I. SƠ ĐỒ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
a. Mô hình quản lý chất lượng
Chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và sự sống còn của một doanh nghiệp. Chính vì vậy Nhà thầu đặc biệt quan tâm tới vấn đề này, đặc biệt đối với cơng trình này, chất lượng xây dựng được hình thành trong mỗi giai đoạn trước khi thi công (lập kế hoạch, tiến độ, xây dựng biện pháp, gia công chế tạo, vật liệu, chi tiết xây dựng) trong xây dựng. Quản lý chất lượng là quá trình thiết lập, đảm bảo và duy trì mức độ kỹ thuật, mỹ thuật cần thiết trong gia công, lắp dựng, thi cơng và đưa vào sử dụng. Q trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra, giám sát thi công theo đúng bản vẽ xây dưụng, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thơng số và các tác động có ảnh hưởng tới chất lượng, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng phần từng công đoạn cho từng hạng mục cơng trình.
Hệ thống quản lý chất lượng: Nhà thầu sẽ áp dụng theo kiểu quản lý theo ISO 9001-2015 - Hệ thống tự kiểm sốt chất lượng nằm trong cơng trường, hệ thống quản lý kiểm tra trực thuộc Giám đốc Công ty. Q trình kiểm tra giám sát có sự tham gia của bản thân người công nhân lao động, kỹ thuật hiện trường, to trưởng sản xuất, cán bộ giám sát kỹ thuật của Nhà thầu và cả Chỉ huy công trường nhằm ngăn ngừa và loại
trừ hư hỏng, phế phầm đối với cơng trình trong mọi chi tiết, mọi cơng đoạn. Với cơng trình này Nhà thầu đặt ra mục tiêu: Đảm bảo tiến độ, kỹ mỹ thuật và chất lượng cao trong ngành xây dựng.
Trước khi giao một thành phần công việc, ban chỉ huy công trường họp với cán bộ kỹ thuật và tổ trưởng công nhân đặt ra các yêu cầu kỹ thuật cụ thể, cho thành phần công việc này nhằm tránh tối đa sai sót trong q trình thi công.
Kiểm tra giám sát (bộ phận giám sát kỹ thuật) chất lượng vật liệu, công tác thi công xây lắp được thực hiện trên hiện trường và trong phịng thí nghiệm qua dụng cụ trắc đạc và thiết bị thí nghịêm để đánh giá chất lượng vật liệu và cơng trình.
Sơ đồ quản lý chất lượng được thể hiện như sau:
+ Đầu vào là yêu cầu của chủ đầu tư (hồ sơ thiết kế bản vẽ thi cơng cơng trình, hồ sơ mời thầu xây lắp, các hướng dẫn, chỉ dẫn kỹ thuật dự án, yêu cầu của TVGS)
+ Đầu ra là cơng trình, các hạng mục cơng trình hồn thành, đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu trong hồ sơ xây dựng
+ Bộ phận giám sát kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công thông qua công tác giám sát đối với các to đội sản xuất.
+ Bộ phận thí nghiệm: Chịu trách nhiệm cơng tác kiểm nghiệm trên hiện trường theo quy định, thường xuyên cập nhật kết quả chính xác báo cáo chỉ huy trưởng công trường, giám sát kỹ thuật.
+ Các tổ đội sản xuất: Thực hiện các công việc theo yêu cầu của các bộ phận trên + Chỉ huy trưởng cơng trình: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Công ty về quản lý chất lượng tại công trường.