Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistic tại TP HCM (Trang 96 - 100)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP

5.2. Hàm ý chính sách

Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, KTQT chiếm một vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên tại Việt Nam, KTQT chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về vai trò của KTQT

để có sự đầu tư đúng mức, để KTQT thực sự là cơng cụ hữu ích, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý. Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách tương ứng với 6 nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong DN Logistics.

Nhân tố quy mô DN

Thực tế, các DN Logistics càng lớn thì khối lượng khách hàng cũng như công việc càng nhiều, do đó, nhu cầu sử dụng thơng tin nhiều hơn và có nguồn ngân sách để xây dựng hệ thống quản lý hơn so với DN nhỏ. Hầu hết các DN có quy mơ lớn thường xây dựng hệ thống kiểm sốt chặt chẽ, áp dụng quy trình rõ ràng. Các nhà quản trị ln bị áp lực khi đứng trước các quyết định lớn về đầu tư vốn, chi phí quảng cáo sản phẩm, chiến lược sản phẩm mới… do đó cần phải có nguồn thơng tin rõ ràng, chính xác và kịp thời để phục vụ cho việc lập kết hoạch, ra quyết định xây dựng chiến lược kinh doanh. Xây dựng bộ máy KTQT phù hợp với năng lực quy mơ của DN mình và xu thế phát triển chung. Vì vậy mà các nhà quản trị quyết định áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Logistics là điều tất yếu.

Nhân tố áp lực cạnh tranh

Xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì áp lực cạnh tranh trên thị trường kinh doanh ngày càng gia tăng. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các DN Logistics phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh, từ đó chú trọng hơn các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất, chất lượng và tối thiểu hóa các chi phí địi hỏi DN Logistics phải áp dụng KTQT để đáp ứng nhu cầu đó.

Nhân tố cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về KTQT

Những nhà quản trị có vai trị là đầu tàu để góp phần làm nên sự thành cơng của một DN. Họ luôn đứng trước các lựa chọn, quyết định để đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty. Để tổ chức tốt công tác kế tốn quản trị phục vụ cho cơng tác quản lý điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics địi hỏi nhà quản trị phải có hiểu biết, nhận thức đúng về dịch vụ Logistics, vai trị của thơng tin

kế toán, các quyết định mà doanh nghiệp cần…phục vụ nhiệm vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp, đồng thời nhà quản trị phải hiểu rõ lợi ích mà kế tốn quản trị mang lại để có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp giúp thơng tin thu được mang độ chính xác cao, đánh giá trách nhiệm các bộ phận có liên quan phù hợp. Ngồi nhu cầu thơng tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ thuật KTQT mới và áp dụng vào DN cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự áp dụng KTQT trong DN Logistics.

Nhân tố sự phân quyền quản lý

Việc phân quyền giữa các cấp quản lý trong các DN Logistics, xây dựng cơ chế trách nhiệm rõ ràng để các nhà quản trị có trách nhiệm hơn trong việc lập kế hoạch và kiểm sốt các hoạt động và truy cập thơng tin. Phân quyền là xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm. Các nhà quản trị được đánh giá và khen thưởng dựa trên kết quả hoạt động của trung tâm do họ kiểm soát. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, các nội dung và kỹ thuật KTQT như lập dự toán, báo cáo bộ phận, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm cần được áp dụng. Như vậy, phân quyền là một yếu tố thúc đẩy các nhà quản trị việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để làm phát sinh các nhu cầu thông tin phục vụ lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hiệu quả và ra quyết định trong doanh nghiệp Logistics.

Nhân tố trình độ nhân viên kế toán

Thị trường Logistics đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp Logistics nước ngồi. Trong q trình hoạt động kinh doanh các nhà quản trị phải thường xuyên đưa ra quyết định. Mỗi quyết định đều tiềm ẩn rủi ro, vì vậy, mà các nhà quản trị cần phải có nguồn thơng tin kịp thời, chính xác. Việc này địi hỏi các cán bộ kế tốn cần có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo từ khâu thu thập thông tin từ sản xuất kinh doanh, nhập dữ liệu vào trong hệ thống kế toán quản trị để xử lý dữ liệu theo một quy trình thống nhất. Các cán bộ làm vận hành mơ hình

KTQT cũng cần phải cập nhật kiến thức, công nghệ mới để không ngừng nâng cao hiệu quả cung cấp thơng tin của mơ hình. Bên cạnh đó, sự nhạy bén của người làm kế tốn trước những thơng tin kinh tế - xã hội giúp khả năng phân tích và đưa ra các thông tin tư vấn cho nhà quản trị DN hiệu quả hơn.

Thay đổi tư duy trong hoạt động nghề nghiệp. Theo đó, cơng tác kế toán khơng đơn thuần là ghi chép sổ sách, tính tốn chi phí, giá thành, lợi nhuận… hay đến cuối năm thực hiện quyết toán năm, lập báo cáo tài chính theo quy định nộp cho các cơ quan chức năng. Nghiên cứu của Murray (2018) cho thấy, KTQT viên ngày nay cần phải có khả năng “tạo ra giá trị kinh doanh từ số liệu”. Cụ thể: Không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và công nghệ. KTQT phải trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Cập nhật và nâng cao kỹ năng mới xử lý thông tin KTQT. Người làm cơng tác KTQT cần “trực quan hóa” dữ liệu để cung cấp cho quản trị.

Nhân tố công nghệ thông tin

Trong thời đại như hiện nay, cơng nghệ thơng tin có tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của cuộc sống. CNTT đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển của các công ty cung cấp dịch vụ Logistics và được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ Logistics. Nhưng thực trạng chung hiện nay là các DN Logistics đa phần là DN vừa và nhỏ, họ chỉ chú trọng vào vốn để phục vụ các hoạt động kinh doanh trực tiếp mà xem nhẹ đầu tư CNTT.

Hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics rất phức tạp với chi phí lớn, khi phải giải quyết khối lượng công việc lớn và thông tin mang lại phải kịp thời đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ. Việc lựa chọn ứng dụng CNTT phù hợp với tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ Logistics, ngược lại, việc đầu tư dàn trải, không trọng điểm và bất hợp lý lại là lý do khiến các doanh nghiệp Logistics hoạt động đình trệ, chi phí cao và khơng theo kịp xu hướng phát triển CNTT.

Tiếp tục thay đổi tư duy về vai trị của cơng tác kế tốn nói chung và KTQT nói riêng. Với 95% tổng số DN hiện nay có mơ hình nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ,

dường như các chủ DN chỉ quan tâm đến các vấn đề tức thời để đạt lợi nhuận và hoặc duy trì sự tồn tại. Do đó, các DN cần thay đổi tư duy lâu nay về vai trị của KTQT, thậm chí đây cịn là yếu tố quyết định đến sự thành công của KTQT trong bối cảnh CMCN 4.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistic tại TP HCM (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)