KẾT QUẢ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ Ở MỘT SỐ HUYỆN ĐỒNG

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 53 - 65)

ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ Ở MỘT SỐ HUYỆN ĐỒNG BẰNG (2000-2010)

Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thử thách giành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội; an ninh - quốc phòng.

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội: Tỷ trong ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP đã giảm từ 32,3% năm 2005 xuống còn 24,2% năm 2010; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 34,6% lên 41,4%; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng từ 33,1% lên 34,4%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều tiến bộ. Hàng năm đầu tư hàng trăm tỷ đồng do ngân sách Nhà nước cấp và nhân dân đóng góp, tập trung cho các cơng trình phát triển giao thơng, kiên cố; xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y tế, mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thơng, nâng cấp hệ thống chiếu sáng. Do đó đến nay diện mạo của vùng đồng bằng ngày một khang trang và đẹp: 100% hộ sử dụng điện thắp sáng, 95% dân dùng điện thoại. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mục tiêu kế hoạch trước thời hạn, số học sinh đỗ vào các trường đại học ngày một tăng, nhiều năm tỉnh có học sinh đạt giải tại các kỳ thi quốc tế, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở các cấp học được nâng lên, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề phát triển nhanh, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 27% năm 2005 lên 40% năm 2010; Công tác bảo vệ và chăm sóc nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở trang thiết bị các bệnh viện từ tỉnh đến huyện được tăng cường, trạm y tế xã, thị trấn được xây dựng khang trang sạch đẹp; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,71% năm 2005 xuống

còn 14,85% năm 2010, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, giúp đỡ người có hồn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiên tai, rủi ro tiếp tục được đẩy mạnh, thu hút đông đảo nhân dân tham gia... [7, tr.16-18].

Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là thành quả của công tác xây dựng Đảng trong quá trình đổi mới, đặc biệt là xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong đó có đóng góp rất quan trọng của q trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các huyện đồng bằng. Có thể khái quát trên các mặt cụ thể sau:

Vai trò của các tổ chức cơ sở đảng: các tổ chức cơ sở đảng đã bám sát

vào chức năng, nhiệm vụ, ln giữ được vai trị là hạt nhân chính trị lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, các tổ chức quần chúng vững mạnh toàn diện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn đã tập trung lãnh đạo thực

hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thực hiện chính sách xã hội, xố đói giảm nghèo và cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư”; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội

Tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:

lãnh đạo cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, đề cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, cải tiến phong cách, lề lối làm việc.

Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp Nhà nước: lãnh đạo thực

hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bảo đảm việc làm và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: Cùng với việc giáo dục chủ nghĩa

giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, thơng qua đó đã khơi dậy được lịng tự hào, phát huy trách nhiệm, khích lệ mọi người dân tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân cơ bản ổn định; nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự phát triển của quê hương đất nước.

Hoạt động của các Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện đạt kết quả tốt, hàng năm từ 2 - 3 lớp bồi dưỡng kiến thức về xây dựng Đảng cho cấp uỷ chi bộ cơ sở. Từ năm 2000 - 2010 ở Thiệu Hóa, n Định, Đơng Sơn đã tổ chức cho 74.185 lượt cán bộ, đảng viên học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng được giao cho cấp uỷ, người đứng đầu trực tiếp giới thiệu, qn triệt và được cụ thể hố thành chương trình, kế hoạch hành động, xác định rõ trách nhiệm của các người đứng đầu trong triển khai thực hiện.

Công tác tổ chức cán bộ: Quán triệt và thực hiện chủ trương, các quy

định của Đảng về công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết Trung ương ba khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và Nghị quyết Trung ương năm khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; đồng thời xuất phát từ thực tế của

từng địa phương, đơn vị, Huyện uỷ các huyện đã xây dựng và ban hành nhiều chương trình, đề án chính sách cán bộ như năm 2008 Huyện uỷ Thiệu Hoá đã ban hành Nghị quyết 05 và Đề án 537 về công tác cán bộ.

Đội ngũ cán bộ cấp uỷ cơ sở đảng cơ quan, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang… cơ bản có trình độ chun mơn, lý luận khá cao, có năng lực cơng tác tốt. Đội ngũ cán bộ cấp uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn từng bước được bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực cơng tác. Số đơng cán bộ cơ sở giữ được phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức tổ chức tổ chức kỷ luật và uy tín trong nhân dân. Các cấp uỷ đã coi trọng việc đổi mới công tác tổ chức

cán bộ, trước hết là quán triệt và thực hiện các quy định về chức năng nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Từ 2000 - 2010 Huyện uỷ các một số huyện đồng bằng đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ đạt kết quả cao đảm bảo được nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài. Chỉ tính riêng trong vịng 10 năm ở các huyện đồng bằng như Yên Định đã có 597 cán bộ có bằng từ trung cấp lý luận trở lên, có 507 cán bộ được cấp bằng trung cấp chuyên mơn trở lên (trong đó có 02 cán bộ được cấp bằng Tiến sĩ); ở Thiệu Hoá 601 cán bộ được cấp bằng trung cấp lý luận trở lên, 108 cán bộ có bằng trung cấp chun mơn trở lên; ở Đơng Sơn 415 cán bộ được cấp bằng trung cấp lý luận trở lên, 409 cán bộ được cấp bằng trung cấp chun mơn. Số lượng đội ngũ cấp phó, trưởng phịng, ban của các huyện đạt đến 70% có trình độ là cao cấp lý luận trở lên, 100% đều có trình độ đại học chun mơn trở lên. Đến nay đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp cơ bản đạt chuẩn, chất lượng chính trị và chun mơn được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Công tác luân chuyển cán bộ đã và đang được đảng bộ các huyện VĐB triển khai thông qua kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cán bộ được đưa từ huyện xuống cơ sở, từ làm cơng tác đảng sang chính quyền, đồn thể và ngược lại, bí thư sang chủ tịch UBND xã, thị trấn tuy chưa nhiều nhưng cũng là một bước đột phá trong cơng tác cán bộ. Mơ hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khu phố cũng đang được các huyện đồng bằng triển khai thực hiện có hiệu quả như huyện Yên Định 48 chi bộ, Hà Trung 215 chi bộ, Đông Sơn 45 chi bộ.

Công tác phát triển đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên: Đảng ủy,

chi ủy luôn coi trọng công tác phát triển đảng viên là nội dung quan trọng, vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài để bổ sung lực lượng cho Đảng theo hướng trẻ hóa và chuẩn hóa. Các đảng bộ, chi bộ đặc biệt là cấp ủy ln đề ra

chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, vì vậy số lượng đảng viên ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.

Nhiệm kỳ 2000 - 2005 ở 3 huyện đồng bằng kết nạp được 2.520 đảng viên (trong đó Yên Định kết nạp được 783 đảng viên, Thiệu Hố 1.005 đảng viên và Đơng Sơn kết nạp được 732 đảng viên), đến nhiệm kỳ 2005 - 2010 kết nạp 2.778 đảng viên (Yên Định kết nạp 913 đảng viên, Thiệu Hố 1.137, Đơng Sơn 728 đảng viên) tăng 258 đảng viên. Số đảng viên được kết nạp ở nông thơn chiếm 48%, độ tuổi đồn chiếm 80%. Như vậy, từ năm 2000 - 2010 Đảng bộ 3 huyện đã kết nạp được 5.298 đảng viên nâng tổng số đảng viên đến nay là 23.281 chiếm 35,9% vùng đồng bằng và chiếm 12,36% đảng viên của cả tỉnh Thanh Hoá[1].

Đội ngũ đảng viên của Đảng bộ ln giữ được phẩm chất chính trị, chấp hành tốt Điều lệ Đảng, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương; luôn kiên định lục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trước quần chúng và được tín nhiệm. Tỉ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ năm sau cao hơn năm trước. Số lượng đảng viên của huyện Thiệu Hố, n Định, Đơng Sơn được đánh giá chất lượng hàng năm như sau:

Năm 2004, đảng viên đủ tư cách hồn thành tốt nhiệm vụ 6.796

đồng chí bằng 38,34%, đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ là 10.919 đồng chí bằng 61,6%, đảng viên vi phạm tư cách, chưa hồn thành nhiệm vụ là đồng chí 12 bằng 0,06%. Năm 2006: đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ 12.162 đồng chí bằng 66,53%, đảng viên đủ tư cách hồn thành nhiệm vụ 6.105 đồng chí bằng 33,4%; đảng viên vi phạm tư cách là 14 đồng chí, bằng 0,07%. Năm 2010 Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là 2.374 bằng

12,85%, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ là 13.454 bằng 72,81%, đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ 2.600 bằng 14,07%, đảng viên vi phạm tư cách hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ là 49 bằng 0,27% so với tổng số đảng viên đã được đánh giá [1].

Thông qua việc đánh giá, phân loại đảng viên hàng năm, đã phát hiện và lựa chọn đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ được phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống, có uy tín với nhân dân cần được biểu dương, khen thưởng kịp thời theo quy định của Trung ương. Đối với những đảng viên khơng chịu khó vươn lên, ngại khó khăn, khơng hoàn thành nhiệm vụ được giao, lạc hậu về mọi mặt, đạo đức suy thối…, thì tổ chức đảng có biện pháp kịp thời giúp đỡ, bồi dưỡng.

Đảng bộ các huyện VĐB đã từng bước coi trọng và duy trì thành nền nếp đánh giá đúng chất lượng đội ngũ đảng viên và từng đảng viên, cụ thể hóa tiêu chuẩn đảng viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng, từng địa phương. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác đảng viên.

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng: được tiến hành thường xuyên và

có sự đổi mới cả về nội dung và cách thức thực hiện. Hàng năm Đảng bộ huyện phát động cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc và hướng dẫn đăng ký thi đua và thành lập các đoàn kiểm tra cơ sở để kiểm tra việc xây dựng đảng bộ, chi bộ TSVM. Đây là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. 100% các đảng bộ, chi bộ tham gia đăng ký thi đua với các tiêu chí theo hướng dẫn của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Số lượng TCCSĐ từ huyện đến cơ sở cũng ngày càng tăng nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tế địa phương:

Năm 2003 ở 8 huyện VĐB có 460 TCCSĐ (trong đó có 3.090 chi bộ trực thuộc đảng bộ, có 2.001 chi bộ đạt TSVM đạt 64%) ở Thiệu Hố, n Định, Đơng Sơn có 150 TCCSĐ (1.053 chi bộ trực thuộc

đảng bộ có 715 chi bộ đạt TSVM đạt 67%); năm 2006 ở 8 huyện VĐB có 479 TCCSĐ (trong đó có 3.197 chi bộ trực thuộc đảng bộ, có 2.448 chi bộ đạt TSVM đạt 76%) ở Thiệu Hố, n Định, Đơng Sơn có 162 TCCSĐ (1.071 chi bộ trực thuộc đảng bộ có 834 chi bộ đạt TSVM đạt 77%); năm 2010 ở 8 huyện VĐB có 485 TCCSĐ (trong đó có 3.448 chi bộ trực thuộc đảng bộ, có 2.517 chi bộ đạt TSVM đạt 72%) ở Thiệu Hố, n Định, Đơng Sơn có 166 TCCSĐ và 1.197 chi bộ trực thuộc đảng bộ và có 857 chi bộ đạt TSVM đạt 71%.[1]

Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng như nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình đã được các đảng bộ, chi bộ thực hiện khá nghiêm túc. Trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đảng bộ tạo được khơng khí cởi mở, dân chủ, thảo luận tập trung vào việc lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế xã hội, củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Khi đã thống nhất ra nghị quyết đều được đông đảo cán bộ, đảng viên thực hiện. Trong quá trình lãnh đạo đã tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, các cấp ủy đã phát huy được tính sáng tạo của cán bộ, đảng viên, nhất là trong giải quyết những vấn đề nhạy cảm, mới phát sinh.

Từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực cơng tác cho cán bộ, đảng viên; đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ và nhân dân được tăng cường. Nhiều cấp uỷ có sự chủ động, tích cực, nhạy bén nắm bắt và vận dụng đúng đắn các chủ trương của Trung ương, của Tỉnh uỷ, xử lý được nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra. Các biểu hiện tư tưởng tiêu cực như giảm sút ý chí chiến đấu, thiếu tính tiền phong gương mẫu và các tiểu hiện tư tưởng bảo thủ, trì trệ, thụ động trong đội ngũ đảng viên được phê phán và từng bước khắc phục. Các tổ chức cơ sở đảng đã coi trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; tổ chức tốt việc quán triệt và triển khai

kịp thời các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật Nhà nước. Đã coi trọng xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của cấp uỷ, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, ln nêu cao tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình; củng cố đồn kết thống nhất trong Đảng. Nề nếp sinh hoạt của cấp uỷ, đảng bộ, chi bộ ở nhiều tổ chức cơ sở đảng được duy trì nghiêm túc theo quy

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở một số huyện vùng đồng bằng từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w