Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.2.3. Mơ hình Mundell-Fleming
Copeland (2005) đề cập đến các vấn đề về chu chuyển vốn quốc tế dựa trên mơ hình Mundell – Fleming (MF) của Mundell và Fleming (1962) trên cơ sở kế thừa mơ hình của Keynes.
(Nguồn: Copeland, 2005)
Hình 2.4 Mơ hình MF
Theo phân tích của Mundell và Fleming, so với mơ hình IS-LM trong nền kinh tế đóng, mơ hình MF (hình 2.4) đã có một điểm mới đóng vai trị quan trọng, là đường cán cân thanh toán (Balance of payments – BP) trong nền kinh tế mở, từ đó có tên gọi khác là mơ hình IS-LM-BP. Trong mơ hình MF, trong các cơ chế tỷ giá khác nhau, hiệu quả của CSTK và CSTT được phân tích dựa trên mối quan hệ ngắn hạn giữa tỷ giá danh nghĩa, lãi suất và sản lượng. Cân bằng cán cân thanh tốn (BP) có được khi dịng vốn trên các giao dịch chỉ đủ để tài trợ cho thâm hụt hoặc hấp thụ thặng dư tài khoản vãng lai. Đường BP dốc lên thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa lãi suất và thu nhập. Vì thu nhập (sản lượng, y) tăng ở bất kỳ mức tỷ giá hối đoái nào và với độ mở nền kinh tế ngày càng cao, tài khoản vãng lai sẽ giảm khi nhu cầu nhập khẩu tăng. Để duy trì trạng thái cân bằng, tài khoản vốn phải tăng, điều này chỉ có thể đạt được bằng cách tăng lãi suất trong nước và sẽ làm đồng nội tệ tăng giá. Theo đó, thu nhập cao hơn phải kết hợp với lãi suất cao hơn để có được trạng thái cân bằng của cán cân thanh toán (Copeland, 2005). Trong thực tế, cán cân thanh tốn khơng phải lúc nào cũng ln cân bằng (BP = 0). Cán cân thanh toán thâm hụt (BP < 0) khi điểm cân bằng nằm bên phải đường
BP. Ngược lại, nếu điểm cân bằng này nằm bên trái đường BP, cán cân thanh toán sẽ thặng dư (BP > 0). NHTW có thể thơng qua CSTT và CSTK làm dịch chuyển các đường trong mơ hình IS-LM-BP, hình thành các điểm cân bằng mới. Muldell và Fleming còn đề cập đến vấn đề chu chuyển vốn trong nền kinh tế mở. Theo đó, trong chế độ tỷ giá hối đối linh hoạt, tác động của cú sốc CSTT nhất định đối với sản lượng thực tế càng mạnh thì mức độ chu chuyển vốn quốc tế càng cao. Ngược lại, tác động của cú sốc chi tiêu chính phủ (CSTK) đối với sản lượng thực, giảm theo mức độ chu chuyển vốn quốc tế (Pierdzioch, Dưpke và Buch, 2002). Ngồi ra, trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định và khả năng chu chuyển vốn quốc tế, bộ ba bất khả thi sẽ chỉ cịn là bộ đơi và có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Mở rộng tiền tệ và tài khóa đều tăng sản lượng nhưng có tác động ngược lại với lãi suất. Do đó, ví dụ, một quốc gia đồng thời trải qua thất nghiệp và thâm hụt bên ngồi có thể kết hợp mở rộng tài khóa với thu hẹp tiền tệ, nâng tổng cầu trong khi thu hút một dòng vốn đủ lớn để thu hẹp khoảng cách thanh tốn nước ngồi. Nếu khơng có sự mở cửa và khả năng chu chuyển vốn, cách tiếp cận này sẽ không thể thành công. Mundell tiếp tục lập luận rằng, khi vốn được chu chuyển dễ dàng và tỷ giá hối đối được cố định, để có một tổ hợp chính sách ổn định địi hỏi phải sử dụng CSTK để giải quyết cho cân bằng nội bộ (đường IS-LM) và chính sách tiền tệ cho cân bằng bên ngoài (đường BP), theo Obstfeld (2001).
(Nguồn: Copeland, 2005)
Theo hình 2.5, trong chế độ tỷ giá thả nổi, khi NHTW mở rộng CSTT làm tăng cung tiền, đường LM (M0) dịch chuyển sang phải thành LM (M1), nền kinh tế cân bằng tại điểm C, lãi suất giảm và sản lượng tăng. Tuy nhiên, C không là điểm cân bằng dài hạn, lãi suất giảm làm cán cân thanh toán thâm hụt do vốn đầu tư giảm và tỷ giá tăng (nội tệ mất giá). Nội tệ mất giá dẫn đến cầu hàng hóa trong nước tăng do giá cả rẻ hơn, cạnh tranh cao, làm xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, tài khoản vãng lai thặng dư, dịch chuyển IS (S0) và BP (S0) sang IS (S1) và BP (S1). Tuy nhiên, lãi suất vẫn thấp hơn mức ban đầu (r0), tài khoản vốn giảm thâm hụt do tài khoản vãng lai thặng dư bù đắp, thị trường cân bằng tại điểm B (Copeland, 2005). Như vậy, trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi và chu chuyển vốn tự do, CSTT đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(Nguồn: Copeland, 2005) Hình 2.6 Mơ hình MF trong chế độ tỷ giá thả nổi khi mở rộng CSTK
Khi mở rộng CSTK, chi tiêu Chính phủ tăng (G1) trong khi giá cả và cung tiền không đổi, đường LM không dịch chuyển, IS dịch chuyển thành IS (G1, S0), hình 2.6. Chính phủ tăng chi tiêu đồng thời tăng vay mượn, thu nhập và lãi suất tăng, thị trường cân bằng tại điểm C. Lãi suất tăng làm dòng vốn đầu tư chảy vào trong nước tăng, cầu nội tệ tăng dẫn đến tỷ giá giảm (nội tệ tăng giá), cán cân thanh toán thặng dư. Nội tệ tăng giá làm hàng hóa trong nước kém cạnh tranh, xuất khẩu giảm, đường IS dịch chuyển thành IS (G1, S1), lãi suất giảm (r1), BP dịch chuyển thành BP (S1) do tài khoản vãng lai giảm. Từ đó hình thành nên điểm
cân bằng mới với lãi suất và sản lượng đều giảm. Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi và hoạt động chu chuyển vốn tự do, CSTT có tác dụng mạnh hơn CSTK trong việc gia tăng sản lượng (Copeland, 2005).
Trong chế độ tỷ giá cố định và chu chuyển vốn tự do, Copeland (2005) dựa trên mơ hình MF đã kết luận rằng CSTK có tác dụng mạnh trong khi CSTT khơng có tác dụng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(Nguồn: Copeland, 2005) Hình 2.7 Mơ hình MF trong chế độ tỷ giá cố định khi mở rộng CSTT
Copeland (2005) cho rằng, trong mơ hình MF (hình 2.7), với tỷ giá cố định và chu chuyển vốn tự do, khi mở rộng CSTT, LM (DC0, FX0) dịch chuyển thành LM (DC1, FX0), điểm cân bằng mới là B, thu nhập tăng (y1), lãi suất giảm (r1) và dự trữ ngoại hối không đổi. Lãi suất giảm và thu nhập tăng tạo ra tác động kép do cả tài khoản vốn (lãi suất giảm làm dòng vốn chảy ra) và tài khoản vãng lai đều thâm hụt (thu nhập tăng, nhập khẩu tăng) gây sức ép làm giảm giá đồng nội tệ. Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải bán ngoại tệ ra, thu vào nội tệ, dẫn đến dự trữ ngoại hối và cung nội tệ giảm. Kết quả là lãi suất sẽ tăng, thu nhập giảm, đường LM (DC1, FX0) trở về vị trí ban đầu, LM (DC0, FX0), sản lượng chỉ tăng trong ngắn hạn và sẽ trở lại mức ban đầu.
(Nguồn: Copeland, 2005)
Hình 2.8 Mơ hình MF trong chế độ tỷ giá cố định khi mở rộng CSTK Trong khi đó, mở rộng CSTK làm tăng chi tiêu Chính phủ, lãi suất tăng Trong khi đó, mở rộng CSTK làm tăng chi tiêu Chính phủ, lãi suất tăng (r2), thu nhập tăng (y2), IS (G0) dịch chuyển thành IS (G1), điểm cân bằng tại C (hình 2.8). Lãi suất tăng làm tài khoản vốn thặng dư, tài khoản vãng lai thâm hụt, cung ngoại tệ tăng, cầu nội tệ tăng gây áp lực làm nội tệ tăng giá. Để giữ tỷ giá cố định, NHTW phải bán ra nội tệ thu vào ngoại tệ, đường LM (DC0, FX0) dịch chuyển thành LM (DC0, FX1), dự trữ ngoại hối tăng. Kết quả là lãi suất giảm (r1, tăng so với ban đầu), sản lượng tiếp tục tăng (y1), điểm cân bằng mới được xác định tại B và tài khoản vốn tăng bù đắp sự thâm hụt của tài khoản vãng lai.
Như vậy, các mơ hình kinh tế học đều chỉ ra rằng CSTT có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, kết hợp với CSTK, CSTT tác động đến nền kinh tế thơng qua lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng, thu nhập, tỷ giá hối đoái cũng như cán cân thanh toán trong nền kinh tế mở. Từ đó cho thấy việc mở cửa nền kinh tế sẽ có tác động đến việc điều hành CSTT và tăng trưởng kinh tế.