Thực trạng ĐTM Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

4.2. Thực trạng ĐTM Hở Việt Nam

Quỹ ĐTMH đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam năm 1991. Năm 1995, có tới 5 quỹ ĐTMH ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư cam kết lên tới 303 triệu USD cho 56 công ty. Đến nay, Việt Nam có các quỹ hoạt động với tính chất là ĐTMH như IDG Ventures, Mekong Capital, Vina Capital, Dragon Capital. Việt Nam đang được xem là thị trường hấp dẫn để thu hút nguồn vốn ĐTMH.

Mặc dù xét về tính chất và phương thức đầu tư, các quỹ này được coi là các quỹ ĐTMH. Tuy nhiên, đối tượng đầu tư của các quỹ này phần lớn là các cơng ty có tính thanh khoản cao, có tiềm năng lợi nhuận lớn, đã niêm yết trên TTCK, hoặc đang ở giai đoạn tăng trưởng ban đầu của q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp đã hoạt động từ 2 năm trở lên và có tốc độ tăng trưởng nhanh, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại điện tử, truyền thơng giải trí, mạng xã hội. Do vậy, có thể nói, hiện có rất ít các dự án CNC, công nghệ mới ở giai đoạn khởi nghiệp nhận được vốn đầu tư của các quỹ trên14.

Từ giữa năm 2014 đến nay, đã xuất hiện những quỹ ĐTMH mới của Việt Nam như Seedcom và FPT Ventures. Các quỹ đầu tư trong nước đang hướng đến các dự án khởi nghiệp ngành bán lẻ, công nghệ với các khoản đầu tư từ 50.000 - 200.000 USD15.

Một số đặc điểm của các quỹ ĐTMH hoạt động tại Việt Nam được khái quát như sau: (i) Hiện nay, Việt Nam chủ yếu là các quỹ của nước ngoài, số lượng các quỹ trong nước khá khiêm tốn. Tác giả cho rằng, điều này xuất phát từ một số nguyên nhân: (a) do tính chất rủi ro của hoạt động ĐTMH nên các nhà đầu tư trong nước e ngại về khả năng sinh lời của đồng vốn; (b) do số vốn của một quỹ ĐTMH thường là rất lớn nên các nhà đầu tư trong nước khơng đáp ứng được; (c) nhà nước chưa có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động ĐTMH; (d) Việt Nam còn thiếu hệ thống pháp luật điều chỉnh về ĐTMH nên rất khó giải quyết khi xảy ra xung đột, tranh chấp; (e) Việt Nam chưa có đội ngũ nhân

14 Quỹ DFJ Vinacapital và IDG Venture Vietnam là hai quỹ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ cao, đầu tư vào các công ty cơng nghệ thơng tin, viễn thơng cổ phần hóa, đầu tư vào doanh nghiệ vừa và nhỏ, có ý tưởng sáng tạo, có khả năng niêm yết trên TTCK và nhất là có thể được các cơng ty khác mua lại.

lực có kinh nghiệm về quản lí một cơng ty/quỹ ĐTMH cũng là một trở ngại để các nhà đầu tư thành lập quỹ ĐTMH.

(ii) Các quỹ này hoạt động chưa thực sự đúng với bản chất của ĐTMH vì hầu hết các quỹ ĐTMH ở Việt Nam đều rót vốn ở giai đoạn đang trên đà phát triển và trưởng thành của doanh nghiệp;

(iii) Các quỹ nước ngồi hoạt động chưa chính danh với tư cách là văn phịng đại diện bởi Việt Nam chưa có quy định pháp lý cho các quỹ này.

Hộp 4.1. Hai quan điểm trái chiều về hình thức can thiệp trực tiếp

Về lý thuyết, có hai quan điểm trái chiều về việc nhà nước can thiệp trực tiếp vào thị trường ĐTMH. Quan điểm không ủng hộ cho rằng, sự can thiệp của nhà nước có thể làm kìm hãm sự phát triển thị trường ĐTMH của khu vực tư nhân (hiệu ứng crowding-out). Mặt khác, vì các lợi ích cá nhân, chính trị và năng lực quản trị, đầu tư của nhà nước có thể bỏ qua các doanh nghiệp tiềm năng. Quan điểm ủng hộ cho rằng, nhà nước đóng vai trị quan trọng đối với việc thúc đẩy hoạt động ĐTMH, và phải bù lấp khoảng trống trong đầu tư của tư nhân để khắc phục khiếm khuyết thị trường trong trường hợp nhà đầu tư tư nhân e ngại rủi ro cao khi đầu tư vào DNKN giai đoạn gieo mầm và khởi động. Vốn đầu tư của nhà nước có vai trị xúc tác, khởi động cỗ xe đầu tư từ các quỹ tư nhân. Theo tác giả, việc nhà nước can thiệp trực tiếp hay không phụ thuộc vào đặc thù mỗi quốc gia. Nhà nước chỉ nên can thiệp theo cách này nếu cơ chế, luật pháp của quốc gia đó thực sự ổn định và có khả năng khắc phục những trục trặc khi xảy ra vấn đề ủy quyền tác nghiệp.

Nguồn: Viện chiến lược và chính sách Khoa học và Cơng nghệ, 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)