6. Kết cấu luận văn
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
2.1.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Năm Căn
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Ngọc Hiển và đi vào hoạt động từ đầu năm 2004 theo Nghị định số 138/2003/NĐ-CP ngày 17/11/2003 của Chính phủ về việc thành lập các huyện Năm Căn và Phú Tân tỉnh Cà Mau. Hiện nay, Huyện Năm Căn có diện tích tự nhiên 48.280 ha, dân số cuối năm 2016 là 65.589 người (Niên giám thống kê huyện Năm Căn, 2016).
- Phía Đơng tiếp giáp Biển Đơng
- Phía Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan.
- Phía Bắc tiếp giáp 3 huyện: Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi.
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Ngọc Hiển.
Nguồn: Việt Bản Đồ
Tính đến ngày 31/12/2016, huyện Năm Căn có 08 đơn vị hành chính, gồm thị trấn Năm Căn và các xã: Hàm Rồng, Đất Mới, Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Tam Giang, Tam Giang Đơng, Lâm Hải; tổng cộng có 70 ấp, khóm (57 ấp, 13 khóm).
Khí hậu
Huyện Năm Căn mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo, nên nhiệt độ
quanh năm cao, nhiệt độ trung bình 26,9oC. Huyện Năm Căn là địa bàn có lượng mưa
cao trong tỉnh cũng như trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, đường đẳng mưa chạy qua trung tâm huyện có lượng mưa trung bình hàng năm là 2.200 mm.
Trong năm, khí hậu phân chia làm 2 mùa khác biệt là mùa mưa và mùa khô, tương ứng với 2 mùa là 2 hướng gió thịnh hành khác nhau:
- Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành hướng Đơng và
Đơng Bắc, vận tốc gió trung bình từ 1,6 - 2,8m/s, trong mùa khơ biển tương đối lặng, thời tiết tốt, thuận lợi cho khai thác biển, nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, du lịch…
- Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, gió thịnh hành hướng Tây Nam, tốc độ
trung bình từ 1,8 - 4,5m/s, lượng mưa lớn, trong mùa mưa thỉnh thoảng xuất hiện áp thấp gần bờ, giơng, lốc, gió xốy cấp 7 - cấp 8, ảnh hưởng đối với nghề khai thác biển, đi lại khó khăn...
Tài nguyên đất
Huyện Năm Căn là vùng đất trẻ, chủ yếu được dùng trong phát triển nông nghiệp như sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, lâm nghiệp như trồng rừng và nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, nuôi cua.
Bảng 2.1 Diện tích đất của huyện Năm Căn, Cà Mau năm 2016
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất nông nghiệp 41.772,50 86,52
Đất phi nông nghiệp 6.063,70 12,56
Đất chưa sử dụng 443,70 0,92
Theo thống kê của chi cục huyện Năm Căn năm 2016, đất nông nghiệp (đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) chiếm 86,52% diện tích đất tự nhiện, trong đó diện tích đất ni trồng thủy sản là 28.192,4 ha chiếm 67,49% diện tích đất nơng nghiệp và 58,39% diện tích đất tự nhiên của huyện Năm Căn, cho thấy thế mạnh của huyên Năm Căn là nuôi trồng thủy sản.
Tài nguyên nước, biển
Huyện Năm Căn phía Đơng tiếp giáp với biển Đơng và phía Tây tiếp giáp với Vịnh Thái Lan. Do đó, huyện Năm Căn có tổng chiều dài bờ biển tương đối dài là 34,8 km chiếm 13,7% tổng chiều dài bờ biển của tỉnh Cà Mau, trong đó có 19 km là bờ biển của biển Đông và 15,8 km là bờ biển của Vịnh Thái Lan. Nên nguồn nước của các kênh, rạch, sơng của huyện Năm Căn tồn bộ là nước mặn, phù sa bồi đắp liên tục, thủy triều lên xuống nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, đặc biệt là tơm, cua, cá,…
Tài ngun rừng
Diện tích trồng rừng tại huyện Năm Căn tăng liên tục từ năm 2014 đến năm 2016, gồm 3 loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng của huyện Năm Căn 100% là rừng ngập mặn, vì tồn bộ nguồn nước là nước mặn.
Bảng 2.2 Diện tích rừng của huyện Năm Căn từ năm 2014 đến năm 2016
Đơn vị tính: ha Loại rừng 2014 2015 2016 Sản xuất 4.246 6.150 6.708 Phòng hộ 4.129 4.129 3.622 Đặc dụng 3.776 1.938 1.930 Tổng 12.151 12.217 12.260
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Năm Căn 2016
Diện tích rừng tính đến 31/12/2016 là 12.260 ha, chiếm tỷ trọng 25,39% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Năm Căn, trong đó diện tích rừng sản xuất là 6.708 ha chiếm tỷ lệ 54,71% diện tích rừng, diện tích rừng phịng hộ là 3.622 ha chiếm tỷ lệ 29,54% tổng diện tích rừng, diện tích rừng đặc dụng là 3.776 ha chiếm tỷ lệ 15,74%
2.1.1.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Năm Căn
Tính đến 31/12/2016, dân số trung bình của huyện Năm Căn là 65.846 người,
mật độ dân số là 136 người/km2, trong đó Nam là 32.929 người chiếm 50,01%, Nữ
là 32.917 chiếm tỷ lệ 49,99%, cho thấy sự đồng đều về giới tính và mật độ sinh sống cũng thưa thớt.
Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm từ năm 2014 đến 2016 thấp, xấp xỉ 0,3%. Cho thấy sự ổn định về dân số.
Dân số phân theo thành thị trong năm 2016 là 19.064 người chiếm 28,95%, nông thôn là 46.782 người chiếm tỷ trọng 71,05%. Dân số tập trung phần lớn là ở nông thôn, từ bảng 2.3 cho thấy, từ năm 2014 – 2016 có sự dịch chuyển dân số từ nơng thơn lên thành thị nhưng với tỷ lệ khá nhỏ.
Bảng 2.3 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị nông thôn.
Năm Tổng số (người)
Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2014 65.589 32.825 32.764 18.900 46.689 2015 65.724 32.874 32.850 18.987 46.737 2016 65.846 32.929 32.917 19.064 46.782 Tốc độ tăng (%) 2014 100,28 100,06 100,50 100,28 100,28 2015 100,21 100,15 100,26 100,46 100,10 2016 100,19 100,12 100,27 100,41 100,10 Cơ cấu (%) 2014 100,00 50,05 49,95 28,82 71,18 2015 100,00 50,02 49,98 28,89 71,11 2016 100,00 50,01 49,99 28,95 71,05
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Năm Căn 2016
Tổng số lượng lao động của huyện Năm Căn tính đến 31/12/2016 là 37.821 người, chiếm tỷ trọng 57,44% tổng dân số, trong đó: có 34.507 lao động là làm việc
ngoài nhà nước chiếm 91,24% và 3.314 làm việc nhà nước chiếm 8,76% lực lượng lao động.
2.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm qua, q trình đơ thị hóa của huyện Năm Căn diễn ra khá nhanh, nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng, một số khu dân cư được chỉnh trang và xây dựng mới, góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo của huyện Năm Căn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, từ khi Thủ tướng Chính phủ thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau (theo Quyết định số 66/2010/QĐ-TTg ngày 27/10/2010) và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Năm Căn, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 (theo Quyết định số 296/QĐ-TTg ngày 12/3/2012), thì tốc độ phát triển cơng nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn càng diễn ra nhanh chóng.
Bảng 2.4 Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Năm Căn phân theo ngành kinh tế từ năm 2014 – 2016
ĐVT: triệu đồng
Ngành 2014 2015 2016
Tổng số 3.552.835 3.160.087 3.179.010
Nông nghiệp và Lâm nghiệp 85.778 101.757 116.141
Thuỷ sản 2.289.885 2.301.038 2.182.537
Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.088.484 754.103 875.917
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
và sản xuất nước đá 88.688 3.189 3.965
Cơ cấu (%)
Nông nghiệp và Lâm nghiệp 2,41% 3,22% 3,65%
Thuỷ sản 64,45% 72,82% 68,65%
Công nghiệp chế biến, chế tạo 30,64% 23,86% 27,55%
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
và sản xuất nước đá 2,50% 0,10% 0,12%
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Năm Căn 2016
Tổng giá trị sản xuất tồn ngành năm 2016 đạt 3.179.010 triệu đồng; trong đó: nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 116.141 triệu đồng chiếm 3,65%, thủy sản đạt
2.182.537 triệu đồng chiếm 68,65%, công nghiệp đạt 875.917 triệu đồng chiếm 27,55% tổng giá trị ngành. Nhìn chung, ngành thủy sản huyện Năm Căn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2014 -2016, dao động từ 64,45 – 72,82%, vì đây là thế mạnh của huyện.