hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh viện khơng phải lo nhân công vận hành (bốn nhân công), trong khi nhân viên kỹ thuật của bệnh viện khơng đủ trình

độ, kiến thức về công nghệ xử lý nước thải hiện đại này. Do đó, trong q trình

vận hành dễ dẫn đến sai sót, khi máy móc gặp sự cố, nhân viên không can thiệp kịp thời sẽ dễ dàng để nước thải vượt tiêu chuẩn thốt ra mơi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình PPP trong đầu tư phát triển các bệnh viện công ở thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)