Biện pháp thi công chi tiết Công tác đào đất hố móng:

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC nhà ở Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh (Trang 45 - 49)

- Xác định cao trình mặt đất tự nhiên để quyết định chiều sâu hố đào.

1. Biện pháp thi công chi tiết Công tác đào đất hố móng:

1.1.Cơng tác đào đất hố móng:

Trước khi đào hố móng cán bộ kỹ thuật phải xác định các vị trí rồi cắm các cọc, lên ga để cho máy đào sau đó dùng nhân lực để sửa sang lại, phải kiểm tra cao độ của đáy móng và độ dốc theo thiết kế, lớp đất đáy móng phải được đầm lèn chặt đúng theo yêu cầu của thiết kế. Việc thi công phải phù hợp với đường bao ngồi của hố móng đã chỉ trong hồ sơ thiết kế và đủ rộng để cho phép đạt đủ tồn bộ bề rộng của móng khơng được phép làm trịn hoặc cắt vát các góc và các cạnh của móng.

Hố móng đào phải đảm bảo độ dốc mái đào đã chỉ ra trong bản vẽ thiết kế để đảm bảo ổn định trong q trình thi cơng tiếp theo. Và phải có bề rộng khơng ít hơn đường kích thước ngồi của móng để dễ dàng cho việc thi công lớp đệm, lắp ghép ván khuôn và đo bê tông rãnh, hố thu.

Q trình thi cơng đào hố móng phải thường xuyên kiểm tra cao độ và độ dốc dọc của đáy móng, nếu đạt yêu cầu của thiết kế mới tiến hành thi công tiếp.

Thi công cơ giới kết hợp với thủ công.

Cơ giới: Dùng các thiết bị cơ giới vận chuyển vật liệu đến vị trí thi cơng.

1.2.Cơng tác cốp pha và đà giáo

- Cốp pha và đà giáo cần được thiết kế và thi công đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp, khơng gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.

- Cốp pha phải được khép kín, khít để khơng làm mất nước XM khi đổ và đầm bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông dưới tác động của thời tiết.

- Cốp pha phải đảm bảo hồn thiện được bề mặt bê tơng, tốt nhất nên dùng cốp pha thép định hình.

- Cốp pha, đà giáo cần được gia công lắp dựng sao cho đảm bảo đúng hình dáng, kích thước của kết cấu theo đúng quy định của thiết kế.

- Cốp pha, đà giáo phải vững chắc, an toàn chịu được mọi tải trọng, tác động trong q trình thi cơng. Trụ chống của đà giáo phải đặt trên nền đất cứng, không bị trượt và biến dạng khi chịu tải trọng và tác động trong q trình thi cơng.

- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tơng cần qt lớp chống dính có lý tính và hịa tính phù hợp với cơng tác hồn thiện và khơng có tác động xấu đến cốt thép và bê tông.

- Cốp pha cần phải dọn sạch rác ban trước khi đặt cốt thép và đổ bê tông.

- Cốp pha và đà giáo trước khi lắp dựng xong phải được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

- Các sai lệch không được vượt quá giới hạn cho phép của TCVN 4453: 1995. - Tháo dỡ cốp pha, đà giáo:

+ Cốp pha và đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết đế kết cấu chịu được trọng lực bản thân và các tải trọng khác trong giai đoạn thi công. Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo cần tránh không gây ra ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.

+ Các bộ phận cốp pha, đà giáo khơng cịn chịu lực sau khi đo bê tông đã đông rắn (như cốp pha thành bên của tường) có thể tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ chịu lực trên 50 daN/cm2.

+ Các bộ phận cốp pha, đà giáo chịu lực của kết cấu (như đáy dầm, sàn, cột, chống) chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt yêu cầu của thiết kế.

1.3. Công tác cốt thép.

- Cốt thép dựng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với các yêu cầu của TCVN 1651-2018.

- Cốt thép gia cơng phải có mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép cần gia công.

- Cốt thép trước khi gia công cán, kéo, uốn và nắn thẳng. Sau khi gia công và lắp đặt và trước khi đổ bê tơng phải làm sạch bề mặt, khơng được dính bùn đất và dầu mỡ, khơng có vẩy cắt và lớp thép ghỉ.

- Cắt và uốn cốt thép chỉ được dùng các phương pháp cơ học, không được uốn cà cắt thép bằng các phương pháp gia nhiệt.

- Cốt thép phải được cắt uốn phù hợp với hình dáng và kích thước của thiết kế, sản phẩm cắt uốn cốt thép phải được kiểm tra theo từng lô.

- Chỉ số sai lệch không được vượt quá quy định của TCVN 4453-1995.

- Việc nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc hoặc liên kết hàn phải tuân thủ theo chỉ định của thiết kế. Vị trí điểm nối, chiều dài nối chồng.

- Liên kết hàn phải được đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật thiết kế, bề mặt mối hàn phải nhãn, không cháy thép cơ bản, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và khơng có bọt xì. Mối hàn phải đảm bảo chiều dài, chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.

- Khi chọn phương pháp và công nghệ hàn cần tuân thủ theo tiêu chuẩn “ chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sẵn trong bê tông cốt thép”.

- Liên kết hàn được tiến hành kiểm tra theo từng chủng loại và từng lô, trị số sai lệch của thiết kế không vượt quá quy định của TCVN 4453-1995.

- Cốt thép phải được lắp đặt đúng theo vị trí bản vẽ thiết kế và phải được cố định bằng dây thép buộc hoặc hàn điểm để cốt thép không bị xê dịch hoặc biến dạng trong q trình đổ bê tơng.

- Cốt thép phải được nghiệm thu theo đúng bản vẽ thiết kế và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

1.4. Công tác bê tông.

- Các loại vật liệu để sản xuất chế tạo bê tông phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cảu thiết kế và quy định các tiêu chuẩn để áp dụng cho từng loại vật liệu.

- Thiết kế cấp phối để chế tạo hỗn hợp bê tông phải căn cứ vào mác bê tông do thiết kế quy định và đặc điểm của từng loại vật liệu tại hiện trường được thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật. Phải có kết quả mẫu thử của cấp phối bê tông thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật. Phải có kết quả mẫu thử của cấp phối bê tông thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật mới được đưa vào thi công cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép.

- Khi chế tạo hỗn hợp bê tông, các loại vật liệu như: cát, đá, xi măng, nước, các chất phụ gia (nếu có) phải được cân đong theo khối lượng hoặc quy định về thể tích tương đương khối lượng.

- Bê tông phải được chế tạo bằng máy trộn bê tông. Nếu bê tông thương phẩm được mua từ các trạm trộn phải có chứng chỉ cấp phối bê tơng và thí nghiệm vật liệu của nơi sản xuất bê tơng thương phẩm.

- Khi vận chuyển bê tông từ trạm trộn đến nơi đo cần sử dụng phương tiện hợp lý, tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị chảy nước xi măng và bị mất nước do gió, nắng. Phương tiện thiết bị vận chuyển phải phù hợp với tốc độ trộn khối lượng đo và đầm bê tông.

- Thời gian lưu hỗn hợp bê tơng trong q trình vận chuyển tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nhiệt độ, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 30 phút. Từ 200C đến 300C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 45 phút. Từ 100C đến 200C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 60 phút và từ 50C đến 100C thời gian vận chuyển phải nhỏ hơn 90 phút.

- Đổ và đầm bê tơng khơng được làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốp pha và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Bê tông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo yêu cầu của thiết kế. Để tránh sự phân tầng chiều cao đổ bê tông không được vượt quá 1.5m. Nếu vượt quá phải dùng ống nghiêng hoặc ống vòi voi.

- Căn cứ vào từng loại cấu kiện mà chọn thiết bị đầm cho thích hợp (đầm dùi hoặc đầm bàn ) nhưng phải đảm bảo sau khi đầm bê tông được đầm chặt, không bị rỗ.

- Bê tông sau khi đổ cần phải bảo dưỡng độ ẩm và nhiệt độ cần thiết để ninh kết cà đóng rắn sau khi tạo hình. Phương pháp và quy trình thời gian bảo dưỡng bê tông cần phải tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành.

- Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy ngay tại nơi đổ bê tông bà được bảo dưỡng phù hợp với quy định của chỉ dẫn kỹ thuật. Kích thước chuẩn của mẫu thử là khối lập phương (150x150x150)mm. Số lượng mẫu thử tùy theo khối lượng bê tông được quy định: Mỗi lần lấy mẫu gồm 3 tổ hợp mẫu (9 mẫu) được thử ở thời gian 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày.

1.6. Công tác thi công xây gạch thành rãnh.

+ Xi măng: Đã được chủ đầu tư chấp nhận sử dụng thi cơng cơng trình sau khi đã trình chủ đầu tư các kết quả thử nghiệm theo TCVN các đặc tính của xi măng đó, các chứng chỉ thí nghiệm lơ hàng, nguồn gốc, xuất xứ của xi măng. Xi măng đảm bảo không đống cục hay ẩm ước trong q trình vận chuyển thi cơng.

+ Cát: Cát dùng là cát sạch, mịn khơng lẫn tạp chất, kích thước đồng đều đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây, và được thử nghiệm xác định mô đun độ lớn, khối lượng thể tích xốp, thành phần hạt cát thử nghiệm theo tiêu chuẩn hiện hành được chủ đầu tư chấp nhận.

+ Nước: Dùng nước sạch, khơng ăn mịn đói với bê tơng, khơng có dầu, axit, chất kiềm và các chất hữu cơ gây hại đến q trình đơng kết và đạt theo TCXDVN 302:2012

+ Gạch xây: Sử dụng gạch xây đúng chủng loại, quy cách theo yêu cầu thiết kế. Viên gạch sử dụng phải có quy cách, cường độ đúng với thiết kế, cịn ngun hình dạng khơng bị nứt hay khuyết tật.

Kết cấu tường xây tuân thủ TCVN 4085-2011 ( kết cấu gạch đá) vật liệu xây tường đúng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu .

+ Các bề mặt trong khối xây phải là những bề mặt vng góc với nhau, khơng được có những viên gạch nhọn vì chúng dễ bị lật ra khỏi khối xây, chiều ngang phải bằng phang, không trùng mạch, chiều đứng phải thẳng.

+ Mặt khối xây phải được phẳng (khơng gồ gờ), góc xây phải vuông, sát cạnh, mạch vữa phải đầy, khối xây phải đặỉc chắc.

+ Nếu gạch quá khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa xây tạo liên kết tốt cho vữa xây.

+ Bề mặt tiếp giáp với khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo liên kết giữa mạch vữa và bề mặt tiếp giáp đó như cột, dầm...

+ Để đảm bảo tường thẳng và phang thì trong quá trinh xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi để kiểm tra.

+ Khi xây các tường mỏng và cao cần xây làm nhiều đợt đẻ lớp vữa ở các đợt dưới đạt cường độ nhất định mới chịu được sức nặng của tường phía trên.

+ Nếu xây tiếp lên tường cũ, phải làm sạch tường cũ trước khi xây, như cạo hết rêu mốc, rữa sạch và tưới nước rồi mới xây.

+ Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước ..

- Sau khi xây chờ cho tường xây thật khô mới tiến hành trát, tạo ẩm mặt tường xây trước khi trát.

1.7. Công tác lắp đặt: Lắp đặt tấm đan.

- Đối với Tấm đan rãnh, ga thu: Các tấm đan đúc sẵn sau khi đạt cường độ thiết kế được vận chuyển từ bãi đúc về cơng trình. Tiến hành cẩu lắp các cấu kiện đúc sẵn vào đúng vị trí thiết kế. Các cấu kiện sau khi lắp đặt xong phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các cấu kiện phải được đặt đúng hướng, đúng độ dốc và cao độ thiết kế.

+ Các cấu kiện phải được đặt sao cho tim các tấm đan phải trùng nhau, thang, ngang bằng hợp lý.

-Sau khi lắp đặt kết cấu bê tông đúc san, lao động thủ cơng vệ sinh sạch các vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bê tông đúc san.

1.8. Cơng tác đắp hồn thiện:

Tiến hành dùng đầm cóc đầm từng lớp đến khi đạt độ chặt u cầu. Kết thúc mỗi lớp đắp đều có thí nghiệm viên kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát với sự chứng kiến của TVGS. Các lớp đắp không đạt yêu cầu được đầm lèn lại đạt độ chặt yêu cầu, khi vẫn không đạt độ chặt và được xác định là do vật liệu không đảm bảo Nhà thầu sẽ phải bóc bỏ và thi cơng lại.

Một phần của tài liệu Thuyết minh BPTC nhà ở Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w