Tác động của dịch vụ điện thoại cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 48 - 50)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Kết quả mức tác động của các loại dịch vụ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế

4.4.1. Tác động của dịch vụ điện thoại cố định

Bảng 4.3 thể hiện kết quả quả hồi quy FE của dịch vụ điện thoại cố định đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Các biến độc lập L1grdp, Gc/Y, POP, Open, TELF, TELFsq có ý nghĩa thống kê tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy FE của dịch vụ điện thoại cố định đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tên biến Ký hiệu Hệ số ước lượng

Phương trình (3.1.1)

Tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN ở năm t-1 Lgrth -0.0433 Logarit của GRDP BQĐN năm t-1 L1grdp -18.18*** Tỷ lệ chi tiêu ngân sách địa phương trong

GRDP

Gc/Y -0.172***

Tỷ lệ vốn đầu tư thao giá cố định trong GRDP I/Y 0.00315 Tỷ lệ tăng trưởng dân số POP -3.301*** Mức độ mở cửa hội nhập Open 1.382*** Mật độ thuê bao điện thoại cố định/100 dân TELF -0.528*** Bình phương mật độ thuê bao điện thoại cố

định/100 dân TELFsq 0.00563*** Hằng số cons 204.9*** N R-sq 630 0.266 Ghi chú:*, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%.

Nguồn: Tính tốn của tác giả (2018) Một số nhận định được rút ra từ kết quả mơ hình hồi quy trong bảng 4.3: - Hệ số trễ của GRDP đo lường tác động các mức GRDP trong quá khứ đối với tăng trưởng của năm tiếp theo là tiêu cực và có ý nghĩa ở mức 1%.

- Hệ số Gc/Y tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa ở mức 1%.

- Hệ số POP là âm, trong khi hệ số Open là dương, phù hợp với các nghiên cứu trước đó.

- Trái với kỳ vọng ban đầu, hệ số biến dịch vụ điện thoại cố định (TELF) là âm và có ý nghĩa mạnh mẽ ở mức 1% trong cả 2 mơ hình, khẳng định dịch vụ điện thoại cố định tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hệ số bình phương của biến dịch vụ điện thoại cố định (TELFsq) trong phương trình (3.2.1) lại mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy việc duy trì đầu tư phát triển thuê bao điện thoại cố định là cần thiết cho quá trình tăng trưởng, đặc biệt ở những địa phương có mức GRDP cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích ý nghĩa các hệ số  có ý nghĩa thống kê trong phương trình (3.1.1) bảng 4.3:

- Khi logarit tự nhiên của GRDP BQĐN ở năm (t-1) tăng gấp đôi, tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN ở năm t giảm 18.18 điểm %.

- Khi tỷ lệ chi ngân sách tăng 1 điểm %, tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN giảm 0.172 điểm %.

- Khi tỷ lệ tăng trưởng dân số tăng 1 điểm %, tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN giảm 3.3 điểm %.

- Khi mức độ mở cửa hội nhập tăng 1 điểm %, tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN tăng 1.38 điểm %.

- Khi mật độ điện thoại cố định/100 dân tăng thêm 1 thuê bao, tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN giảm 0,528 điểm %.

- Ý nghĩa hệ số 8 trong phương trình (3.2.1) cho thấy khi bình phương của mật độ điện thoại cố định/100 dân tăng thêm 1 thuê bao, tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN tăng 0,00563 điểm %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)