CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3 Cơ sở lý thuyết nền
2.3.1. Lý thuyết lập quy
Các lý thuyết này tranh luận về vai trò của việc lập quy và tổ chức lập quy. Tuy nhiên, theo lý thuyết nhóm và lý thuyết lợi ích cá nhân vẫn cịn hồi nghi về tính khách quan của tổ chức lập quy vì nó có khuynh hướng bị chi phối bởi nhóm người hay cá nhân người nào đó có chức năng lập quy (Godfrey et al, 2003).
Trong lĩnh vực kế toán GTHL, lý thuyết này giải thích vai trị của Hội đồng CMKT quốc tế để đảm bảo sự độc lập của tổ chức này trong việc xây dựng các CMKT. Lý thuyết lập quy được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về MTPL, MTVH và vai trò tổ chức hội nghề nghiệp.
2.3.2. Lý thuyết thơng tin hữu ích (Decision usefulness theory)
Là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực BCTC quốc tế và CMKT nhiều quốc gia. Nó nhấn mạnh tính minh bạch, chính xác của thơng tin BCTC khi thơng báo ra bên ngồi giúp đưa ra những quyết định tốt nhất (Godfrey et al, 2003).
Vận dụng vào kế toán GTHL, lý thuyết này giải thích mục tiêu của q trình hội tụ kế tốn quốc tế để xây dựng các CMKT tốt nhất, giúp cho các nhà đầu tư và các đối tượng khác ra quyết định một cách đúng đắn hơn. Lý thuyết thơng tin hữu ích được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về nhu cầu thông tin BCTC.
2.3.3. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)
Lý thuyết lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thơng tin hơn bên đối tác hoặc có thơng tin nhưng thơng tin khơng chính xác cho việc định giá theo GTHL. Điều này có thể gây bất lợi cho bên có ít thơng tin so với bên có nhiều thơng tin hơn khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Lý thuyết thông tin bất cân xứng được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về MTKD, nhu cầu BCTC.
2.3.4. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory)
Được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm.
Lý thuyết này làm hạn chế mâu thuẫn khi có sự bất cân xứng thơng tin giữa chủ thể và đại diện công ty. Đồng thời giúp giám sát những hành vi gian lận tư lợi của người quản lý cơng ty.
Trong kế tốn GTHL, nếu GTHL mang lại lợi ich và thông tin BCTC hữu ích thì nhà quản lý sẽ chọn GTHL để đo lường. Còn nếu ngược lại, GTHL khơng mang lại lợi ích như mong đợi mà lại tốn chi phí cao thì nhà quản lý sẽ khơng chọn. Lý thuyết ủy nhiệm được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về MTKD, MTVH
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tóm lại, chương này đã trình bày lịch sử phát triển và nội dung của GTHL trong kế toán. Phần nội dung GTHL cũng được trình bày khá chi tiết, từ đó có được các nhận định về giả thiết nghiên cứu, thang đo nghiên cứu ở các chương sau cho phù hợp. Mặc dù vẫn còn ý kiến trái chiều quanh việc sử dụng GTHL, nhưng GTHL đang từng bước được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như các quốc gia trong khu vực. Cuối cùng của chương tác giả nghiên cứu các lý thuyết được sử dụng để giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc vận dụng GTHL trong kế toán là lý thuyết lập quy, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết thơng tin hữu ích và lý thuyết thông tin bất cân xứng.