Ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006-2009:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 40 - 41)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam

4.1.1. Ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006-2009:

Đây là giai đoạn ngành viễn thơng di động Việt Nam được giải phóng khỏi thế độc quyền sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động tăng từ 2 doanh nghiệp là MobiFone, Vinaphone lên thành 7 doanh nghiệp là MobiFone, Vinaphone, S-fone, Viettel, E-Telecom, Vietnamobile và G-mobile. Với sự gia nhập của Viettel Telecom, thị trường đã có cuộc chạy đua về giảm giá cước dịch vụ viễn thông di động cùng hàng loạt các chương trình khuyến mại nhằm thu hút phát triển th bao mới hịa mạng, bên cạnh đó là chương trình viễn thơng cơng ích của Chính phủ đã khiến số lượng thuê bao điện thoại di động ở các tỉnh thành trên khắp cả nước tăng vượt trội với tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 60%/năm. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy khôn lường khác từ các thuê bao ảo, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu của người tiêu dùng như tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, cuộc gọi quảng cáo, lừa đảo, quấy rối, song song đó là tình trạng chất lượng dịch vụ viễn thơng tụt giảm vì q tải. Cũng trong giai đoạn này, dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông bắt đầu quan tâm đến việc đầu tư xây dựng trạm phát sóng nhằm nâng cao chất lượng

dịch vụ giữa các nhà mạng. Sự phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trong giai đoạn này đã tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế. Theo đánh giá của World Bank công bố vào tháng 3/2009, nếu tăng thêm 10% dân số sử dụng dịch vụ viễn thơng thì GDP sẽ tăng trưởng 1,21% ở các nước phát triển và 1,38% ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)