CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của nhân viê ny tế
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Việc đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp được tác giả xây dựng dựa trên mơ hình DCS (Nhu cầu (Demand) – Kiểm soát (Control) – Hỗ trợ (Support)) do Karasek và cộng sự (1998) phát triển kết hợp tham khảo các tùy chỉnh đối trong thang đo do Hoang và cộng sự (2013) xây dựng đối với trường hợp Việt Nam, thang đo căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế trong nghiên cứu này sẽ gồm 35 tiêu chí đo lường theo thang đo Likert 7 mức điểm từ 1 (Không bao giờ) đến 7 (Rất thường
xuyên). Để đảm bảo thang đo xây dựng là phù hợp, tác giả sử dụng công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy của từng nhân tố trong thang đo. Kết quả kiểm định (Phụ lục 2.1) thể hiện tóm tắt trong Bảng 4.3 cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha ở tất cả các nhân tố của thang đo đều lớn hơn 0.8 (Nunnally, 1978), do đó thang đo được đánh giá là đủ tin cậy để đưa vào nghiên cứu.
Tiếp theo, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm mục tiêu rút gọn các biến quan sát trong các thành phần của thang đo và loại bỏ các biến quan sát bị trùng và nhóm các quan sát cịn lại được lọc ra vẫn chứa đựng đủ thông tin của biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998). Kết quả phân tích EFA (Phụ lục 2.2) cụ thể như sau:
Bảng 4. 3: Kết quả kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’Alpha đối với các nhân tố của thang đo sự căng thẳng nghề nghiệp
Tên nhân tố Số biến quan sát Cronbach's Alpha Kiểm định Bartlett’s (giá trị Sig) Hệ số KMO
DS- Nhu cầu về tinh thần 4 0.939 0.000 0.854
DP- Nhu cầu về thể chất 5 0.933 0.000 0.864 CK- Khả năng làm việc 5 0.841 0.000 0.809 CA- Khả năng tự chủ 13 0.964 0.000 0.969 SM- Hỗ trợ từ cấp trên 5 0.839 0.000 0.856 SP- Hỗ trợ từ đồng nghiệp 3 0.859 0.000 0.722 Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Bảng 4.3 trình bày tóm tắt kết quả kiểm định Bartlett’s và hệ số KMO từ phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy hệ số KMO có giá trị lớn hơn 0.5 (0.93) và nhỏ hơn 1, do đó theo Hair và cộng sự (1998) phân tích nhân tố của thang đo này là phù hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test) xem xét giả thiết H0 độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể cho kết quả giá trị Sig<0.05 (0.000) nên do đó theo Trọng và Ngọc (2005) các quan sát có tương với nhau trong tổng thể.Thêm vào đó, kết quả từ Phụ lục 2.2 còn cho thấy hệ số tải factor loading của các biến quan sát đưa vào phân tích, kết quả cho thấy tất cả các biến quan sát đều được giữ lại với hệ số tải factor loading lớn hơn 0.5, kết quả cho thấy các biến sát
có ý nghĩa thống kê tốt. Tổng phương sai trích đạt 72.8% >50% cho thấy các nhân tố đưa vào phân tích trong mơ hình đo lường thang đo là phù hợp.
Như vậy, việc phân tích nhân tố khám phá EFA đã cho thấy các biến quan sát đưa vào trích rút được 6 nhân tố đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp có ý nghĩa về mặt thống kê. Phần tiếp theo, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khẳng định CFA để xây dựng mơ hình tới hạn đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp qua 6 nhân tố được trích rút từ phân tích EFA.
4.3.2 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Phần này sử dụng cơng cụ phân tích nhân tố khẳng định CFA đối với thang đo sự căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế, nhằm đánh giá độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và giá trị liên hệ lý thuyết của mơ hình đo lường được xây dựng.
Kết quả thể hiện trong Bảng 4.4 chi thấy, hệ số độ tin cậy tổng hợp CR (Composite Reliabilit) của tất cả các khái niệm đều >0.7 (Hair và cộng sự, 2010) và giá trị phương sai trích AVE (Average Variance Extracted) đều >0.5 (Hair, 1998) nên do đó mơ hình đạt yều cầu về độ tin cậy. Và do vậy, các tập biến quan sát đưa vào mơ hình cũng đạt được tính đơn hướng (Steenkamp & Van Trijp, 1991). Giá trị AVE cũng được sử dụng để đo giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 2010) nên do đó tất cả các giá trị AVE (Bảng 4.4) của các khái niệm đều có giá trị >0.5 và đạt được giá trị hội tụ. Như vậy, từ kết quả phân tích các đặc tính cần phải có của mơ hình như độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ cho thấy các biến quan sát có tương quan tốt với những biến khác trong cùng một nhân tố, hay nói cách khác biến tiềm ẩn được giải thích tốt bởi các biến quan sát của nó (Hair và cộng sự, 2010).
Bảng 4.4: Đo lường độ tin cậy của các khái niệm trong mơ hình tới hạn đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế
Khái niệm Độ tin cậy tổng hợp CR
Tổng phương
sai trích AVE Giá trị MSV
CA-Khả năng tự chủ 1.038 0.676 0.822
DP-Nhu cầu về thể chất 1.078 0.735 0.857
SM-Hỗ trợ từ quản lý 1.112 0.572 0.756
SP-Hỗ trợ từ đồng nghiệp 1.187 0.681 0.825
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Thêm vào đó, kết quả phân tích giá trị MSV của tất cả các nhân tố (khái niệm) đều lớn hơn giá trị AVE của chúng (Bảng 4.4) nên thỏa mãn điều kiện giá trị phân biệt, do vậy các biến quan sát khơng có tương quan cao với những biến quan sát khác của nhân tốt khác (Hair và cộng sự, 2010). Nghĩa là biến tiềm ẩn khơng được giải thích tốt bởi những biến quan sát của các nhân tố khác. Theo Anderson & Gerbing (1988), khi mơ hình thỏa các điều kiện về độ tin cậy, tính đơn hướng, tính hội tụ, tính phân biệt thì mơ hình được đánh giá là có giá trị liên hệ lý thuyết.
Phân tích mơ hình tới hạn thang đo sự căng thẳng nghề nghiệp cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê đáng kể ở mức 5% (Bảng 4.5, phần kết quả đã chuẩn hóa). Kết quả đánh giá sự phù hợp của mơ hình qua các chỉ số (Hình 4.1) cho thấy mơ hình ước lượng có giá trị p=0.000, giá trị Chi-square = 1032.126, bậc tự do df=554, Chi-square/df = 1.863<3, RMSEA = 0.056 < 0.08; TLI = 0.931 và CFI = 0.936 đều >0.9, giá trị GFI =0.817>0.8 (Hair và cộng sự, 2010). Từ các chỉ số trên cho thấy mơ hình xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.
Bảng 4. 5: Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu Khái niệm Hệ số tương quan (r) Sai số chuẩn (SE) Hệ số tin cậy tổng hợp (CR) Mức ý nghĩ a
Chưa chuẩn hóa Khả năng tự chủ
<-- Căng thẳng nghề nghiệp
1.000
Kỹ năng làm việc 0.949 0.131 7.249 0.000
Nhu cầu về tinh thần 1.170 0.147 7.945 0.000
Nhu cầu về thể chất 1.029 0.170 6.038 0.000
Hỗ trợ từ quản lý 0.783 0.122 6.419 0.000
Hỗ trợ từ đồng
nghiệp 0.903 0.132 6.866 0.000
Khả năng tự chủ
<-- Căng thẳng nghề nghiệp
0.697 0.044 6.956 0.000
Kỹ năng làm việc 0.696 0.044 6.970 0.000
Nhu cầu về tinh thần 0.687 0.044 7.091 0.000
Nhu cầu về thể chất 0.467 0.054 9.923 0.000
Hỗ trợ từ quản lý 0.556 0.050 8.794 0.000
Hỗ trợ từ đồng
nghiệp 0.581 0.049 8.475 0.000
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Cuối cùng, việc sử dụng các công cụ để đánh giá độ tin cậy như Cronbach’Alpha cũng như việc sử dụng các cơng cụ phân tích nhân tố khám phá EFA cho việc trích rút các nhân tố, và phân tích nhân tố khẳng định CFA cho việc đánh giá sự phù hợp của mơ hình đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp ở trên nhằm mục tiêu cuối cùng khẳng định mơ hình đo lường sự căng thẳng nghề nghiệp trong nghiên cứu là phù hợp với lý thuyết và có thể sử dụng kết quả từ mơ hình này để phân tích thực trạng sự căng thẳng nghề nghiệp ở các nhân viên y tế cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng này ở các phần tiếp theo.