Kết quả kiểm tra hệ số tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 44 - 48)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả kiểm tra hệ số tương quan

4.3.1. Tương quan giữa các biến độc lập

Kết quả thống kê hệ số tương quan giữa các biến độc lập được trình bày trong Bảng 4.2 cho thấy đa số các cặp biến đều có hệ số tương quan thấp, dưới 50%. Một

số cặp biến có hệ số tương quan cao, trên 50% là (Chi tiêu ngân sách – Biến trễ GRDP bình quân đầu người), (Mật độ điện thoại di động/100 dân – Biến trễ GRDP bình quân đầu người), (Mật độ Internet/100 dân – Biến trễ GRDP bình quân đầu người), (Mật độ điện thoại di động/100 dân – Mật độ Internet/100 dân).

Bảng 4.2 Thống kê hệ số tương quan của các biến trong mơ hình

Lgrth L1grdp Gc/Y I/Y POP Open TELF TELM Inter

Lgrth 1.00 L1grdp -0.03 1.00 Gc/Y -0.01 -0.56 1.00 I/Y 0.14 -0.32 0.44 1.00 POP 0.00 0.23 0.09 0.03 1.00 Open 0.06 0.38 -0.29 0.04 0.23 1.00 TELF 0.08 0.15 -0.16 0.03 -0.01 -0.01 1.00 TELM -0.07 0.61 -0.27 -.013 0.14 0.20 0.15 1.00 Inter -0.05 0.65 -0.30 -0.17 0.17 0.31 -0.01 0.53 1.00

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2018)

4.3.2. Tương quan giữa biến độc lập với biến phụ thuộc

- Hình 4.1 thể hiện bản chất của mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ chi tiêu ngân sách trên GRDP với tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN là âm. Phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy khi tỷ lệ chi tiêu ngân sách trong GRDP tăng thêm 1 điểm % thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ giảm 0,0028 điểm %.

Hình 4.1 Chi tiêu ngân sách và GRDP BQĐN.

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu bảng - Hình 4.2 thể hiện bản chất của mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ vốn đầu tư cố định trên GRDP với tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN là dương. Phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy khi tỷ lệ vốn đầu tư cố định trong GRDP tăng thêm 1 điểm % thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ tăng 0,0511 điểm %.

Hình 4.2 Vốn đầu tư và GRDP BQĐN.

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu bảng - Hình 4.3 thể hiện bản chất của mối quan hệ tuyến tính giữa mật độ thuê bao điện thoại cố định/100 dân với tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN là dương. Phương

trình hồi quy tuyến tính cho thấy khi mật độ thuê bao điện thoại cố định/100 dân tăng thêm 1 thuê bao thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ tăng 0,0124 điểm %.

Hình 4.3 Điện thoại cố định và GRDP BQĐN.

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu bảng - Hình 4.4 thể hiện bản chất của mối quan hệ tuyến tính giữa mật độ thuê bao điện thoại di động/100 dân với tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN là âm. Phương trình hồi quy tuyến tính cho thấy khi mật độ thuê bao điện thoại di động/100 dân tăng thêm 1 thuê bao thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ giảm 0,0185 điểm %.

Hình 4.4 Điện thoại di động và GRDP BQĐN.

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu bảng - Hình 4.5 thể hiện bản chất của mối quan hệ tuyến tính giữa mật độ thuê bao Internet/100 dân với tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN là âm. Phương trình hồi quy

tuyến tính cho thấy khi mật độ thuê bao Internet/100 dân tăng thêm 1 thuê bao thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ giảm 0,0604 điểm %.

Hình 4.5 Internet và GRDP BQĐN.

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu bảng Như vậy, kết quả tương quan giữa các cặp biến trong Hình 4.3, Hình 4.4, Hình 4.5 khẳng định các biến dịch vụ viễn thơng có khả năng là yếu tố quan trọng quyết định tăng trưởng kinh tế, là cơ sở đảm bảo cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)