Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hoá (2000 – 2005)

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 25 - 32)

đồng bằng tỉnh Thanh Hoá (2000 – 2005)

Trong hơn 15 năm đổi mới đất nước làm cho vị thế của nước ta đã được nâng cao trên trường quốc tế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Chính trị ln ln ổn định, văn hố xã hội phát triển. Mơi trường thuận lợi cho việc hợp tác, liên kết quốc tế tạo điều kiện cho nước ta tranh thủ ngoại lực, phát huy nội lực.

Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh xác định: “Tập trung xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Đảng các cấp; hướng mạnh về cơ sở, triển khai thực hiện tốt các quy định của Ban Bí thư Trung ương (Khoá IX) về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng” [6, tr.66-67].

Quán triệt quan điểm của Trung ương và thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Thanh Hoá, Ban Chấp hành Đảng bộ các huyện đã chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng

Ở xã, phường, thị trấn: là hạt nhân lãnh đạo tồn diện các mặt cơng tác ở

cơ sở, cần nắm bắt nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt chăm lo xây dựng chính quyền và các đồn thể nhân dân, bảo đảm sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến với mọi người dân và tổ chức thực hiện tốt và giải đáp mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, khơi dậy trí tuệ, nguồn lực của nhân dân, khơng ngừng nâng cao trình độ dân sinh, dân trí, dân chủ ở cơ sở. Đấu tranh ngăn chặn từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

Các đơn vị hành chính, sự nghiệp: có trách nhiệm lãnh đạo bảo đảm việc

quán triệt và thức hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học, giáo dục, y tế, văn hoá...

tạo sự thống nhất về tư tưởng, nâng cao chất lượng và không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp làm việc, tinh thần phục vụ nhân dân, phát huy dân chủ và sáng tạo của quần chúng, nhất là đội ngũ trí thức.

Các đơn vị doanh nghiệp: lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển sản

xuất kinh doanh, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh, bảo toàn và phát triển vốn; vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước vào trong q trình sản xuất, kinh doanh. Có biện pháp lãnh đạo, kiểm tra, giám sát bộ máy chuyên môn nhằm bảo đảm nguồn vốn, tạo công ăn việc làm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của người lao động và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh: có nhiệm vụ lãnh đạo doanh nghiệp

thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, lấy mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm tín nhiệm trong kinh doanh; giám sát doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao mức sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật.

Trong lực lượng vũ trang: lãnh đạo thực hiện tốt và có hiệu quả cơng tác

giáo dục chính trị, tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sĩ ln có quan điểm lập trường kiên định, vững vàng, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật, nội bộ đồn kết thống nhất cao.

Từ năm 2000 đến năm 2005, Đảng bộ các huyện vùng đồng bằng đã đạt một số kết quả:

Trong cơng tác chính trị, tư tưởng.

Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng tình đồn kết, xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh, chú trọng tuyên truyền và nhân rộng gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực. Tuyên truyền, vận động nhân dân

thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của địa phương. Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh chống các quan điểm sai trái, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bè phái, gia trưởng, bảo thủ và các hủ tục, mê tín, dị đoan; phịng chống suy thối về đạo đức cho cán bộ, đảng viên.

Các cấp uỷ Đảng đã tổ chức thực nghiêm túc Quy định số 54 và Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nắm bắt và giải quyết cơ bản những vấn đề băn khoăn, bức xúc của nhân dân. Hệ thống cơ quan chuyên trách của huyện làm công tác tư tưởng được củng cố, tổ chức và đội ngũ giảng viên ở các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện từng bước được đổi mới. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tăng cả về số lượng và chất lượng.

Toàn tỉnh mở 1.967 lớp bồi dưỡng, huấn luyện cho hơn 207 lượt ngàn cán bộ, đảng viên. Trong đó 3 huyện Thiệu Hố, Yên Định, Đông Sơn đã tổ chức bồi dưỡng cho 32.134 lượt cán bộ, đảng viên học tập các chuyên đề chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng Đảng…

Cơng tác tổng kết thực tiễn được quan tâm, nhiều mơ hình, điển hình tiên tiến được sơ kết, tổng kết và nhân rộng.

Thơng qua cơng tác tư tưởng chính trị đã góp phần giáo dục đạo đức cách mạng, tạo được sự ổn định về chính trị, đồng thuận về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, ngăn chặn một bước sự suy thoái về tư tưởng đạo đức, lối sống và tiêu cực xã hội; nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch. Bản lĩnh chính trị, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên được nâng lên.

Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, các đơn vị kinh tế, sự nghiệp vững mạnh; xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ tại chỗ, từng bước trẻ hố đội ngũ cán bộ, cơng chức xã, thị trấn. Cấp uỷ xây dựng quy chế và công tác tổ chức, cán bộ; nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ đối với cán bộ thuộc quyền quản lý; quản lý và kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với cán bộ cơ sở theo phân cấp; giới thiệu người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm trong tổ chức Đảng và nhân dân để bầu vào chức danh chủ chốt HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân theo luật định và Điều lệ của mỗi tổ chức. Cấp uỷ đề xuất ý kiến trong việc lựa chọn, giới thiệu cán bộ tham gia vào các tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể nhân dân ở cấp trên và cán bộ chủ chốt ở cơ sở do cấp trên quản lý.

Các cấp uỷ Đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức đảng trọng tâm là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Chỉ đạo kiện tồn những tổ chức đảng yếu kém hoặc có vấn đề bức xúc lâu ngày. Chất lượng sinh hoạt cấp uỷ và các chi bộ được nâng lên, phát huy vai trị hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Số cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh tăng dần, tồn tỉnh bình qn mỗi năm tăng 0,75%; số cơ sở Đảng yếu kém giảm xuống dưới 1%.

Kết quả phân loại TCSSĐ hàng năm của 3 huyện vùng đồng bằng như sau: Năm 2003: có 149 TCCSĐ được đánh giá chất lượng trong đó 107 chiếm 72% đạt TSVM, có 41 TCCSĐ chiếm 27,3% hồn thành nhiệm vụ và có 01 TCCSĐ chiếm 0,7% yếu kém; Năm 2004: có 152 TCCSĐ được đánh giá chất lượng trong đó có 111 tổ chức cơ sở đảng đạt TSVM chiếm 71,6%, có 41 tổ chức cơ sở đảng hồn thành nhiệm vụ, khơng có TCCSĐ yếu kém; Năm 2005: có 155 TCCSĐ được đánh giá chất lượng trong đó có 127 TCCSĐ đạt

TSVM chiếm 81,9%, có 28 TCCSĐ hồn thành nhiệm vụ chiếm 18,06% và có 02 TCCSĐ yếu kém chiếm 0,04% [1].

Công tác quy hoạch cán bộ được quan tâm, hàng năm đều có rà sốt, bổ sung quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt được kết quả tích cực, đảm bảo nguồn trước mắt và lâu dài, từ năm 2000 đến năm 2005 Thiệu Hố, n Định, Đơng Sơn đã đào tạo Trung cấp lý luận cho 821 đồng chí, cử nhân và cao cấp cho 59 đồng chí, số cán bộ được đưa đi đào tạo về trình độ đại học, cao đẳng ở các chuyên ngành 691 đồng chí.

Trong cơng tác phát triển đảng viên: Đặc biệt quan tâm những cơ sở nông

thơn, doanh nghiệp cịn ít đảng viên. Coi việc phát triển đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp uỷ với phương châm coi trọng chất lượng đi đôi với tăng số lượng đảng viên mới, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc; kết nạp đảng viên gắn chặt với củng cố xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém nhằm nâng cao sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên. Tổ chức kết nạp đảng viên theo các đợt nhân những ngày lễ lớn, kỷ niệm có ý nghĩa lịch sử trong năm.

Trên cơ sở những quy định của Trung ương về tiêu chuẩn kết nạp đảng viên mới. Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã vận dụng một cách sáng tạo quy định của Điều lệ Đảng về công tác phát triển đảng viên phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh. Nhờ đó, cơng tác phát triển đảng viên mới được chú trọng, toàn tỉnh “đã kết nạp được 24 ngàn đảng viên; giải quyết tình trạng khơng có đảng viên ở 15 thơn, bản và sinh hoạt ghép ở 40 chi bộ” [6, tr.34]. Ở 3 huyện đã kết nạp được 2.520 đảng viên, trong đó số đảng viên nữ chiếm gần 40%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm gần 23%, độ tuổi đồn là 60%.[1]

Việc phân cơng cơng tác và quản lý đảng viên, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên được giao, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đảng viên được Huyện uỷ các huyện coi là biện pháp quan trọng thúc đẩy tinh thần thi đua xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh. Ngay từ đầu

năm, đầu nhiệm kỳ trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh, Huyện uỷ đã phát động thi đua và hướng dẫn cơ sở xây dựng kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu phấn đấu, đề ra nhiệm vụ cụ thể.

Kết quả phân loại đảng viên hàng năm của 3 huyện vùng đồng bằng:

Năm 2003: có 17.226 đảng viên tham gia đánh giá chất lượng, trong đó 7.715 đảng viên hồn thành xuất sắc nhiệm vụ bằng 44,79%; đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ là 1.658 bằng 9,62% và có 7.810 đảng viên hồn thành nhiệm vụ đạt 45,34%; đảng viên khơng hoàn thành nhiệm vụ là 43 chiếm 0,25%; Năm 2004: có 17.727 đảng viên tham gia đánh giá chất lượng, trong đó 10.919 đảng viên hồn thành tốt nhiệm vụ bằng 61,6%, có 6.796 đảng viên hoàn thành nhiệm vụ đạt 38,33%; đảng viên khơng hồn thành nhiệm vụ là 12 chiếm 0,07% [1].

Trong công tác kiểm tra: Cấp uỷ các cấp thường xuyên kiểm tra tổ chức

đảng và đảng viên việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết và các quy định về những điều đảng viên không được làm. Phối hợp với tổ chức cơ sở đảng trên địa bàn đảng viên nơi cư trú để theo dõi các hoạt động của đảng viên.

Các cấp uỷ luôn quan tâm lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra của các cấp uỷ trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống. Từ năm 2000 - 2005 trong toàn tỉnh cấp uỷ Đảng và Uỷ ban kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra 347 đảng bộ, chi bộ và 901 đảng viên. [6, tr.35]. Ở 3 huyện Ủy ban Kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật 803 đảng viên (trong đó: khiển trách 388, cảnh cáo 290, cách chức 36, khai trừ 88 trường hợp). [1]

Duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt Đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao phê bình và tự phê bình; tập trung khắc phục những cơ sở khó khăn về tổ chức bộ máy, cán bộ và nề nếp, chất lượng sinh hoạt Đảng; giải quyết dứt điểm những thắc mắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chất lượng đảng viên và tổ chức cơ sở đảng ngày càng được nâng lên.

Việc kiểm tra việc thực hiện có hiệu quả các nghị quyết từ Trung ương đến đảng bộ, chi bộ; tăng cường kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm nhất là trên lĩnh vực tài chính, ngân sách quản lý đất đai, xây dựng cơ bản…góp phần đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Quán triệt chủ trương và thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, công tác xây dựng Đảng ở cơ sở của Đảng bộ huyện đồng bằng trong 5 năm (2000 - 2005) đã có một số chuyển biến tiến bộ, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới quê hương, đất nước. Đại đa số tổ chức cơ sở đảng của các huyện đã giữ vững và phát huy được vai trị hạt nhân chính trị ở cơ sở; lãnh đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở bước đầu đem lại kết quả tích cực, dân chủ trong Đảng và trong nhân dân được mở rộng hơn.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w