CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3 Bàn luận
4.3.2 Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố nhu cầu công bố thơng tin liên quan đến mơi trường có tác động cùng chiều đến việc vận dụng EMA. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Muhammad Islam (2014) cho rằng nhu cầu công bố thơng tin liên quan đến mơi trường có mối quan hệ với việc vận dụng EMA.
Nhân tố này xuất phát từ tầm quan trọng của EMA trong hoạt động của DN. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận DN và việc công bố thông tin xã hội và môi trường (Robert, 1992; Cormier và Magnan, 1999; 2003). Công bố thông tin mơi trường là việc trình bày các hoạt động diễn ra tại DN thông qua các báo cáo. Do đó, nếu các doanh nghiệp có vận dụng EMA thì việc thực hiện các báo cáo về EMA sẽ có nhiều thuận lợi hơn do thơng tin đã được thu thập, phân loại và xử lý theo tiêu chí của EMA từ q trình hoạt động.
Nhìn từ góc độ kế tốn, việc các DN khi lập báo cáo thường niên phải trình bày và đánh giá tác động liên quan đến môi trường và xã hội sẽ tạo nên áp lực cho kế tốn DN. Buộc kế tốn phải có kiến thức và hệ thống quản lý thành quả tài chính, mơi trường và xã hội hiệu quả.
4.3.3 Nhận thức của nhà quản trị
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố nhận thức của nhà quản trị về EMA có tác động cùng chiều đến việc vận dụng EMA trong các DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Jamil et al (2014), Setthasakko (2014) cho rằng nhận thức của nhà quản trị có mối quan hệ với việc vận dụng EMA. Nhận thức của nhà quản trị là một nhân tố quan trọng tác động đến công tác tổ chức hệ thống EMA.
Thực tế cho thấy những nhà quản lý, người điều hành doanh nghiệp là những người đi đầu nhận thức về vai trò, nội dung của EMA và là người dẫn dắt các bộ phận trong DN vận dụng EMA. Họ là người có tầm nhìn chiến lược, đưa ra các quyết định đúng đắn để doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Nếu nhà quản lý yêu cầu đưa việc vận dụng EMA là một trong những chiến lược hàng đầu thì việc vận dụng EMA trong các DN này sẽ được thúc đẩy nhanh chóng.
4.3.4 Áp lực từ các bên liên quan
Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực từ các bên liên quan có tác động tích cực đến việc vận dụng EMA. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Jamil et al (2014), và Jalaludin, Sulaiman and Ahmad (2011) cho rằng lợi ích của EMA có mối quan hệ với việc vận dụng EMA.
Áp lực từ các bên liên quan đối với EMA trên cơ sở gắn với lợi ích của doanh nghiệp. Sự chấp nhận và tin cậy của các bên liên quan được xem là thông lệ về trách nhiệm giải trình và cơng bố thơng tin của cơng ty (Parker, 2005).
Tại Việt Nam, các bên liên quan luôn quan tâm đến các vấn đề EMA như vấn đề xả thải ra môi trường của Formosa làm cho DN bị thiệt hại rất nhiều như bị người tiêu dùng tẩy chay, cơ quan chức năng xử phạt,…Do đó để được xã hội chấp nhận thì DN cần phải kết nối hoạt động của mình với lợi ích của xã hội, của các bên liên quan, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cộng đồng.
4.3.5 Khó khăn khi vận dụng EMA
Nhân tố khó khăn khi vận dụng EMA có tác động ngược chiều đến việc vận dụng EMA. Nghĩa là khó khăn khi vận dụng EMA càng cao sẽ làm giảm mức độ khả thi của việc vận dụng EMA trong các DN. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước như Jamil et al (2014), Setthasakko (2010) và Trịnh Hiệp Thiện (2010). Phần lớn việc vận dụng EMA thấp là do rào cản về thông tin, tài liệu hướng dẫn và thiếu kinh nghiệm để vận dụng EMA. Bên cạnh đó, chi phí vận dụng EMA cao khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc lợi ích tài chính mang lại. Mặt khác, việc thu thập và phân bổ chi phí liên quan đến mơi trường cũng là rào cản trong việc vận dụng EMA.
4.3.6 Quy chuẩn pháp lý
Kết quả nghiên cứu thấy rằng, Quy chuẩn pháp lý khơng có tác động lên việc vận dụng EMA trong các DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam.
Hiện nay, việc vận dụng EMA trong các DN tại Việt Nam là không bắt buộc, các luật và chuẩn mực văn bản pháp luật về kế toán đều chỉ chú trọng và hướng đến kế toán truyền thống và quản lý thuế, chứ chưa có các hướng dẫn cho việc vận dụng EMA. Thông qua một số văn bản pháp luật về môi trường như Luật bảo vệ môi trường (2005), Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13, Nghị định 179/2013/NĐ- CP, đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lý và bảo vệ môi trường, xác định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của DN trong việc tích hợp vấn đề mơi trường vào hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó cho thấy các căn cứ để vận dụng EMA trong các DN tại Việt Nam còn khá nhiều hạn chế và bất cập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này trình bày các bước phân tích dữ liệu đầu ra SPSS. Qua các bước phân tích bao gồm đánh giá thang đo bằng Crobach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy về tác động của của nhân tố đến việc vận dụng EMA trong DN.
Bằng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, nghiên cứu đã tìm ra năm nhân tố tác động đến việc vận dụng EMA trong các DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam như sau: (1) Nhận thức về lợi ích của EMA, (2) Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường, (3) Áp lực từ các bên liên quan, (4) Nhận thức của nhà quản trị về EMA có tác động tích cực. Riêng nhân tố (5) Khó khăn khi vận dụng EMA tác động tiêu cực đến việc vận dụng EMA. Nhân tố Quy chuẩn pháp lý khơng có ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA trong các DN.
Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp sẽ được trình bày ở chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Trong chương này, tác giả kết luận để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài là các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc vận dụng EMA trong DNSX thép khu vực phía Nam Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của nó như thế nào? Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cũng như thảo luận, tác giả rút ra hàm ý cho đề tài, trình bày những hạn chế của nghiên cứu và từ đó đề xuất hướng nghiên cứu.
5.1 Kết luận
Việc vận dụng EMA trong DN, đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học tìm hiểu và chứng minh mang lại nhiều lợi ích, các lợi ích đến từ nhiều khía cạnh khác nhau nhưng bản chất vẫn là phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của DN.
Thơng qua tìm hiểu các nghiên cứu uy tín trên thế giới, các bài viết học thuật trong lĩnh vực này, tác giả nhận thấy lĩnh vực EMA tại Việt Nam vẫn còn khoảng trống lớn so với thế giới trong khi xu hướng hội nhập kinh tế tồn cầu hóa đang ngày càng rộng và sâu hơn. Điều này đã gợi ý cho tác giả tìm hiểu về các nhân tố tác động đến việc vận dụng EMA trong các DNSX thép. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đưa ra được 6 nhân tố gồm (1) Nhận thức về lợi ích của EMA, (2) Quy chuẩn pháp lý, (3) Áp lực từ các bên liên quan, (4) Khó khăn khi thực hiện EMA, (5) Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường, (6) Nhận thức nhà quản trị về EMA. Ý nghĩa của nhóm nhân tố tác động và các biến quan sát trong nhóm thể hiện như sau:
1. Nhận thức về lợi ích của EMA có nghĩa là khi có được sự hiểu biết về EMA cũng như các lợi ích mà nó mang lại cho cơng việc kế tốn và cho doanh nghiệp, xã hội sẽ làm tăng khả năng vận dụng EMA trong DN.
2. Nhân tố áp lực từ các bên liên quan có nghĩa là ngồi ý chí chủ quan của mình, DN cịn chịu sự ảnh hưởng từ các đối tượng có liên quan trong q trình hoạt động của mình
3. Nhu cầu cơng bố thơng tin liên quan đến mơi trường có nghĩa là: để đảm bảo mục tiêu hoạt động của DN là phù hợp với các yêu cầu của xã hội, các DN cần phải công bố các thông tin trong hoạt động của mình với xã hội đặc biệt là các
thông tin về EMA. Nhu cầu công bố thông tin liên quan đến môi trường sẽ thúc đẩy các DN thực hiện EMA trong DN.
4. Nhân tố quy chuẩn pháp lý có nghĩa là sự có sẵn của các hướng dẫn, quy định pháp lý sẽ là ràng buộc để các DN tuân thủ trong quá trình hoạt động của mình, từ đó thúc đẩy DN quan tâm hơn đến việc vận dụng EMA trong DN để kiểm soát và đảm bảo các hoạt động của mình là phù hợp và tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn đó.
5. Khó khăn khi vận dụng EMA có nghĩa là những rào cản, hạn chế về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, hệ thống thông tin liên quan đến môi trường, kiến thức EMA khiến đội ngũ kế toán e dè khi vận dụng EMA vào DN của mình.
6. Nhận thức của nhà quản trị về EMA là nhân tố có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi vì họ là những người có cái nhìn tồn diện và chính xác nhất để có thể đưa ra các quyết định quản lý, nhận thức rõ lợi ích các khoản mục thu nhập, chi phí mơi trường sẽ quan tâm và tìm hiểu về EMA, đẩy mạnh EMA giúp DN hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
Nghiên cứu này hy vọng sẽ mang lại gợi ý tích cực cho các DN tiến hành vận dụng EMA, xác định đươc những gì cần làm để có thể bắt đầu vận hành EMA, góp phần thúc đẩy việc vận dụng EMA trở nên phổ biến và giúp ích cho DN trong nhiều hoạt động kinh doanh cụ thể.
5.2 Hàm ý
Dựa trên kết quả phân tích, kết hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số gợi ý tương ứng với từng nhân tố có tác động đến việc vận dụng EMA như sau:
a. Nhóm nhân tố nhận thức về lợi ích của EMA
Từ kết quả nghiên cứu, ta có thể thấy rằng nhân tố nhận thức lợi ích về EMA là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất đến việc vận dụng EMA trong DN. Do lợi ích EMA mang lại đạt được trong dài hạn và việc thực hiện là chủ động và tự nguyện, nên DN cần có nhận thức tồn diện, đúng đắn để đạt được hiệu quả trong tương lai phát hiện rủi ro và kịp thời điều chỉnh để hạn chế những tác động xấu có thể gây ra
từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, EMA không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà cịn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, uy tín DN và hoạt động quản lý môi trường giúp phát triển bền vững trong cộng đồng.
Hơn ai hết, nhận thức của người hành nghề kế tốn, kiểm tốn và tài chính về lợi ích của EMA góp phần đáng kể trong việc tìm hiểu và thực hành EMA.
Thơng qua các buổi hội thảo, đàm thoại trực tiếp về EMA sẽ giúp cho đội ngũ kế tốn có được cơ hội học hỏi, tiếp thu thêm kiến thức và nhận thức được lợi ích của EMA.
Các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học - cao đẳng cần từng bước nghiên cứu và giảng dạy về EMA nhằm nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức trong lĩnh vực này sẽ tạo thêm điều kiện để phát triển EMA.
b. Nhóm nhân tố nhu cầu cơng bố thơng tin liên quan đến môi trường
Hiện nay, việc lập báo cáo phát triển bền vững đã được quy định theo thơng tư 155/2015 /TT/BTC. Theo đó các cơng ty đại chúng phải lập báo cáo thường niên theo phụ lục 04, trong đó các thơng tin liên quan đến phát triển bền vững hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Quy định này cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, quy định này lại không áp dụng cho các DN không niêm yết, thay vào đó là quy định riêng của từng bộ ngành áp dụng cho các đối tượng DN khác nhau. Tại các DN, các loại báo cáo này thường sẽ do nhiều bộ phận chức năng khác nhau thực hiện tùy thuộc vào mức độ liên quan và phân công trong đơn vị, các thông tin báo cáo đôi khi có trùng lắp giữa các loại, biểu mẫu báo cáo. Thậm chí, trong nhiều loại báo cáo thống kê yêu cầu các chỉ tiêu đối chứng của nhiều năm khác nhau. Do đó sẽ thuận lợi hơn nếu DN có một bộ phận chuyên trách về EMA thu thập và ghi nhận đầy đủ các dữ liệu cần thiết hỗ trợ việc lập các báo cáo theo quy định cũng là để hỗ trợ cho quá trình quản trị của mình.
c. Nhân tố Nhận thức của nhà quản trị về EMA
Trên thực tế, mọi quyết định đều thuộc về nhà quản lý, họ là người có quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp, mọi quyết định của họ đều sẽ được thực hiện. Nhận thức của nhà quản lý đề cập đến mức độ tham gia và tác động đến những thay đổi
trong tổ chức. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà quản lý đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định có vận dụng EMA hay không. Lý do là thực tế sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện EMA trừ khi những thay đổi này có sự hỗ trợ của những người bị ảnh hưởng. Việc vận dụng EMA sẽ thay đổi một số các biện pháp quan trọng mà các nhà quản lý sử dụng cho việc ra quyết định và đánh giá hiệu quả kinh doanh và như vậy các nhà quản lý sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ngồi ra, việc vận dụng EMA địi hỏi kiến thức cũng như sự chia sẻ của nhiều bộ phận trong tổ chức, đứng đầu là nhà quản lý. Nếu các nhà quản lý không hỗ trợ việc vận dụng EMA và vẫn tiếp tục thực hiện theo các quy tắc cũ, cấp dưới của họ sẽ nhanh chóng nhận ra EMA là không quan trọng và họ sẽ từ bỏ việc vận dụng EMA.
d. Nhóm nhân tố áp lực từ các bên liên quan
Về phía các tổ chức khác như Hội kế tốn kiểm tốn, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, các trường đại học kinh tế và các tổ chức có liên quan nên phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo về EMA.
Về phía các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước: Cần tăng cường công tác tuyên truyền đối với các DN về nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện EMA. Việc tuyên truyền có thể thơng qua nhiều hình thức như qua các phương tiện truyền thông, các hội thảo, hội nghị khoa học… Hơn nữa việc tuyên truyền này cần được mở rộng đến cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan... Đồng thời, các bộ quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan phải được phổ biến đầy đủ và rõ ràng đến các DN.
Các tổ chức cộng đồng, hiệp hội nghề nghiệp, công cụ truyền thông cũng là một trong những kênh giám sát EMA của DN. Do đó, cần có sự phối hợp thiết lập các cơng cụ giám sát, trao đổi thông tin giữa các đối tượng này với nhau để ngăn ngừa giảm thiểu những tác hại đến mơi trường và xã hội.
e. Nhóm nhân tố khó khăn khi vận dụng EMA
Đa số việc vận dụng EMA gặp khó khăn vì thiếu kinh nghiệm, tài liệu hướng dẫn thực hiện EMA, đồng thời phải cân nhắc chi phí khi thực hiện EMA.
Đúng vậy, việc áp dụng kế tốn mơi trường sẽ làm tăng chi phí DN rất lớn. Do đó theo tác giả, lộ trình thúc đẩy vận dụng EMA có thể được bắt đầu tại các DN có quy mơ lớn, có nguồn tài chính mạnh cùng với hệ thống kiểm sốt nghiêm ngặt.
Đối với những hạn chế về thơng tin, bằng việc tổng quan các nghiên cứu trước,