Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

4.4. Bài học cho Việt Nam

Mặc dù, các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ KH&CN đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để gia tăng sức hút của thị trường ĐTMH nhưng đến thời điểm hiện tại, kết quả không mấy khả quan. Các quy định được luật hóa thì chưa được triển khai thành chính

sách cụ thể; các Đề án đang thực hiện thì phải ngừng lại do không được ủng hộ bởi các Bộ ngành liên quan và do bị cản trở của chính sách hiện hành; nhiều chính sách chưa được luật hóa thì đã thất bại ngay từ khâu thiết kế. Những bất cập đó xuất phát từ quan điểm sai lầm của những nhà làm chính sách, là nhà nước phải trực tiếp bỏ vốn ngân sách để có một quỹ ĐTMH của riêng mình. Thực chất, chỉ nên nhìn nhận vai trị của nhà nước là chất xúc tác, là người kiến tạo các điều kiện thuận lợi về mơi trường thể chế, chính sách để khu vực tư nhân có động lực tham gia vào thị trường ĐTMH. Việc bỏ vốn là hồn tồn khơng nên, nhất là khi chúng ta chưa thiết lập được cơ chế kiểm soát người thừa hành như hiện nay. Như vậy, muốn làm chính sách hiệu quả trước hết phải thay đổi tư duy làm chính sách.

Thứ nhất, nhà nước nên dừng việc xây dựng các chính sách bỏ vốn ngân sách để thành lập các quỹ ĐTMH công.

Sự thất bại trong giai đoạn thiết kế chính sách thành lập Quỹ ĐTMH cơng của Bộ KH&CN đã chỉ ra rằng, việc cố gắng thiết lập một Quỹ ĐTMH thuộc sở hữu nhà nước sẽ lặp lại vết xe đổ của Vinashin, Vinalines cũng như những sai lầm tương tự của một số nước khác khi nơn nóng xây dựng một Quỹ ĐTMH cơng trong bối cảnh thể chế, luật pháp của quốc gia không đủ mạnh để giải quyết các trục trặc liên quan đến ủy quyền tác nghiệp. Do đó, thay vì tìm cách can thiệp trực tiếp vào thị trường thì nhà nước nên lựa chọn những cách thức can thiệp gián tiếp nhằm nuôi dưỡng thị trường và khuyến khích sự gia tăng của dịng vốn thơng qua việc ban hành các quy định rót vốn thơng thống cho nhà đầu tư, bãi bỏ những quy định bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam…

Thứ hai, nhà nước cần tạo mơi trường thơng thống, lành mạnh cho hoạt động ĐTMH bằng cách xây dựng một hệ thống các quy định pháp lý đồng bộ về ĐTMH.

Cụ thể, cần luật hóa những vấn đề về phạm vi ĐTMH, các lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cơ cấu tài sản đầu tư của các quỹ ĐTMH, quy chế thành lập và hoạt động của quỹ ĐTMH. Hiện tại, pháp luật Việt Nam về ĐTMH vẫn còn một khoảng trống rất lớn. Những quy định liên quan đến ĐTMH nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, rất khó nhận biết vì khơng có quy định cụ thể và rõ ràng về những vấn đề liên quan đến ĐTMH. Bên cạnh đó, ĐTMH cịn gắn liền với các hoạt động khác như: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế thối vốn thơng qua TTCK, thuế,… Vì vậy, việc hồn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề trên cũng là một yêu cầu được đặt ra.

Thứ ba, nhà nước cần xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách khuyến khích tinh thần doanh nhân ở mọi khu vực trong nền kinh tế.

Tinh thần khởi nghiệp khơng phải tự nhiên mà có. Những doanh nhân chỉ thực sự phát triển được khi họ có những đối tác trong nhiều lĩnh vực. Khơng có những luật sư có kinh nghiệm có khả năng đàm phán, những bậc thầy về marketing và những kĩ sư sẵn sàng làm việc với mức lương thấp, những khách hàng sẵn sàng thử nghiệm sản phẩm của các công ty non trẻ thì thành cơng khó có thể xảy ra (Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh, 2015). Do vậy, mơi trường đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc làm nên thành công của ngành công nghiệp ĐTMH. Việt Nam - với vị thế của một quốc gia đang phát triển cần học hỏi kinh nghiệm của Mỹ, Israel trong việc xây dựng và phát triển một môi trường khởi nghiệp lành mạnh, đủ sức cạnh tranh giữa các thực thể trong nền kinh tế để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Những biện pháp được chính phủ các nước thành công trong ngành công nghiệp ĐTMH áp dụng là: (i) xây dựng các trung tâm nghiên cứu khoa học làm đòn bẩy cho sự hình thành và phát triển các ý tưởng mang tính đột phá sáng tạo; (ii) đảm bảo sự dẫn dắt của thị trường khi nhà nước cung cấp các khoản trợ cấp; (iii) khuyến khích các liên kết giữa các nhà đầu tư trong nước và các doanh nhân hải ngoại thay vì chỉ tập trung vào các hoạt động nội địa.

Như vậy, Việt Nam nên sử dụng biện pháp can thiệp gián tiếp, sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật để giảm bớt rào cản và gia tăng khuyến khích cho ĐTMH. Làm được điều này, ngành công nghiệp ĐTMH ở Việt Nam hứa hẹn sẽ có nhiều khởi sắc trong tương lai.

Tuy nhiên, việc áp dụng những hình thức can thiệp đã thành công ở một số quốc gia trên thế giới cần phải được xem xét một cách kĩ lưỡng và thấu đáo vì rất có thể cùng là một hình thức can thiệp mà nó thành công ở nơi này nhưng lại thất bại ở nơi khác. Theo Huỳnh Thế Du, Vũ Thành Tự Anh (2015), những khuyến nghị mà nhà nước nên tránh bao gồm: (i) khuyến khích bằng việc miễn thuế trước có thể tạo ra bóp méo động cơ; (ii) dựa vào các trung gian tài chính để quản lý các chương trình vì họ có khả năng cao là có động cơ khác vì mục đích cá nhân; (iii) u cầu nhà đầu tư tổ chức ở các địa phương đóng góp nhiều hơn vào vốn mạo hiểm mà khơng quan tâm đến bản chất của các cơ hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)