(Bảng gốc xem phụ lục 6.2, bảng 6.2b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .911a .830 .824 .4914 2.230
R2 hiệu chỉnh = 0.830 nghĩa là 83% thay đổi của biến Áp dụng KTQT được giải thích bởi 6 nhân tố, cịn lại 17% xuất phát từ các nhân tố khác.
Hệ số Durbin-watson dùng để kiểm tra hiện tượng tự tương quan của các sai số kề nhau. Từ kết quả phân tích ta có hệ số Durbin Watson = 2.230 > 1 và <3 nên do vậy mơ hình này khơng có tự tương quan bậc nhất với nhau.
* Phân tích phương sai ANNOVA: Tính phù hợp của mơ hình Bảng 4.16 Phân tích phương sai ANOVA
(Bảng gốc xem phụ lục 6.2, bảng 6.2c) Model Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 209.691 6 34.949 144.710 .000b Phần dư 42.988 178 .242 Tổng 252.680 184
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy vị trí thống kê F 144.710 với giá trị Sig = 0.000 (<0.05), do vậy, mơ hình hồi quy bội thỏa mãn điều kiện đánh giá, tức là các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.
Hiện tượng đa cộng tuyến
Nếu hệ số phóng đại phương sai VIF > 10 thì chắc chắn có dấu hiệu đa cộng tuyến. Nhưng trong nghiên cứu này có mơ hình và sử dụng thang đo Likert thì VIF < 2 sẽ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Trong kết quả nghiên cứu, ta thấy VIF từ 1.528 đến 1.988 < 2 nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
4.3.4.4. Phương trình hồi quy tuyến tính bội
Từ kết quả nghiên cứu và kiểm định, phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng:
AD = 0.130*QMDN + 0.211*ALCT + 0.248*CKHB + 0.206*PQQL + 0.135*TDNV + 0.285*CNTT
AD: Biến phụ thuộc: Áp dụng KTQT
Biến độc lập: QMDN: Quy mô doanh nghiệp, ALCT: Áp lực cạnh tranh, CKHB:Cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN, PQQL: Phân quyền quản lý trong DN, TDNV: Trình độ nhân viên kế tốn, CNTT: Cơng nghệ thông tin.
4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Logistics tại TP.HCM, có 6 nhân tố ảnh hưởng:
Quy mô doanh nghiệp
Đối với biến Quy mơ doanh nghiệp (QMDN) trong phân tích hồi quy có hệ số hồi quy chuẩn hóa β = 0.130, điều này cho thấy rằng quy mơ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khả năng áp dụng KTQT cao hơn so với DN có quy mơ nhỏ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdel Kader và Robert Luther (2008), Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Ngọc Vũ (2017), Nguyễn Thị Đức Loan và Lê Ngọc Đoan Trang (2018), Võ Thị Hồng Nhung (2018), Tạ Đình Chúc Quân (2018).
Là trung tâm kết nối và phát triển về dịch vụ Logistics lớn nhất cả nước. TPHCM được xem là trung tâm kinh tế hàng đầu và 75% doanh nghiệp Logistics tập trung, trong đó có khoảng 30 cơng ty đa quốc gia hoạt động lĩnh vực Logistics. Tuy nhiên, quy mô các công ty này chủ yếu là vừa và nhỏ. Điều này đã tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Trong điều kiện đó, KTQT được coi là công cụ quản lý hiệu quả. Vì vậy mà quy mơ DN càng lớn thì càng có tiềm lực kinh phí để sẵn sàng đầu tư cho bộ máy kế toán, các phần mềm ứng dụng để quản trị, sẵn sàng đào tạo nhân viên và tuyển nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị. Ngược lại, với những cơng ty có quy mơ nhỏ, thường không chú trọng lắm đến thông tin để ra quyết định, lập kế hoạch kinh doanh, chủ yếu dựa vào
phán đoán và kinh nghiệm bản thân nhà quản trị để ra quyết định hoặc chỉ mới áp dụng sơ khai mà chưa khai thác triệt để các công cụ của KTQT.
Áp lực cạnh tranh
Đối với biến áp lực cạnh tranh (ALCT) trong phân tích hồi quy có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.211 (β = 0.211), kết quả này cho thấy rằng áp lực cạnh tranh tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp logistics tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Neal G.O’Connor, Chee W.Chow, Anne Wu (2004), Kamilah Ahmad (2012), Al-Omiri & Drury (2007) và Nguyễn Ngọc Vũ (2017).
Trong một môi trường kinh doanh luôn cạnh tranh gay gắt của ngành logistics đòi hỏi nhà quản trị phải có những chiến lược để đối phó với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. KTQT được xem như là một vũ khí quan trọng để nâng cao hiệu quả quản trị và vị thế cạnh tranh của DN. Điều đó có nghĩa là DN phải có mục tiêu và có một kế hoạch hành động trong ngắn hạn và dài hạn để chiếm lĩnh được khách hàng. Việc có thơng tin kịp thời, chính xác để ra quyết định lập chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải áp dụng KTQT.
Cam kết và hiểu biết của chủ sở hữu/ quản lý DN
Đối với biến Cam kết và hiểu biết của chủ sở hữu/người điều hành DN (CKHB) trong phân tích hồi quy có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.248 (β = 0.248), kết quả này cho thấy rằng Cam kết và hiểu biết của chủ sở hữu/ quản lý DN tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp logistics tại TP.HCM. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Kamilah Ahmad (2012), Trần Ngọc Hùng (2016), Nguyễn Ngọc Vũ (2017), Nguyễn Thị Đức Loan và Lê Ngọc Đoan Trang (2018), Võ Thị Hồng Nhung (2018), Tạ Đình Chúc Quân (2018).
Các nhà quản trị DN còn lúng túng khi nghiên cứu nội dung KTQT để áp dụng thực tế vào DN. Điều đó, địi hỏi các nhà quản trị DN phải có đủ chun mơn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống KTQT. Để đáp ứng được yêu cầu trên, bắt buộc các nhà quản trị DN phải bỏ ra khoản phí để đào tạo nhân viên KTQT và các chi phí khác phục vụ cho việc áp dụng KTQT vào DN. Tuy nhiên, các nhà
quản trị DN luôn cân nhắc giữa chi phí đầu tư và hiệu quả mang lại của công tác KTQT và đó chính là một trong những trở ngại lớn mà hầu hết các DN Việt Nam chưa muốn áp dụng KTQT vào DN. Các nhà quản trị cần phải hiểu được kế tốn quản trị có vai trị quan trọng như thế nào trong quá trình ra quyết định và dẫn dắt DN đến thành công; những hạn chế của thơng tin kế tốn nếu sử dụng khơng đúng. Khi thay đổi được nhận thức của các nhà quản trị để họ thấy được kế toán quản trị quan trọng như thế nào.
Phân quyền quản lý
Đối với biến Phân quyền quản lý (PQQL) trong phân tích hồi quy có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.206 (β = 0.206), kết quả này cho thấy rằng phân quyền quản lý tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp logistics tại TP.HCM. Phù hợp với nghiên cứu của Libby, 1996, pp.137-150, Williams & Seaman, 2001, Tạ Đình Chúc Quân (2018).
Quá trình tồn cầu hóa đã làm cho sự vận động của hàng hóa ngày càng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ hơn, đồng thời để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để giảm thiểu mức tồn kho nhỏ nhất. Điều đó đặt ra thách thức cho ngành Logistics là phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, nhanh chóng và phải đảm bảo yêu cầu mức tồn kho tối thiểu. điều này địi hỏi DN Logistics phải có trach nhiệm cao hơn đối với dịch vụ mình cung cấp. Trong tổ chức cần phải phân nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng cho các cấp quản lý để khi có sai sót xảy ra thì việc phân cấp tốt sẽ giúp cho nhà quản lý dễ dàng quy trách nhiệm cho các bộ phận liên quan để sửa chữa và khắc phục.
Trình độ nhân viên kế tốn
Đối với biến Trình độ nhân viên kế tốn (TDNV) trong phân tích hồi quy có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.135 (β = 0.135), kết quả này cho thấy rằng trình độ nhân viên kế tốn tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp logistics tại TP.HCM. Nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của Neal G.O’Connor, Chee W.Chow, Anne Wu (2004), Nguyễn Ngọc Vũ (2017), Nguyễn Thị Đức Loan và Lê Ngọc Đoan Trang (2018), Tạ Đình Chúc Quân (2018).
Do Logistics là một loại hình dịch vụ đặc thù, không đơn giản như những ngành dịch vụ khác, khối lượng cơng việc nhiều, thơng tin phức tạp địi hỏi DN phải áp dụng phần mềm kế toán và phần mềm quản lý mang tính chất liên kết tồn cầu. Vì vậy kế tốn của các DN Logistics sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu khơng có đủ trình độ chun mơn và tiếng anh. Để có được một nguồn lực chất lượng cao đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật, đào tạo nâng cao kiến thức cho nhân viên đồng thời khi tuyển dụng nhân viên phải sàng lọc, lựa chọn những nhân viên có kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về KTQT để có thể vận hành bộ máy đạt hiệu quả cao.
Công nghệ thông tin
Đối với biến Cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong phân tích hồi quy có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.285 (β = 0.285), kết quả này cho thấy rằng trình cơng nghệ thơng tin tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Logistics tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của E.W.T. Ngai và các cộng sự (2008), Võ Thị Hồng Nhung (2018).
Trong thời đại công nghệ 4.0, CNTT đã trở thành công cụ đắt lực tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, CNTT giúp quản lý tốt và hiệu quả tất cả hệ thống, hạ tầng Logistics. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn kém xa so với trình độ quốc tế. Chỉ xét về khía cạnh xây dựng website cũng có thể thấy phần lớn website của doanh nghiệp VN chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích và tương tác mà khách hàng rất cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ... Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho mình. Bên cạnh đó CNTT, liên lạc hiện đại làm nền tảng cho dịch vụ Logistics 3PL, các doanh nghiệp Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các cơng ty 3PL lớn trên thế giới đã có mặt tại VN. Như vậy, CNTT đóng vai trị quan trọng trong q trình phát triển của các DN cung cấp dịch vụ Logistics, được xem như huyết mạch kết nối các thành phần của toàn bộ chuỗi dịch vụ Logistics.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương này tác giả đã giới thiệu sơ lược về thực trạng lĩnh vực Logistics hiện nay. Trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm:
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Anpha của các thang đo đều có ý nghĩa. Phân tích nhân tố khám phá EFA đã kết luận 6 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của DN Logistics tại TPHCM gồm: quy mô doanh nghiệp, Áp lực cạnh tranh, Cam kết hiểu biết của chủ sở hữu/ người quản lý DN, Phân quyền quản lý, trình độ nhân viên kế tốn, cơng nghệ thơng tin.
Bằng phương pháp định tính kết hợp định lượng, nghiên cứu đã tìm ra các nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT của doanh nghiệp Logistics ở TPHCM. Nghiên cứu sẽ giúp cho nhà quản trị/nhà điều hành doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá khả năng áp dụng kế toán quản trị của DN mình.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận
Qua khảo sát tác giả đánh giá được phần nào thực trạng ngành Logistics hiện nay tại TPHCM, luận văn đã đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT vào doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu này đã giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra:
Câu hỏi thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT
trong các DN Logistics tại TPHCM? Qua nghiên cứu định tính và định lượng kết quả cho thấy rằng cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến khả năng áp dụng KTQT vào các doanh nghiệp Logistics đó là: Quy mơ doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về KTQT, sự phân quyền, trình độ của nhân viên kế tốn, cơng nghệ thơng tin.
Câu hỏi thứ hai: Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc áp dụng KTQT
trong các DN Logistics tại TPHCM như thế nào? Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy trình tự tác động của 6 nhân tố như sau: mạnh nhất là nhân tố công nghệ thông tin, tiếp theo là cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về KTQT, và tiếp sau đó lần lượt là các nhân tố áp lực cạnh tranh, sự phân quyền quản lý, trình độ của nhân viên kế tốn, quy mơ DN.
Các giả thuyết đưa ra đều phù hợp với mơ hình nghiên cứu, các nhân tố đều tác động cùng chiều đến việc áp dụng KTQT tại các DN Logistics. Từ các kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn sẽ đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao cơng tác áp dụng KTQT tại các doanh nghiệp logistics tại TP.HCM và nhằm đảm bảo đáp ứng mục tiêu nghiên cứu cuối cùng.
5.2. Hàm ý chính sách
Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, KTQT chiếm một vị trí và vai trị vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên tại Việt Nam, KTQT chưa thực sự được các doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về vai trị của KTQT
để có sự đầu tư đúng mức, để KTQT thực sự là công cụ hữu ích, phục vụ đắc lực cho cơng tác quản lý. Dựa vào kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách tương ứng với 6 nhân tố tác động đến khả năng áp dụng KTQT trong DN Logistics.
Nhân tố quy mô DN
Thực tế, các DN Logistics càng lớn thì khối lượng khách hàng cũng như cơng việc càng nhiều, do đó, nhu cầu sử dụng thơng tin nhiều hơn và có nguồn ngân sách để xây dựng hệ thống quản lý hơn so với DN nhỏ. Hầu hết các DN có quy mơ lớn thường xây dựng hệ thống kiểm sốt chặt chẽ, áp dụng quy trình rõ ràng. Các nhà quản trị luôn bị áp lực khi đứng trước các quyết định lớn về đầu tư vốn, chi phí quảng cáo sản phẩm, chiến lược sản phẩm mới… do đó cần phải có nguồn thơng tin rõ ràng, chính xác và kịp thời để phục vụ cho việc lập kết hoạch, ra quyết định xây dựng chiến lược kinh doanh. Xây dựng bộ máy KTQT phù hợp với năng lực quy mơ của DN mình và xu thế phát triển chung. Vì vậy mà các nhà quản trị quyết định áp dụng KTQT trong doanh nghiệp Logistics là điều tất yếu.
Nhân tố áp lực cạnh tranh
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì áp lực cạnh tranh trên thị trường kinh doanh ngày càng gia tăng. Để tồn tại và phát triển trong một mơi trường cạnh tranh khốc liệt địi hỏi các DN Logistics phải chú ý đến hiệu quả kinh doanh, từ đó chú trọng hơn các thơng tin phục vụ cho việc ra quyết định. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất, chất lượng và tối thiểu hóa các chi phí địi hỏi DN Logistics phải áp dụng KTQT để đáp ứng nhu cầu đó.
Nhân tố cam kết và hiểu biết của người chủ/người điều hành DN về KTQT
Những nhà quản trị có vai trị là đầu tàu để góp phần làm nên sự thành công của một DN. Họ luôn đứng trước các lựa chọn, quyết định để đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty. Để tổ chức tốt công tác kế tốn quản trị phục vụ cho cơng tác quản lý điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics đòi hỏi nhà quản trị phải có hiểu biết, nhận thức đúng về dịch vụ Logistics, vai trị của thơng tin
kế tốn, các quyết định mà doanh nghiệp cần…phục vụ nhiệm vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp, đồng thời nhà quản trị phải hiểu rõ lợi ích mà kế tốn quản trị mang lại để có kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp giúp thơng tin thu được