6. Kết cấu luận văn
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN NĂM CĂN, TỈNH CÀ MAU
2.1.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cua Năm Năn Cà Mau
2.1.2.1 Giới thiệu Cua Năm Căn Cà Mau
Huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau có hệ thống hơn 200 sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt với chiều dài hơn 680,76 km, có nhiều lợi thế phát triển ni trồng thủy sản. Bên cạnh tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là cua.
Hình 2.2 Cua thương phẩm Năm Căn Cà Mau
Cua Năm Căn phần lớn được ni theo hình thức quảng canh, theo phương pháp tự nhiên sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loại thủy sản khác. Bên cạnh đó, mơi trường khí hậu ổn định nên tạo lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác. Cua Năm Căn Cà Mau, là một trong những mặt hàng tươi sống được cục sở hữu trí tuệ cơng nhận là nhãn hiệu đầu tiên của Cà Mau.
Huyện Năm Căn nằm ven biển, độ mặn cao và ổn định, mật độ cây rừng cịn dày nên mơi trường sinh thái tự nhiên ở Năm Căn thuận lợi để cua biển phát triển với
nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào phong phú. Do đó thịt cua, gạch cua ở Năm Căn ngon hơn, chắc hơn với những vùng có độ mặn thấp và khơng ổn định. Đó cũng là một trong những thế mạnh, mà chính quyền địa phương huyện Năm Căn khuyến khích người dân áp dụng đại trà trong nhiều năm vừa qua, giúp nông hộ thu lợi mỗi năm từ vài chục đến vài trăm triệu mỗi năm nhờ con cua biển.
Theo lãnh đạo quản lý NHTT và các cơ sở kinh doanh cua Năm Căn có nhiều năm kinh nghiệm cho biết một số dấu hiệu để nhận biết Cua Năm Căn Cà Mau như: cua Năm Căn có màu đậm hơn; chân cua, nhất là 2 càng cua cử động mạnh hơn; thời gian sống của cua Năm Căn dài hơn; thịt cua chắc và ngọt hơn cua vùng khác.
2.1.2.2 Tình hình sản xuất cua tại huyện Năm Căn, Cà Mau
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực Nam của tổ quốc, nằm trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long có chiều dài bờ biển 254 km, gần 70.000 ha đất rừng ngập mặt, hơn 250.000 ha diện tích ni cua kết hợp với nhiều loại thủy hải sản khác, nên cua biển Cà Mau luôn dẫn đầu cả nước về chất lượng và sản lượng.
Do chịu ảnh hưởng bởi tăng trưởng dân số và khai thác quá mức nên cua biển khai thác tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên phần lớn cua biển ở Năm Căn, tỉnh Cà Mau được nuôi xen canh với tôm và các thủy hải sản khác theo hình thức quảng cảnh hoặc ni tập trung theo mơ hình quảng canh cái tiến (QCCT) dưới các tán rừng, tận dụng thức ăn tự nhiên và nguồn nước mặn ổn định.
Cụ thể diện tích ni theo hình thức quảng canh, QCCT chiểm tỷ trọng cao với hơn 99% diện tích ni trồng thủy sản trong giai đoạn 2014 – 2016. Trong năm 2016, diện tích ni quảng canh, QCCT là 23.605 ha chiếm 99,63% diện tích ni trồng thủy sản.
Cua giống được các hộ nông dân mua trực tiếp tại các trại sản xuất cua giống trên địa bàn huyện Năm Căn, cứ sau 3-4 tháng các hộ nơng dân thả bình qn từ 4.000 đến 5.000 con cua giống, tùy vào diện tích ni và năng suất mà người nông dân quyết định tần suất và số lượng thả ni.
Bảng 2.5: Diện tích ni trồng thủy sản tại địa bàn huyện Năm Căn giai đoạn 2014 -2016
Đơn vị tính: ha
Hình thức ni 2014 2015 2016
Nuôi thâm canh, bán thâm canh 86 105 88
Quảng canh, quảng canh cải tiến 25.508 25.764 23.605
Tổng 25.594 25.869 23.693
Cơ cấu (%)
Nuôi thâm canh, bán thâm canh 0,34% 0,40% 0,37%
Quảng canh, quảng canh cải tiến 99,66% 99,60% 99,63%
Nguồn: Báo cáo tình hình ni trồng thủy sản huyện Năm Căn 2016
Cua tại huyện Năm Căn được ni theo hình thức quảng canh cùng với tơm, cá,… theo phương pháp nuôi tự nhiên sinh thái. Cua được thu hoạch dần sau 4 – 5 tháng thả con giống, do được nuôi trong môi trường gần như là tự nhiên, tận dụng thức ăn và nguồn nước mặn ổn định nên sản lượng cua cũng như năng suất thu hoạch cua khơng cao so với các hình thức ni thâm canh, bán thâm canh nhưng chất lượng con cua sau khi thu hoạch cao hơn, cua có sức sống lâu hơn so với các hình thức ni khác. Bảng 2.6 cho thấy sản lượng cua thu hoạch trung bình trong 3 năm từ 2014 đến năm 2016 là 3.660 tấn, đạt năng suất bình qn 0,15 tấn/ha, trong đó năm 2016 đạt năng suất cao nhất với 0,16 tấn/ha với sản lượng 4.135 tấn/ha.
Bảng 2.6: Sản lượng, diện tích, năng suất ni cua tại địa bàn huyện Năm Căn giai đoạn từ 2014-2016
Tiêu chí 2014 2015 2016 Trung bình
Sản lượng cua ni (tấn) 3.320 4.135 3.525 3.660
Diện tích ni cua (ha) 25.388 25.624 23.445 24.819
Có nhiều cách để thu hoạch cua, nhưng chủ yếu là tập trung vào 2 phương thức là dùng cần câu và thả rập, phần lớn nông dân thu hoạch cua bằng cách thả rập với mồi là cá, lịch,.. và đi thăm sau 2-3 giờ thả rập, với phương pháp này cho hiệu quả cao hơn so với cách gắn mồi vào cần câu và các cách thức khác. Cua là mặt hàng tươi sống, sau khi thu hoạch sẽ được buộc dây thường là dây kiến, dây vải, dây chuối, dây lát,… để dễ bảo quản, vận chuyển và bảo vệ cua, người tiêu dùng.
Ưu điểm: cua Năm Căn Cà Mau được ni với nguồn nước mặn bằng hình thức
quảng canh theo phương pháp tự nhiên, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, độ mặn ổn định. Đây là thế mạnh và lợi thế tiềm năng của cua Năm Căn, tạo nên sự đặc trưng và khác biệt về cách thức nuôi cũng như chất lượng cua thương phẩm sau khi thu hoạch so với các vùng lân cận hoặc tỉnh khác như Bạc Liêu, Trà Vinh,.. được nuôi trong đầm với nguồn nước lợ, độ mặn không ổn định.
Nhược điểm: với hình thức ni tự nhiên này cho chất lượng cao và đặc trưng,
nhưng năng suất thu hoạch chưa cao do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Ngoài ra, cách thức thu hoạch cịn đơn giản, thơ sơ khơng thể thu hoạch đại trà với số lượng lớn, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong các năm gần đây.
2.1.2.3 Thực trạng tiêu thụ Cua Năm Căn Cà Mau
Cua Năm Căn Cà Mau được nhiều người, nhiều nơi trong nước và ngoài nước biết đến và được tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Theo số liệu khảo sát, huyện Năm Căn ước tính có khoảng 70 vựa cua thu mua lớn nhỏ và cua Năm Căn tiêu thụ trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 25-30% trên tổng sản lượng, khoảng 70-75% sản lượng là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc.
Tiêu thụ trong nước
Trong nước, chủ yếu cua Năm Căn được tiêu thụ qua các chợ đầu mối, chợ truyền thống, siêu thị, nhà hàng, vựa hải sản,… tại các thành phố lớn, nơi tập trung đơng dân như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ,… người tiêu dùng mua cua sống tại các chợ, vựa hải sản, nhà hàng, siêu thị có gắn mác cua Năm Căn, cua Cà Mau về tự chế biến hoặc tiêu dùng trực tiếp tại nhà hàng. Tuy nhiên, phần lớn cua được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam là cua loại 2 - sản phẩm
còn lại sau khi trải qua quá trình chọn lựa để xuất khẩu sang Trung Quốc được bày bán tại các chợ, lề đường với chất lượng kém và giá rẻ, chỉ một số ít cua có chất lượng loại 1 được bán tại một số nhà hàng, vựa hải sản với dây trói to và giá khá cao.
Theo đa số các chủ doanh nghiệp kinh doanh cua Năm Căn cho biết, trong những năm gần đây lượng tiêu thụ trong nước đang tăng dần do danh tiếng về cua Năm Căn, cua Cà Mau được chú trọng quảng bá hơn, kinh tế phát triển kéo theo thu nhập của khách hàng cũng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cua có chất lượng cao từ thiên nhiên cũng cao. Tuy nhiên, hiện nay khách hàng khó tiếp cận được hay nhận biết được, tin tưởng chất lượng cua Năm Căn nói riêng, cua Cà Mau nói chung đang bày bán trên thị trường trong nước.
Tiêu thụ ngoài nước
Cho đến nay, chưa có một cơ sở kinh doanh cua Năm Căn xuất khẩu sang nước ngồi theo đường chính ngạch, nên cua Năm Căn chủ yếu được xuất khẩu theo phương thức buôn bán tiểu ngạch sang Trung Quốc (cịn gọi là bn bán biên mậu), chiếm tỷ trọng 70 – 75% tổng sản lượng, tương ứng với sản lượng thu hoạch bình quân từ năm 2014 - 2016 khoảng 2.562 – 2.745 tấn/năm.
Tiêu thụ cua Năm Căn theo đường tiểu ngạch với Trung Quốc chủ yếu theo hình thức: các thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc không trực tiếp thu mua mà thông qua một trung gian khác cư trú tại huyện Năm Căn hoặc thành phố Hồ Chí Minh đặt hàng để các thương lái, chủ cơ sở kinh doanh thu mua cua và tổ chức vận chuyển bằng xe kết hợp với đường hàng không ra cho các doanh nghiệp liên kết với các thương lái, doanh nghiệp Trung Quốc ở các cửa khẩu tại các tỉnh gần biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn,… sau đó làm các thủ tục và chuyển hàng qua Trung Quốc.
Với phương thức buôn bán theo đường tiểu ngạch này, các hồ sơ thủ tục khá đơn giản, không cần ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, các giấy tờ chỉ mang tính chất thủ tục nhằm phục vụ xuất khẩu dễ dàng nên các cơ sở kinh doanh cua Năm Căn và thương lái Trung Quốc rất ưu chuộng cách thức này. Ngồi ra, tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc liên kết với các cơ sở kinh doanh trong việc khai báo sai về sản
lượng và giá cả nhằm mục đích giảm thuế thu nhập kinh doanh cũng như thuế xuất nhập khẩu thường xuyên xảy ra. Do khơng có hợp đồng, khơng có ràng buộc về pháp lý, ghi sai thơng tin nên trình trạng các thương lái Trung Quốc khơng thanh toán cho người bán dễ xảy ra, các cơ sở kinh doanh không đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện, khó xử lý nên phải chịu nhiều thiệt hại.
Trong những năm gần đây, tình trạng bán cua kém chất lượng hoặc không đúng nguồn gốc giả danh cua Năm Căn, cua Cà Mau ở các lề đường, nhà hàng, vựa hải sản rất nhiều. Người tiêu dùng, cũng khó phân biệt cua có chất lượng và đúng nguồn gốc .Thêm vào đó, chưa có một đại lý, nhà hàng nào phân phối sản phẩm cua mang NHTT Cua Năm Căn Cà Mau làm ảnh hướng đến hình ảnh cua Năm Căn, cua Cà Mau trong lịng khách hàng.