6. Kết cấu luận văn
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
1.2.1. Khái niệm ngân hàng bán lẻ
Theo khái niệm của tổ chức thương mại thế giới, NHBL là nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các giao dịch như: gửi tiền tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ cùng các dịch vụ khác đi kèm.
Các chuyên gia kinh tế của học viện công nghệ châu Á – AIT cho rằng NHBL là ngân hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các DNNVV thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (Ngân hàng nhà nước, 2017). Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về DVNH ngày càng cao, nhất là DVNH bán lẻ. Mục tiêu của DVNH bán lẻ là khách
14
hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên các dịch vụ thường đơn giản, dễ thực hiện và thường xuyên, tập trung vào dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn mua xe hơi, nhà, mở thẻ tín dụng… Nhờ đó, một lượng rất lớn dân cư chưa được biết đến các sản phẩm, DVNH trong tương lai sẽ tham gia vào lĩnh vực này. Sức mạnh của cuộc cách mạng này sẽ được nhân lên gấp bội vì có hàng triệu các khách hàng mới từ nông thôn tới đơ thị đang tiếp cận các sản phẩm tài chính mới (Vũ Thị Thái Hà, 2016). Từ điển giải thích Tài chính – Đầu tư – Ngân hàng – Kế toán Anh Việt, NXB khoa học và kinh tế 1999 định nghĩa dịch vụ NHBL là các dịch vụ ngân hàng được thực hiện với khách hàng là cơng chúng, thường có quy mơ nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ NHBB là dịch vụ ngân hàng dành cho các định chế tài chính và những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số lượng lớn.
Như vậy, DVNH bán lẻ là cung ứng sản phẩm, DVNH tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng cũng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và DVNH thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT). Lưu ý là: Thuật ngữ Ngân hàng bán lẻ cịn được hiểu rộng hơn tín dụng bán lẻ và dịch vụ ngân hàng bán lẻ được tiếp cận với nhiều hình thức khơng chỉ đơn thuần thơng qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT).
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ
- Đối tượng của dịch vụ NHBL là các khách hàng cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đối tượng khách hàng của dịch vụ NHBL là rất lớn.
Dịch vụ NHBL luôn cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và ngày càng gia tăng của khách hàng với sự tiến bộ của công nghệ. Đối tượng của dịch vụ NHBL chủ yếu là các cá nhân khác nhau về thu nhập, trình độ dân trí, hiểu biết, tính cách, sở thích, nghề nghiệp nên nhu cầu của khách hàng rất đa dạng. Với nền tảng công nghệ thông tin ln phát triển, tiến bộ địi hỏi dịch vụ NHBL ngày càng đa dạng và thay đổi liên tục để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Nếu đối tượng phục vụ của dịch vụ ngân hàng bán buôn (NHBB) là các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty, các ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy mơ vừa và nhỏ thì đối tượng phục vụ của dịch vụ NHBL là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
15 - Dịch vụ đơn giản dễ thực hiện
Nếu ở dịch vụ NHBB các sản phẩm dịch vụ thường mang tính chun mơn hóa cao, phức tạp, trải qua nhiều quy trình xử lý thì ở dịch vụ NHBL sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú, phù hợp với mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội. Khách hàng mục tiêu của dịch vụ NHBL là khách hàng cá nhân nên các dịch vụ thường tập trung vào các dịch vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn… nên nhìn chung dịch vụ đơn giản dễ thực hiện.
- Độ rủi ro không cao
Nếu các dịch vụ ngân hàng bán buôn (NHBB) tại các ngân hàng tập trung vào đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế, trung gian tài chính với giá trị giao dịch, gói sản phẩm dịch vụ lớn độ rủi ro cao thì đối với dịch vụ NHBL với số lượng khách hàng cá nhân lớn, rủi ro phân tán mang lại doanh thu ổn định và tương đối an toàn cho các NHTM.
- Chịu ảnh hưởng lớn của phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT)
Về cách thức phân phối sản phẩm, nếu dịch vụ NHBB cung cấp sản phẩm dịch vụ thơng qua trung gian tài chính (các NHTM, các quỹ…) hoặc thơng qua thị trường tài chính (thị trường tiền tệ liên ngân hàng) thì dịch vụ NHBL cung cấp trực tiếp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến mọi đối tượng với sự phong phú, đa dạng và nhiều tiện ích. Đặc biệt, sự phát triển của CNTT đã hỗ trợ triển khai các sản phẩm DVNH bán lẻ tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho rằng, việc phát triển dịch vụ NHBL chủ yếu dựa vào CNTT, do đó việc ứng dụng phổ biến E-banking là một xu thế tất yếu để phát triển dịch vụ NHBL và thương mại điện tử.
- Số lượng giao dịch lớn những giá trị mỗi giao dịch là nhỏ
Về tính chất giao dịch, nếu ở dịch vụ NHBB số lượng giao dịch ít, giá trị mỗi giao dịch cao thì ở dịch vụ NHBL số lượng giao dịch nhiều nhưng giá trị mỗi giao dịch nhỏ.
16
1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong nền kinh tế
Hoạt động bán lẻ sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số kinh doanh của các ngân hàng. Xu hướng hiện nay là phần lớn các NHTM trên thế giới đều chú trọng nhiều đến hoạt động bán lẻ. Hoạt động bán lẻ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả về phía nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng, nền kinh tế và cho toàn xã hội.
- Đối với nền kinh tế - xã hội
Việc thanh toán bằng thẻ, tài khoản ngân hàng trong hoạt động NHBL góp phần hạn chế việc thanh tốn bằng tiền mặt của người dân. Nhờ đó tiết kiệm chi phí, thời gian, góp phần giảm chi phí xã hội. Nhờ có hoạt động NHBL, nguồn vốn của dân cư được sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Hoạt động NHBL tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Công nghệ ngân hàng phát triển sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc thanh toán của các ngành dịch vụ liên quan (Vũ Thị Thái Hà, 2016). Các dịch vụ thẻ, chuyển tiền, thu chi hộ,... gắn với ngành dịch vụ khác như bưu chính viễn thơng, du lịch, giao thơng vận tải… Phát triển dịch vụ NHBL dẫn đến các hoạt động của các chủ thể kinh tế trong xã hội đều thơng qua ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về tiền tệ, về tài chính như thuế, gian lận thương mại…
- Đối với ngân hàng
Hoạt động ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn và ít rủi ro. Việc phát triển hoạt động bán lẻ là một cách hữu hiệu để phân tán rủi ro trong kinh doanh, giữ vững sự ổn định của ngân hàng. Hoạt động bán lẻ góp phần thay đổi cơ cấu kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng kinh doanh theo cách thức cổ điển, doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (Ngân hàng Nhà nước, 2017). Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có q nhiều rủi ro, vì vậy NHTM đẩy nhanh phát triển DVNH để gia tăng nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của mình. Phát triển dịch vụ NHBL chính là cách thức tạo nền tảng, hạ tầng cơ sở cho phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng trung dài hạn. Đồng thời khai thác có hiệu quả cơng nghệ trang bị cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Võ Thị Phương, 2017). Tạo điều kiện quản lý hệ thống tập trung và cũng là cách thức giới thiệu, quảng cáo có hiệu quả thương hiệu của ngân
17
hàng đó trên thị trường. Hoạt động bán lẻ cũng giúp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ, hợp lý tổ chức bộ máy của ngân hàng sao cho đơn giản mà đạt hiệu quả cao nhất.
- Đối với khách hàng
Hoạt động NHBL đem đến sự thuận tiện, an toàn, tiết kiệm cho khách hàng trong q trình thanh tốn và sử dụng nguồn thu nhập của mình, góp phần giảm thiểu chi phí xã hội qua việc tiết kiệm chi phí thời gian, chi phí thơng tin (Văn Tạo, 2009). Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân khó có điều kiện cạnh tranh về vốn, công nghệ với các doanh nghiệp lớn. Hoạt động NHBL sẽ hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng này phát triển thông qua tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, sử dụng các DVNH, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trơi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy vịng quay vốn, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hoá.