Ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2010-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 41 - 42)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về ngành viễn thông Việt Nam

4.1.2. Ngành viễn thông Việt Nam giai đoạn 2010-2016

Tính đến thời điểm năm 2016, Việt Nam đã có hơn 130 triệu thuê bao điện thoại di động và cố định, với mật độ là 140 máy/100 dân, tăng gấp 8 lần so với cùng thời điểm năm 2005 (dữ liệu được lấy từ Bộ Thông tin và Truyền thông). Với sự ra đời của các thiết bị di động cầm tay như điện thoại di động thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay,…, các sản phẩm nghe nhìn có độ phân giải cao như Internet TV, SmartTV,… đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của thuê bao Internet băng thông rộng di động và cố định. Cụ thể, thuê bao băng rộng cố định tại Việt Nam tăng bình quân 25%/năm và thuê bao băng rộng di động tăng bình quân 46,9%/năm

(ITU(2018))

Thương mại điện tử trong thời gian này cũng phát triển nhanh chóng và có tác động tích cực đến q trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn các tỉnh thành Việt Nam. Theo báo cáo Chỉ số thương mại điện tử năm 2014 do Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cơng bố, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai sau Hà Nội về phát triển thương mại điện tử với 4 yếu tố thành phần là hạ tầng và nguồn nhân lực, giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, giao dịch giữa chính quyền và doanh nghiệp.

Mức sống dân cư ngày càng gia tăng cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn đã tác động tích cực đến phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thơng nói chung và ngành viễn thơng nói riêng. Tổng sản phẩn quốc nội ngành thông tin và truyền thông của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 tăng trưởng khá cao và có những đóng góp quan trọng vào q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ.

Ngồi ra, với cơng nghệ di động 3G – 4G, công nghệ cáp quang, Internet di động chất lượng cao đã nhanh chóng đi vào đời sống của người dân, tốc độ tăng thuê bao Internet bình quân hàng năm vào khoảng 13%/năm (ITU(2018)). Điều này đã làm thay đổi thói quen, hành vi mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ viễn thông của đa số người dân Việt Nam. Thị trường ngành viễn thơng gặp nhiều khó khăn hơn khi vừa phải tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng mạng lưới phủ sóng, vừa phải cạnh tranh đưa ra các gói cước hấp dẫn nhằm tăng lưu lượng sử dụng các dịch vụ truyền thống so với các dịch vụ OTT (dịch vụ gọi điện, nhắn tin qua các ứng dụng miễn phí trên điện thoại thơng minh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) viễn thông và tăng trưởng kinh tế việt nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)