Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Kiểm định tính ổn định của mơ hình
4.5.1. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Như đã trình bày trong phần 4.3.1, mơ hình có các cặp biến độc lập có hệ số tương quan cao (trên 50%) nên chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Do vậy, tác giả đã tiến hành bỏ bớt biến trễ biến phụ thuộc (Lgrth). Kết quả cho thấy khi bỏ bớt biến Lgrth thì hệ số VIF trung bình giảm xuống < 10 và hệ số các biến cịn lại trong mơ hình khơng có sự thay đổi lớn, giá trị P-value của các biến chính vẫn có ý nghĩa thống kê (xem Phụ lục 1). Điều này đã khẳng định tính ổn định của mơ hình nghiên cứu và tác giả chấp nhận hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mơ hình mà khơng cần khắc phục.
4.5.2. Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan
Kết quả kiểm định 6 phương trình trong mơ hình I và mơ hình II trong bài cho thấy các giá trị (Prob > Chi2) và giá trị (Prob > F) đều có giá trị bằng 0 < 1% nên bác bỏ giả thuyết H0, tức mơ hình vừa có hiện tượng phương sai, sai số thay đổi vừa có hiện tượng tự tương quan (xem Phụ lục 1).
Để khắc phục các khiếm khuyết này, tác giả đã tiến hành chạy mơ hình hồi quy các tác động cố định với phương pháp ước lượng sai số của Driscoll và Kraay (1998) nhằm cho một kết quả ước lượng đáng tin cậy hơn.
Bảng 4.6 trình bày mức tác động của từng loại dịch vụ viễn thông đến tăng trưởng kinh tế sau khi khắc phục các khuyết điểm trong mơ hình theo phương pháp
Driscoll và Kraay (D&K). Kết quả cuối cùng, sau khi đã kiểm soát chi tiêu ngân sách, tổng mức đầu tư, tăng trưởng dân số, và mức độ mở cửa cho thấy các phương trình trong mơ hình II có ý nghĩa thống kê ở các biến viễn thông cao hơn các phương trình trong mơ hình I. Do đó, tiếp theo sau đây, tác giả chọn mơ hình II để đánh giá, thảo luận.
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo phương pháp D&K
Ký hiệu tên biến
Hệ số ước lượng theo phương pháp D&K
(3.1.1) (3.1.2) (3.1.3) Lgrth -0.0433 -0.0547 -0.0546 L1grdp -18.18*** -17.78*** -18.09*** Gc/Y -0.172*** -0.181*** -0.163*** I/Y -0.0031 -0.0012 0.0079 POP -3.301*** -2.935*** -3.008*** Open 1.382*** 1.581*** 1.441*** TELF -0.528*** TELFsq 0.00563*** TELM 0.0783*** TELMsq -0.000189 Inter 0.391*** Inter-sq -0.00449*** cons 204.9*** 192.4*** 196.9*** N 630 630 630
Ghi chú:*, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%.
- Hệ số biến trễ L1grdp đo lường tác động của các mức GRDP trong quá khứ đối với tăng trưởng tiếp theo là tiêu cực và có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả này ủng hộ giả thuyết hội tụ, cho thấy các tỉnh có mức GRDP BQĐN cao hơn có xu hướng tăng trưởng chậm hơn.
- Gc/Y là tỷ trọng chi tiêu ngân sách địa phương trong GRDP có mối liên hệ tiêu cực đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi tỷ trọng chi ngân sách tăng 1 điểm %, thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ giảm từ 0.16 điểm % đến 0.18 điểm %. Điều này cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cần phải xem xét lại việc phân bổ ngân sách chi tiêu cho phù hợp, tránh gây lãng phí.
- Tỷ lệ tăng trưởng dân số (POP) có tác động tiêu cực mạnh mẽ đến tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Cứ thêm 1 điểm % tỷ lệ tăng dân số thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ giảm khoảng 3 điểm %.
- Sự kết hợp giữa mức độ mở cửa (OPEN) và tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN là dương, tức khi tỷ trọng xuất nhập khẩu tăng 1 điểm %, thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ tăng từ 1.3 đến 1.5 điểm %. Như vậy, chính sách thúc đẩy tăng lượng hàng hóa xuất nhấp khẩu hiện nay của các địa phương đang hỗ trợ giúp tăng trưởng kinh tế tốt.
- Hệ số biến dịch vụ điện thoại cố định (TELF) tác động tiêu cực mạnh mẽ đến
tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, khi mật độ điện thoại cố định/100 dân tăng thêm 1 thuê bao thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN giảm 0,528 điểm %. Điều này cho thấy việc sử dụng dịch vụ điện thoại cố định ở các địa phương trong giai đoạn hiện nay không đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Thực tế, số lượng thuê bao điện thoại cố định đang ngày càng giảm mạnh do tính khơng tiện lợi trong quá trình sử dụng.
- Hệ số biến dịch vụ điện thoại di động (TELM) có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, khi mật độ điện thoại di động/100 dân tăng thêm 1 thuê bao thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ tăng 0,0783 điểm %. So với dịch vụ điện thoại cố định thì mức tác động dương này khá thấp.
- Hệ số biến Internet (Inter) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa 1%. Cụ thể, khi mật độ internet/100 dân tăng thêm 1 thuê bao thì tỷ lệ tăng trưởng GRDP BQĐN sẽ tăng 0,391 điểm %. Mức tác động tương đối cao đúng với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ 4.0 hiện nay của Chính phủ Việt Nam.
Kết quả các biến bình phương của biến dịch vụ viễn thông trong Bảng 4.6 báo cáo hiệu quả về “tính kinh tế trên quy mơ đầu tư phát triển thuê bao viễn thông” cho thấy: Hệ số của TELFsq là tích cực ở mức ý nghĩa 1%, như vậy Chính phủ vẫn phải tiếp tục duy trì phát triển dịch vụ thuê bao điện thoại cố định, đặc biệt là ở những khu vực có nền kinh tế đang phát triển vì đây sẽ là dịch vụ đem lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Trái lại, hệ số của biến Inter-sq là tiêu cực ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy tính kinh tế theo quy mơ sẽ giảm dần khi tăng kích thước đầu tư phát triển th bao internet. Hay nói cách khác, tác động tích cực của dịch vụ internet đối với tăng trưởng GRDP là lớn nhất đối với những địa phương có số lượng thuê bao nhỏ nhất. Hiệu ứng gia tăng tích cực trở nên ít quan trọng hơn ở những địa phương đã có số lượng thuê bao internet phát triển mạnh như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tương tự như khái niệm về lợi nhuận giảm dần về vốn. Điều này cho thấy rằng các địa phương đang ở giai đoạn phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ có khả năng hưởng lợi nhiều hơn bằng cách thiết lập số lượng thuê bao internet cơ bản ổn định. Cơ quan quản lý nhà nước nên xây dựng chính sách khuyến khích phát triển thuê bao internet ở những địa phương chưa phát triển sẽ đem lại hiệu quả đầu tư cao hơn trong tương lai.