Phối hợp chặt chẽ xây dựng tổ chức cơ sở Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó đặc biệt là cơng tác cán bộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 72 - 76)

tư tưởng và tổ chức, trong đó đặc biệt là cơng tác cán bộ

Xây dựng Đảng về chính trị là xây dựng cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược cách mạng của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của cấp uỷ ở mỗi địa phương trong tồn tỉnh, khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của mỗi cấp uỷ, cán bộ, đảng viên để ngang tầm sự nghiệp cách mạng trước mắt và lâu dài.

Đường lồi chính trị là khoa học và nghệ thuật lãnh đạo chính trị của giai cấp cơng nhân trong cuộc đấu tranh nhằm cải biến bằng cách mạng đối với xã hội cũ, từng bước hình thành xã hội mới. Nghị quyết của Đảng từ Trung ương đến các chi bộ phải cụ thể hoá thành mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho một hoặc nhiều lĩnh vực của đời sống cho một cơ sở.

Xây dựng Đảng về chính trị là một bộ phận quan trọng của công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng luôn giữ vững được bản chất, đặc điểm của một đảng vô sản kiểu mới trong điều kiện đảng lãnh đạo chính quyền, làm cho

Đảng bộ tỉnh nhất là các huyện vùng đồng bằng trở thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, có đường lối, chính sách đúng, có tư tưởng hành động cách mạng triệt để, có tổ chức vững mạnh, có đội ngũ cán bộ vững về chính trị, giỏi về hoạt động thực tiễn. Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng sẽ làm cho Đảng có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Xây dựng Đảng về chính trị khơng tách rời xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức. Xây dựng Đảng về chính trị tạo ra tiền đề cho xây dựng Đảng về tư tưởng; xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng sẽ tạo ra sự thống nhất cho nhận thức và hành động trong tổ chức thực hiện. V.I.Lênin cho rằng, khơng có vấn đề chính trị nào mà khơng gắn với tư tưởng, tổ chức và ngược lại. Nhiệm vụ xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng hiện nay là làm cho tổ chức Đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc đường lối của Đảng, có năng lực cụ thể hố đường lối thành những kế hoạch biện pháp đúng. Đường lối chính trị đúng, hợp lịng dân là cơ sở để quy tụ tập hợp lịng dân, cán bộ đảng viên đồn kết thống nhất nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ các huyện vùng đồng bằng đề ra.

Cơng tác xây dựng Đảng về tư tưởng có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ và đồng thời với xây dựng Đảng về chính trị và tổ chức. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng phải phục tùng cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, thúc đẩy việc hồn thành nhiệm vụ chính trị. Và tư tưởng chỉ phát huy có hiệu quả khi được thơng qua tổ chức, biến thành hành động cải tạo xã hội, cải tạo con người.

Xây dựng Đảng về tư tưởng cần phải đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận và tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên và nhân dân theo yêu cầu nhiệm vụ của địa phương. Đại hội X chỉ rõ: “thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra” [25, tr.131]. Để thực hiện được mục tiêu chính trị, tập hợp quần chúng với phong trào cách mạng đòi hỏi phải được vũ trang bằng một lý luận tiên tiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”, nguyên nhân của bệnh chủ quan, bảo thủ là do “kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông”. Phải thường xuyên coi trọng việc giáo dục phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, truyền thống văn hố của dân tộc vì, bản sắc văn hố dân tộc là những phẩm cách đặc trưng cho một nền văn hoá dân tộc. Coi trọng giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng lối sống lành mạnh. Nâng cao giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, chủ động và kiên quyết đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, làm thất bại chiến lược “diễn biến hồ bình’ của các thế lực thù địch. Tăng cường đầu tư cho hoạt động nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác chính trị, tư tưởng và tổ chức trong từng tổ chức cơ sở đảng. Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về chính trị, đạo đức lối sống, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cơ hội…trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Chính trị - tư tưởng - tổ chức là ba mặt cơ bản của xây dựng Đảng, nó được xem là cái “kiềng ba chân” của xây dựng Đảng bền vững. Khi Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng, phù hợp thì đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ ở một số huyện vùng đồng bằng Thanh Hố nói riêng là người quyết định sự thành công hay thất bại của đường lối, chủ trương, chính sách ấy. Khi cách mạng tháng Mười thành cơng, V.I.Lênin đã đề ra chủ trương phải tiến hành đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Qua thực tiễn Lênin khẳng định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn” [42, tr.449]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ. Người coi: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [45, tr.487, 492]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: Phải sớm xây dựng chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới. Chấp hành nghị quyết của

Đại hội, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 3 (khoá VIII) đã đưa ra nghị quyết “Về chiến lược cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước”. Nghị quyết nêu rõ: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [20, tr.66 ]. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Trung ương, của tỉnh các huyện vùng đồng bằng đã xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn và trình độ lý luận, đặc biệt là nguồn cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Gắn công tác quy hoạch, đào tạo với việc bố trí, sử dụng cán bộ. Trong công tác cán bộ phải coi trọng các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ, năng lực. Xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo giữa huyện với cơ sở và ngược lại. Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá, nhận xét và phân loại cán bộ theo hướng cụ thể hố các tiêu chí đánh giá phân loại cho sát với từng lĩnh vực. Thực hiện dân chủ, công khai kết quả đánh giá nhận xét và phân loại cán bộ. Từ kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, cấp uỷ từ huyện đến các đảng bộ, chi bộ phải kiên quyết trong việc điều động, luân chuyển, sắp xếp, bố trí lại cán bộ, nhất là những người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Trên cơ sở Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã chỉ đạo các huyện vùng đồng bằng xây dựng đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đó là: Có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư, khơng tham nhũng và khơng có các biểu hiện tiêu cực khác. Có ý thức tổ chức kỷ luận, trung thực, không cơ hội và tư tưởng cục bộ địa phương, gắn bó mật thiết với nhân dân, được quần chúng nhân dân tín nhiệm; phải có trình độ về chun mơn và trình độ lý luận, có năng lực cơng tác, phong cách làm việc phù hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w