Tổng kết yếu tố thành công/thất bại của các quốc gia trong hoạt động ĐTMH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

3.3. Tổng kết yếu tố thành công/thất bại của các quốc gia trong hoạt động ĐTMH

Những yếu tố then chốt làm nên thành công của các quốc gia trong hoạt động ĐTMH: (i) nhà nước lựa chọn hình thức can thiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường; (ii) hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ tạo môi trường đầu tư minh bạch và TTCK phát triển để

những nhà ĐTMH dễ dàng thoái vốn; (iii) nhà nước nhận diện rõ thất bại thị trường, từ đó đưa ra chính sách can thiệp phù hợp; (iv) nhà nước nắm rõ hiện trạng của cả hai phía cung và cầu trên thị trường ĐTMH để có can thiệp chính sách kịp thời (đẩy cầu hoặc tăng cung); (v) lựa chọn đúng địa điểm để kiến tạo một khu vực có mơi trường thể chế tốt cho DNKN.

Những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của nhiều quốc gia trong hoạt động ĐTMH: (i) hình thức can thiệp không phù hợp; (ii) khả năng hiểu và quản lý các doanh nghiệp của khu vực công thấp, dễ xảy ra trục trặc khi nhà nước can thiệp13; (iii) lựa chọn địa điểm không phù hợp để phát triển các ngành CNC; (iv) do vấn đề ủy quyền tác nghiệp, lợi ích cá nhân, những động cơ chính trị nên những nhà lãnh đạo khu vực cơng thường đưa ra những lựa chọn công “cứng”, dẫn đến việc bỏ qua những doanh nghiệp có tiềm năng và lãng phí nguồn lực cơng. Một khi quyền lực và tài chính rơi vào tay người thừa hành thì rất khó để họ hành động cho mục đích chung vì khả năng cao là họ sẽ tư lợi cá nhân ở mức tối đa bằng cách chiếm dụng các khoản vốn của nhà nước. Nếu quy trình quá chặt chẽ, trách nhiệm cao thì khơng ai dám quyết định đầu tư. Ngược lại, nếu quy trình thơng thống thì khả năng sử dụng nguồn vốn sai mục đích là rất cao vì sẽ rất khó xác định các tiêu chí đầu tư và phân định trách nhiệm khi dự án khơng thành cơng. Khi đó, tiền ngân sách sẽ bị chi phối bởi các nhóm lợi ích.

13 Chẳng hạn, trường hợp của Thụy Điển khi chính phủ thành lập 2 quỹ thuộc sở hữu nhà nước là Bure và Atle năm 1990 nhằm hỗ trợ cho những doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, do nguy cơ rủi ro lớn và thiếu kinh nghiệm quản lý nên hai quỹ này đã đầu tư phần lớn vào những doanh nghiệp đã trưởng thành và

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)