Hình thức can thiệp gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

3.2. Hình thức can thiệp gián tiếp

3.2.1. Trợ cấp cho các start-up

Phương thức trợ cấp được đánh giá là khá hiệu quả ở nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ với Chương trình SBIR (chương trình cơng nghệ tiên tiến). SBIR được thành lập năm 1982; trong đó, các cơ quan thuộc liên bang đánh giá các đề xuất để nhận được trợ cấp từ SBIR dựa trên tập hợp các tiêu chí bao gồm trình độ kinh doanh, mức độ đổi mới, sự xuất sắc về mặt kĩ thuật và thị trường tiềm năng trong tương lai. Lerner (2009) đã phân tích tác động dài hạn của chương trình SBIR bằng cách soạn ra một bộ dữ liệu những công ty nhận được trợ cấp của SBIR và so sánh với những công ty không nhận được trợ cấp từ SBIR. Kết quả phân tích cho thấy, những cơng ty nhận được trợ cấp từ SBIR sau một vài năm có khả năng nhận được vốn mạo hiểm cao hơn so với những công ty không nhận được trợ cấp. Hơn nữa, những công ty nhận được trợ cấp có cơng việc kinh doanh tốt hơn và doanh số bán hàng cũng tăng. Chương trình SBIR liên bang đóng vai trị là chất xúc tác đối với những ngành CNC, giảm khoảng cách thông tin mà những nhà đầu tư phải đối mặt và giúp doanh nghiệp đã được chứng nhận nhận được vốn mạo hiểm.

11 Quasi-Public Corporation.

Hộp 3.2. Trợ cấp cho start-up của Chính phủ Đức

Phương thức trợ cấp cho DNKN cũng được chính phủ Đức sử dụng hiệu quả. Đức đã có chính sách hỗ trợ tài chính cho nhiều đối tượng với mục đích tăng cường vai trị của nhà nước đối sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là khuyến khích các ngành CNC. Những đối tượng nhận được hỗ trợ tài chính là các DNKN và SMEs. Bộ Kinh tế và Công nghệ Đức đề ra chiến lược thực hiện tài trợ tài chính cho các dự án nhằm phát triển start-up ở khu vực KH&CN và kích thích hoạt động khởi nghiệp ở các trường đại học, viện nghiên cứu trong toàn liên bang. Bộ cũng mở rộng quỹ CNC Grunderfunds chuyên cấp vốn mạo hiểm cho các DNKN về cơng nghệ. Chính phủ cũng thiết lập các điều kiện về thuế cho hoạt động ĐTMH. Luật Thuế thu nhập tập thể có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 đã khiến doanh nghiệp có thêm nhiều khích lệ và quyền hạn đối với sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh đó, chính phủ Đức cũng dành một khoản chi đáng kể hàng năm để hỗ trợ SMEs với mục đích tăng tỷ trọng trong đổi mới của SMEs. Việc tài trợ này cũng nhằm hỗ trợ cho hoạt động đổi mới, tương ứng với từng dạng công nghệ mà doanh nghiệp tham gia, số vốn tài trợ đã tăng từ 460 triệu Euro năm 2006 lên hơn 670 triệu Euro năm 2009 (Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2015).

3.2.2. Ưu đãi thuế

Những ưu đãi thuế cho các DNKN ln được Chính phủ nhiều quốc gia thực hiện nhằm tăng tính hấp dẫn của mơi trường khởi nghiệp.

ĐTMH ở Mỹ được khuyến khích bởi cả hai biện pháp về thuế là: thuế lãi vốn thấp và những ưu đãi thuế có mục tiêu. Ở cấp độ bang, những ưu đãi tài chính cụ thể phổ biến hơn ở cấp độ liên bang. Ví dụ, bang Maine và Ohio cung cấp các khoản tín dụng thuế cho các nhà đầu tư thiên thần. Bang Indiana, Vermont và Tây Virginia đưa ra những khoản tín dụng thuế cho những nhà đầu tư để đủ tiêu chuẩn tham gia quan hệ đối tác ĐTMH, dao động từ 20 – 30% số tiền đầu tư. Giảm thuế nhiều nhất được áp dụng cho các công ty bảo hiểm – nhận được các khoản tín dụng thuế từ 100-120% số tiền họ đầu tư vào các thực thể được “chứng nhận công ty vốn” (certificated capital companies – CAPCOs). Một CAPCO là một tổ chức kinh doanh có lợi nhuận để cung cấp vốn mạo hiểm cho những cơ sở kinh doanh địa phương “đủ điều kiện” trong nỗ lực để tạo ra cơ hội việc làm mới ở địa phương. Chương trình này có nguồn gốc từ Louisiana và đã lan tỏa ra nhiều bang khác.

Ở cấp độ liên bang, chương trình New Market Tax Credit (NMTC) năm 2000 hướng tới tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và tạo việc làm trong vùng khó khăn. NMTC cho phép người nộp thuế nhận được một khoản tín dụng để bù vào khoản thuế thu nhập liên bang của họ. Tín dụng đối với tổng số người nộp thuế là 39% của khoản đầu tư và

được đưa ra trong 7 năm. Chi phí thuế liên bang cho chương trình này ước tính 15 tỷ USD mỗi năm. Những ưu đãi thuế của tiểu bang và liên bang khá tốn kém và tính hữu dụng của chúng trong một thị trường ĐTMH đã trưởng thành và quy mô như ở Mỹ cần phải được xem xét lại.

3.2.3. Đưa ra những quy định/điều tiết

Những quy định/điều tiết của chính phủ đóng vai trị quan trọng đối với sự thành công của thị trường ĐTMH. Tinh thần doanh nhân chỉ có thể được thai nghén và hình thành trong một quốc gia có mơi trường thể chế, pháp lý minh bạch với những quy định mang tính khuyến khích chứ khơng thể được lớn lên trong một môi trường có tính kìm hãm.

Những quy định liên quan đến phát triển thị trường chứng khốn (TTCK)

Thụy Điển là nơi có nhiều quy định tiến bộ liên quan đến TTCK (Baygan G.,2003). Sự hình thành của thị trường OTC Thụy Điển năm 1982 và hoạt động mạnh mẽ của TTCK đi theo sự tự do hóa tài chính vào giữa những năm 1980 đóng góp vào sự phát triển trong giai đoạn đầu của ngành công nghiệp ĐTMH. Tuy nhiên, khi những điều kiện về tài chính và kinh tế xấu đi vào đầu những năm 1990 thì những lựa chọn thối vốn thơng qua TTCK là không khả thi đối với một số loại hình doanh nghiệp của Thụy Điển. TTCK chính của Thụy Điển – OM Stockholmsborsen đã bị bãi bỏ vào năm 1993 và sự độc quyền của nó về vốn chủ sở hữu theo đó cũng mất đi. Ba thị trường mới được thiết lập để cải thiện sự niêm yết OTC (O-lists) cho những công ty công nghệ nhỏ hơn: (i) AktieTorget cho những công ty nhỏ nhất; (ii) Stockholm Bourse Information (SBI) niêm yết giá chứng khốn khơng

chính thức trước khi một công ty được giới thiệu tham gia vào TTCK; (iii) Innovationsmarknaden (IM) cho cổ phiếu tăng trưởng. Sau đó, SBI và IM được sáp nhập vào nhau năm 1998. Bên cạnh đó, TTCK thứ cấp đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính cho sự phát triển của các cơng ty và lối thốt vốn cho các nhà đầu tư Thụy Điển. Trong những năm cuối thập kỷ 90, vốn hóa TTCK trên các O-list Thụy Điển đã tăng tương đối vào GDP, vượt qua Mỹ vào năm 2002. Chính phủ cũng đưa ra một vài thay đổi trong

các quy định về thuế đối với quyền sở hữu cổ phiếu chưa niêm yết để góp phần vào sự phát triển này12.

Những quy định về bảo hộ quyền ở hữu trí tuệ

Mỹ cũng có những chính sách khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như: (i) thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các trường đại học, viện nghiên cứu; (ii) làm cho các quy định có tính quốc tế và gắn kết; (iii) mở rộng hệ thống luật sáng chế Châu Âu; (iv) làm cho pháp luật bản quyền phù hợp với thời đại số hóa; (v) thiết lập việc quy chuẩn hóa các quy trình đổi mới.

Những quy định liên quan đến lựa chọn địa điểm, thời gian để xây dựng mơ hình thung lũng Silicon

Địa điểm đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển của các DNKN. Nhiều quốc gia muốn sao chép mơ hình thung lũng Silicon của Mỹ nhưng ngay từ bước đầu đã thất bại do lựa chọn sai địa điểm. Chẳng hạn, trường hợp Brittany ở Pháp. Chính phủ nước này muốn tạo ra một thung lũng Silicon tại Brittany với định hướng tập trung vào ngành điện tử - tuy nhiên, điều này lại không được xem xét một cách cẩn trọng. Ở Brittany không chỉ thiếu nền tảng tinh thần doanh nhân mà cịn do nền cơng nghiệp đóng tàu với những hoạt động sản xuất giản đơn đã không thực sự phù hợp cho việc hình thành và phát triển ngành điện tử. Trong khi đó, thành cơng của thung lũng Silicon thực sự phải là sự kết hợp của cả hai yếu tố nền tảng tinh thần doanh nhân khu vực và những ngành cơng nghiệp xương sống, có tiềm năng tăng trưởng cao như ngành sản xuất chất bán dẫn. Hơn nữa, thay vì xây dựng một trung tâm đổi mới sáng tạo với năng suất cao thì ở Brittany vẫn giữ nguyên những ngành công nghiệp năng suất rất thấp.

Malaysia cũng gặp sai lầm tương tự khi cố gắng kiến tạo một thung lũng tập trung phát triển công nghệ sinh học nhằm định vị Malaysia trên bản đồ công nghệ sinh học thế giới (Chee Yoke Heong, 2003). Địa điểm được chọn là một làng giải trí thuộc phía nam thủ đơ Kuala Lumpur, hồn tồn thiếu các điều kiện cơ bản của công nghệ sinh học như

12 Tuy nhiên, từ năm 2000 IPOs đã có dấu hiệu đi xuống, giá cổ phiếu của các công ty đã giảm và hoạt động của TTCK thứ cấp Thụy Điển đã chậm lại. Cũng trong thời điểm đó, đã có nhiều nỗ lực để tạo ra thị trường chứng khoán Bắc Âu, gồm NORDEX Nordic Exchange – một liên minh giữa Copenhagen Stock Exchange, Iceland Stock Exchange và OM Stockholmsborsen. Đầu năm 2003, Nordic OTC được thành lập – là một thị trường cho SMEs với mục đích tạo ra một diễn đàn Bắc Âu cho những công ty chưa niêm yết trên TTCK.

nhân lực có kỹ năng, cơ sở vật chất, các phịng thí nghiệm và thiếu sự cộng tác của các viện nghiên cứu, trường đại học.

Ngược lại, những quốc gia lựa chọn địa điểm đúng đắn thì kết quả lại khả quan. Chẳng hạn, New York trở thành trumg tâm tài chính của Mỹ nhờ kênh đào Erie, giúp nơi này trở thành hải cảng hàng đầu thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, trao đổi kinh tế. Đến nay thành phố này vẫn giữ ngun vai trị đó ngay cả khi con kênh hiện tại chủ yếu được sử dụng cho tàu thuyền giải trí. Xét trường hợp thung lũng Silicon, điều gì khiến thung lũng này gây được tiếng vang lớn với thế giới như vậy? Lý do là thung lũng này thuộc California gần San Francisco có lực lượng lao động trình độ cao, nơi tập trung giới kỹ sư và chun gia máy tính, nơi có các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu và những doanh nhân dám nghĩ dám làm. Hay ở Ấn Độ - nơi mà thị trường điện ảnh được bảo vệ khỏi sự thống trị của Mỹ một phần là nhờ chính sách của chính phủ, và một phần nhờ những đặc thù về văn hóa nên một cụm ngành phim gọi là “Bollywood” đã nổi lên ở Bombay (Krugman et. al, 1991). Kết quả là, phim Bollywood đã phát triển được lực lượng khán giả rộng lớn ngoài Ấn Độ và điện ảnh nhanh chóng trở thành ngành xuất khẩu quan trọng của quốc gia này.

Một sáng kiến về ĐTMH đòi hỏi phải có sự cam kết lâu dài của khu vực cơng. Một điều tất yếu là những sáng kiến đó sẽ khơng mang lại lợi nhuận ngay tức thì. Nếu các chương trình bị chính phủ bỏ rơi hoặc gián đoạn sau một vài tháng hoặc một vài năm thì rất khó mang về lợi ích. Malaysia là một ví dụ điển hình. Năm 1993 một tập đồn về CNC được thành lập dựa trên quan hệ đối tác giữa chính phủ và khu vực công nghiệp (the Malaysian Industry-Government Group for High Technology, MIGHT). Đây là tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào hướng khuyến khích tăng trưởng CNC. Tuy nhiên, những nỗ lực của tập đoàn này đã cho thấy dấu hiệu thất bại vào năm 2003 và chính thức sụp đổ vào năm 2009 do họ chưa có đường hướng rõ ràng và không lường trước được những rủi ro trong tương lai. Chính phủ rút khỏi q sớm và khơng đồng hành cùng tư nhân trong một khoảng thời gian đủ dài cũng là ngun nhân khiến tập đồn này nhanh chóng tan rã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)