Mô tả bảng hỏi PAPI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan của chất lượng quản trị và hành chính công PAPI đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả phân tích bảng hỏi

4.3.1. Mô tả bảng hỏi PAPI

Khảo sát PAPI đuợc thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân, với thời lượng 45- 60/bài phỏng vấn, gồm hơn 500 câu hỏi về cảm nhận đánh giá của người dân đối với hành chính cơng cấp cơ sở tại địa phương. Các câu hỏi được sắp xếp theo phân nhóm để từđó

dễ dàng tổng hợp theo chỉ số thành phần và chỉ số nội dung. Dữ liệu bảng hỏi được dùng phân tích trong mục này được cung cấp bởi chị Đỗ Thị Thanh Huyền, cán bộ UNDP phụ

trách PAPI.

Bảng 4.5: Cấu trúc thành phần bảng hỏi

Th t câu hi Nội dung được phân loi

A001-A020 Phân loại nhân khẩu học

D200-D208 Công khai minh bạch

D301-D306 Trách nhiệm giải trình với người dân

D402-D407 Kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng

D501-D511 Thủ tục hành chính cơng

D601-D611 Cung ứng dịch vụ công

Nguồn : Tác giả tổng hợp từ số liệu bảng hỏi PAPI

Đầu tiên các câu hỏi được người phỏng vấn thực hiện để phân loại và phân biệt đặc điểm

nhân khẩu học của đối tượng là công dân được mời phỏng vấn bao gồm các câu hỏi từ A001 đến A020. Nội dung thơng tin bao gồm: Giới tính, tuổi, dân tộc, có phải chủ hộ hay khơng, hiện cư ngụ tại thành thị hay nơng thơn, có phải Đảng viên/thành viên Đồn thể/thành viên tổ chức khác; có tham gia chính quyền địa phương/Đảng bộđịa phương/Mặt trận tổ quốc địa phương; đánh giá tình trạng kinh tế của gia đình hiện tại.

Tiếp theo các câu hỏi được xắp xếp theo từng hạng mục và sẽ lấy kết quả đánh giá sáu hạng mục thành phần của PAPI: Tham gia người dân cấp cơ sở, Công khai minh bạch, Trách nhiệm giải trình với người dân, Kiểm sốt tham nhũng trong khu vực cơng, Thủ tục hành chính cơng, Cung ứng dịch vụ cơng. Nội dung sẽ gồm các câu hỏi sẽ từ D101 đến D611.

Từ nhóm các nội dung thành phần, sẽđược chia nhỏ ra các nội dung chi tiết hơn, mà ởđó

mỗi mục sẽ được lượng hóa bằng kết quả trả lời của nhiều câu hỏi trực tiếp. Ví dụnhư để đánh giá mục Tham gia người dân cấp cơ sở ta sẽ đánh giá theo bốn hạng mục nhỏ hơn

gồm: Tri thức công dân về bầu cử, Cơ hội tham gia bầu cử, Chất lượng bầu cử, và Đóng

góp tự nguyện. Từ những hạng mục này sẽ đuợc phân ra thành các câu hỏi cụ thể tương ứng.

Đầu tiên, ở mục Tri thức công dân về bầu cử, người được phỏng vấn sẽ phải trả lời các câu

hỏi liên quan đến mức độ nắm bắt thơng tin về chính quyền hiện nay như: Có biết chủ tịch

phường/xã? Có biết HĐND phường/xã? Có biết đại biểu quốc hội? Nhiệm kỳ trưởng

thơn/tổ trưởng tổ dân phố? Có nghe về “Pháp lệnh dân chủ cơ sở”; “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”?

Kếđến, ở mục Cơ hội tham gia bầu cử, sẽ có các câu hỏi về mức độ tham gia thực hiện các quyền bầu cử tại địa phương: Có tham gia bầu cử chủ tịch phường/xã? Có tham gia bầu cử HDND phường/xã? Có tham gia bầu đại biểu quốc hội? Có biết trưởng thơn/tổ dân phố đang đương nhiệm?

Tiếp theo, ở mục Chất lượng bầu cử sẽ hỏi về ý kiến nhận xét về các tổ chức bầu cử có thật sựmang tinh khách quan và đáng tin cậy hay khơng như: Có hai ứng viên trưởng thơn/tổ

dân phốkhơng? Gia đình có được mời tham gia bầu khơng? Hình thức bầu cử là phiếu kín và kết quảđược công bố công khai?

Cuối cùng, ở mục Đóng góp tự nguyện sẽ là các câu liên quan đến các cơng trình cơng cộng tại địa phương: Có tự nguyện đóng góp xây dựng các cơng trình cơng cộng khơng? Có biết Ban thanh tra nhân dân hay Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát việc xây mới/tu sửa cơng trình cơng cộng? Có tham gia quyết định xây mới cơng trình cơng cộng? Có ý kiến trong q trình thiết kế, xây mới các cơng trình cơng cộng?

Nhìn chung các câu hỏi Tham gia của người dân cấp cơ sở là khá rộng và bám sát các hoạt

Bảng 4.6: Bảng hỏi chi tiết để chấm điểm nội dung thành phần PAPIPhần nội dung Tham gia của người dân cấp cơ sở

Tham gia của người dân cấp cơ sở

1. Tri thc công dân

Hiểu biết của người trả lời về các vị trí dân cử

Tỉ lệ người trả lời biết về Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã/phường/thị trấn (%)

Tỉ lệ người trả lời biết về khẩu hiệu “Dân biết, dân

bàn, dân làm, dân kiểm tra” (%)

Tỉ lệ người trả lời nêu đúng thời hạn nhiệm kỳ của vịtrí trưởng thơn là 2,5 năm (%)

2. Cơ hội tham gia

Tỉ lệ người trả lời đã tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân lần gần đây nhất (%)

Tỉ lệ người trả lời đã tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội

lần gần đây nhất (%)

Tỉ lệngười trả lời đã tham gia buổi bầu cửtrưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố lần gần đây nhất (%)

Tỉ lệ người trả lời trực tiếp bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ

dân phố (%)

3. Chất lượng bu c

Tỉ lệngười trả lời cho biết có tử hai ứng cử viên trởlên để

dân bầu trưởng thôn/tổtrưởng tổ dân phố (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết gia đình được mời đi bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết biết hình thức bầu trưởng thơn/tổtrưởng tổ dân phố là bỏ phiếu kín (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết kết quả bầu cử trưởng thôn/tổ

trưởng tổ dân phốđược niêm yết công khai (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết chính quyền khơng gợi ý bầu cho một ứng viên cụ thể (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết họ đã bầu cho người đã trúng

cử (%)

4. Đóng góp tự nguyn

Tỉ lệ người trả lời cho biết đã đóng góp tự nguyện cho

một cơng trình cơng cộng ởxã/phường nơi sinh sống (%) Tỉ lệ người trả lời cho biết Ban Thanh tra nhân dân hoặc

Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát việc xây mới/tu sửa cơng trình (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết đóng góp của họ được ghi

chép vào sổ sách của xã/phường (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết đã tham gia vào việc quyết định xây mới/tu sửa cơng trình cơng cộng ở xã/phường (%)

Tỉ lệ người trả lời cho biết có tham gia đóng góp ý kiến trong q trình thiết kếđể xây mới/tu sửa cơng trình (%) Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PAPI

Tương tự ở các mục còn lại, các hạng mục thành phần cũng được thể hiện qua các câu hỏi

rất cụ thể để lượng hóa điểm đánh giá. Bảng thơng tin chi tiết cho các mục cịn lại được trình bày ở phần Phụ lục.

Đánh giá tổng quan bảng hỏi có thể thấy thiết kế bảng hỏi đã có sự bao quát cả các kiến

thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như quyền bầu cử, quyền tiếp xúc

đại biểu, chất vấn và yêu cầu sựgiúp đỡ của chính quyền địa phương hoặc các cá nhân (tổ trưởng tổ dân phố…) hay tổ chức (ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng).

Song song đó là các câu hỏi đánh giá mức độ quan tâm nhất định đối với tình hình chính trị

xã hội, như hỏi tên ngun thủ quốc gia, hay hỏi các vấn đề thời sựđang quan tâm theo dõi hiện nay.

Để phân loại nhân khẩu học của các đối tượng được khảo sát, bảng hỏi đã lồng ghép các câu hỏi về nhân thân cũng như về nhân khẩu học của cá nhân người được hỏi. Mẫu khảo sát phải bao quát tập hợp rộng rãi nhiều thành phần của xã hội để có thểđảm bảo tính đại diện của mẫu khảo sát. Do đó, trong mẫu khảo sát ngồi bao gồm những người cơng dân

bình thường hiện đang sinh sống và làm việc tại địa phương khảo sát, sẽ bao gồm cả cá nhân là Đảng viên, trực thuộc chính quyền địa phương hay các cơ quan đồn thể có gắn với chính quyền như Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đồn thanh niên, Hội Nơng dân, Hội Cựu chiến binh…

Như vậy, từ điểm số các câu trả lời sẽ được quy đổi ra số điểm tương ứng của từng hạng mục chỉ tiêu. Tổng quan, kết cấu câu hỏi yêu cầu người trả lời phải có:

Thứ nhất, có sự quan tâm đến tình hình chính trị xã hội chung trong cả nước hay tại địa

phương, thông qua các câu hỏi về tên nguyên thủ quốc gia, thông tin ứng viên đại biểu, hay tình hình chính trị xã hội mà cá nhân quan tâm hiện nay. Hơn nữa, một số câu hỏi yêu cầu có những kiến thức và hiểu biết sâu hơn như thông tin về Pháp lệnh dân chủ cấp cơ sở hay thực hiện các chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, cũng như đóng góp ý kiến trong thiết kế và xây dựng các cơng trình cơng cộng cho ban thanh tra nhân dân, ban giám

sát đầu tư cộng đồng.

Thứ hai, đã có những trải nghiệm thực tế trong sử dụng các dịch vụ hành chính cơng. Điều

này thể hiện trong những câu hỏi như về quyền bầu cử, chất lượng bầu cử. Hay như việc

đánh giá giáo dục tiểu học và y tế công, Ở những câu hỏi này đều đặt cho người trả lời phải

có trải nghiệm nhất định mới trả lời đúng thực tế cảm nhận của bản thân đối với chất lượng

hành chính cơng địa phương. Ngoài ra ở các câu hỏi về kiểm soát tham nhũng tại địa phương qua các câu hỏi về “lót tay” khi sử dụng dịch vụ hành chính cơng, làm giấy tờ

chứng nhận quyền sử dụng nhà đất hay sử dụng y tế và giáo dục cơng lập đều rất khó trả lời nếu như người được hỏi khơng có những trải nghiệm đó.

Thứ ba, người hỏi có thể tiếp cận với các thơng tin ít được phổ biến như thông tin danh

sách hộ nghèo, kế hoạch sử dụng quỹ tại địa phương, hay hỏi về quan hệ thân hữu trong tuyển dụng công chức. Với những câu hỏi này yêu cầu người trả lời phải có sự tiếp xúc

thường xuyên và nắm khá sâu thơng tin chính quyền để có thể trả lời được.

Tóm lại, các câu hỏi xoay quanh về hành chính, chính trị và xã hội do đó người được hỏi phải có lượng kiến thức nhất định về vấn đềđó. Kiến thức này có thểcó được nếu người

đó có sự quan tâm chủ động như tự tìm hiểu trang bị kiến thức cần thiết của người công dân, hoặc kiến thức đuợc hình thành do sự quan tâm bịđộng khi cá nhân đã có những trải nghiệm thực tếhay rơi vào tình huống bắt buộc phải tìm hiểu cặn kẽ các vấn đề về thủ tục

hành chính, thơng tin vềcơ quan chính quyền hay cá nhân có liên quan để liên hệ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tương quan của chất lượng quản trị và hành chính công PAPI đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh thành (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)