CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 Tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của nhân viê ny tế
4.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viê ny tế
vì nghiên cứu riêng từng yếu tố bằng kiểm định khác biệt trung bình thì hồi quy OLS cho ta một góc nhìn tổng thể hơn, nghiên cứu tương quan ảnh hưởng của từng yếu tố trong tổng tương quan với nhiều yếu tố khác.
4.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế viên y tế
Trong phần này, tiếp nối việc khẳng định các kết quả nghiên cứu ở phần trước một cách rõ ràng hơn, tác giả trình bày kết quả thu được từ phân tích hồi quy tuyến tính OLS về các nhân tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế.
Trong phần này, tiếp nối việc khẳng định các kết quả nghiên cứu ở phần trước một cách rõ ràng hơn, tác giả trình bày kết quả thu được từ phân tích hồi quy tuyến tính OLS về các nhân tố ảnh hưởng đến căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế.
Bảng 4. 6: Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy
Ký hiệu Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất JT 273 5.212 0.777 2.810 7.000 AGE 273 33.484 7.365 23 57 SEX 273 0.436 0.497 0 1 MAR 273 0.454 0.499 0 1 HEA 273 2.714 2.260 0 10 EDU 273 14.465 2.208 12 20 OCC 273 0.604 0.490 0 1 DEP 273 0.586 0.493 0 1 EXP 273 14.516 7.338 1 32 TIM 273 8.799 2.398 5 16 PJB 273 0.542 0.499 0 1 SAL 273 12753.6 2949.8 5144.0 26144.0
PIN 273 3483.9 742.1 1070.0 5000.0
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Bảng 4. 11: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế
Tên biến Ký hiệu Hồi quy lần một
Hồi quy lần hai với lựa chọn kiểm định tính bền
vững của mơ hình
Tuổi AGE -0.0235** (0.001) -0.0235*** (0.001)
Giới tính SEX -0.0262* (0.014) -0.0261* (0.011)
Tình trạng hơn nhân MAR -0.0232* (0.012) -0.0232* (0.013) Tình trạng sức khỏe HEA 0.1545*** (0.011) 0.1545*** (0.012) Trình độ học vấn EDU 0.0634*** (0.011) 0.0634*** (0.008) Trình độ chuyên môn OCC 0.1589*** (0.028) 0.1589*** (0.024) Phân khoa làm việc DEP 0.1052** (0.021) 0.1052** (0.021)
Tuổi nghề EXP -0.0432* (0.001) -0.0425* (0.001)
Thời gian làm việc trong ngày TIM 0.1315*** (0.011) 0.1315*** (0.010)
Làm kiêm nhiệm PJB 0.1088*** (0.031) 0.1088*** (0.028)
Lương SAL 0.0004*** (0.000) 0.0004*** (0.000)
Thu nhập thêm PIN 0.0535*** (0.000) 0.0535*** (0.000)
Nhận thưởng tiền mặt, du
lịch,… SUB -0.1542*** (0.015) -0.1542*** (0.019)
Số lần tập thể thao trong tuần EXC -0.1314*** (0.007) -0.1314*** (0.008)
Hệ số 1.6934*** (0.164) 1.6934*** (0.180)
Số quan sát 273 273
R2 0.693 0.689
Kiểm định đa cộng tuyến (Hệ số VIF) 2.11 Kiểm định phương sai thay đổi
Ho: Phương sai là thay đổi chi2(1) = 63.04 Prob > chi2 = 0.0000
Ghi chú mức ý nghĩa thống kê: *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.10
Nguồn: Tác giả tự tính tốn
Kết quả thể hiện ở Bảng 4.11 cho thấy hệ số R2=0.689, điều này có nghĩa là các biến giải thích trong mơ hình giải thích được 68.9% biến phụ thuộc, hay có nghĩa mơ hình có độ tin cậy tốt. Thêm vào đó các kiểm định về đa cộng tuyến (xem hệ số VIF=2.11<3) và kiểm định phương sai thay đổi với giá trị p_value<0.05 (bác bỏ giả thuyết H0: phương sai thay đổi) cho thấy hồi quy OLS đảm bảo các kiện về mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và phương sai thay đổi. Do đó kết
quả hồi quy từ mơ hình OLS là đáng tin cậy. Thêm vào đó ở lần chạy mơ hình OLS thứ hai sử dụng lựa chọn Robust để đảm bảo tính bền vững của các kết quả thu được. Cụ thể:
Tuổi: Biến tuổi được tìm thấy trong phân tích có ý nghĩa thống kê một cách
đáng kể (1%) về tác động của tuổi tác lên mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Dấu kỳ vọng được tìm thấy là dấu âm điều này cho thấy, tuổi của nhân viên y tế càng cao thì mức căng thẳng nghề nghiệp càng thấp hay ngược lại những nhân viên y tế có độ tuổi càng trẻ thì càng gặp phải tình trạng căng thẳng nghề nghiệp ở mức độ nặng hơn khoảng 2.35%, kết quả này khá tương đồng với các nghiên cứu trước như Sharifah và cộng sự (2011), Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008), Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014) và Chou và cộng sự (2014).
Giới tính: Kết quả phân tích hồi quy một lần nữa khẳng định sự khác biệt
giữa về mức độ căng thẳng nghề nghiệp giữa giới tính nam và nữ một cách đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 10%, hơn nữa phân tích này cịn cho thấy sự khác biệt này lên đến 2.61% và mang dấu âm. Điều này có nghĩa là căng thẳng nghề nghiệp ở giới tính nam là thấp hơn giới tính nữ 2.61% ở mức thống kê 10%. Thực vậy, kết hợp với kết quả kiểm định khác biệt về mức độ căng thẳng nghề nghiệp trung bình, rõ ràng nữ giới là đối tượng dễ bị căng thẳng nghề nghiệp hơn nam giới, và mức độ căng thẳng cũng cao hơn, tương tự với nghiên cứu của Chou và cộng sự (2014). Thực tế cho thấy, nữ giới có mức độ căng thẳng nghề nghiệp cao hơn trong môi trường sống hiện đại, tấp nập. Nữ giới vừa phải làm việc như nam giới tại nơi làm việc vừa phải làm những việc khác bao gồm cả chăm sóc gia đình con cái, đơi khi họ ít có thời gian riêng dành cho bản thân hơn nam giới (Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự, 2016). Những áp lực lo toan trong cuộc sống khiến họ rơi vào tình trạng căng thẳng nghề nghiệp với mức độ nặng đáng kể là điều hiển nhiên. Kết quả cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu khác như của Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014), Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005), Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) và Chou và cộng sự (2014).
Tình trạng hơn nhân: Kết quả hồi quy tìm thấy bằng chứng khơng đáng kể
về ảnh hưởng của biến tình trạng hơn nhân lên tình trạng căng thẳng nghề nghiệp ở các nhân viên y tế. Tuy nhiên, ở mức ý nghĩa thống kê 10%, tình trạng hơn nhân vẫn được cho là có ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng nghề nghiệp. Cụ thể, ở nhóm những nhân viên đang trong tình trạng độc thân hoặc đã có gia đình mà chưa có con thì có mức độ căng thẳng nghề nghiệp thấp hơn so với nhóm có gia đình và đã có con khoảng 2.32%. Kết quả tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Trung Trần (2012), Sharifah và cộng sự (2011) và Chou và cộng sự (2014).
Tình trạng sức khỏe: Kết quả hồi quy cho thấy biến tình trạng sức khỏe có
ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu dương. Điều này có nghĩa là những nhân viên y tế có tình trạng sức khỏe khơng tốt hơn hay số lần nghỉ bệnh nhiều thì có tình trạng căng thẳng nghề nghiệp cao hơn so với những nhân viên y tế có tình trạng sức khỏe tốt hay số lần nghỉ bệnh ít hơn. Và trong điều kiện những yếu tố khác khơng đổi thì nếu nhân viên y tế giảm đi một lần nghỉ bệnh thì mức độ căng thẩng nghề nghiệp sẽ giảm đi 15.45% ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Đúng vậy, như đã phân tích ở phần kiểm định khác biệt trung bình, yếu tố sức khỏe của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng. Sự kết hợp kết qua thu được từ hai phần phân tích đều cho thấy điều này một cách rõ ràng, rằng sức khỏe của người lao động có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng căng thẳng nghề nghiệp.
Phân khoa làm việc: Biến phân khoa làm việc được tìm thấy có hệ số hồi quy là 0.1052, ở mức ý nghĩa 5%. Điều này có nghĩa là những nhân viên y tế làm việc ở các phân khoa lâm sàng như (khoa cấp cứu, khoa nội) thì có mức độ căng thẳng nghề nghiệp cao hơn so với nhóm nhóm những nhân viên y tế làm việc ở khu vực phân khoa cận lâm sàng (như các khoa chẩn đốn hình ảnh, thăm dò chức năng) khoảng 10.52% ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả tương tự được tìm thấy trong các nghiên cứu của Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014) và Dương Thành Hiệp và cộng sự (2014).
Trình độ học vấn: Biến trình độ học vấn được tìm thấy là có ảnh hưởng lên
số hồi quy là 0.0634. Điều này có nghĩa là tình trạng căng thẳng nghề nghiệp ở những nhân viên y tế có trình độ học vấn cao hơn thì mức căng thẳng nghề nghiệp cao hơn. Và trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi thì số năm đi học của nhân viên y tế tang lên 1 năm thì mức độ căng thẳng nghề nghiệp tăng thêm 6.34% ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả tương tự được tìm thấy trong nghiên cứu của Lê Thanh Tài và cộng sự (2008), Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005) và Chou và cộng sự (2014).
Tuổi nghề: Kết quả hồi quy cho thấy biến tuổi nghề có ảnh hưởng lên mức
độ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế ở mức ý nghĩa thống kê 10% với hệ số hồi quy là -0.0425. Điều này cho thấy, ảnh hưởng của tuổi nghề lên mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở mức 4.25% với độ tin cậy 90%. Hơn thế, dấu âm cho thấy, những kinh nghiệm làm việc của các nhân viên y tế tăng thêm 1 năm kinh nghiệm thì mức độ căng thẳng nghề nghiệp giảm đi khoảng 4.25%. Kết quả tương tự tìm thấy trong nghiên cứu của Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014).
Trình độ chun mơn làm việc: Kết quả hồi quy biến trình độ chun mơn
cho thấy hệ số hồi quy là 0.1589 và có ý nghĩa ở mức 1% hay có nghĩa chuyên mơn việc làm có ảnh hưởng lên mức độ căng thẳng nghề nghiệp một cách đáng kể. Điều này có nghĩa là những nhân viên y tế làm các chuyên môn thường xuyên tiếp xúc với người bệnh một cách trực tiếp như bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý thì có mức độ căng thẳng nghề nghiệp cao hơn so với nhóm những nhân viên làm chun mơn gián tiếp như kế toán, thư ký y khoa, nhân viên hành chánh, bảo trì, kỹ thuật, bảo vệ khoảng 15.9% ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả tương đồng với các nghiên cứu của Dương Thành Hiệp và cộng sự (2014), Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005), Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014) và Chou và cộng sự (2014).
Thời gian làm việc trung bình trong một ngày: Kết quả hồi quy cho thấy những nhân viên có thời gian làm việc trung bình trong một ngày có ảnh hưởng lên mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế một cách đáng kể ở mức 13.15% ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Điều này có nghĩa là khi nhân viên y tế càng có thời gian làm việc trung bình trong một ngày càng nhiều thì càng có mức căng thẳng nghề nghiệp cao và khi tăng thêm 1 giờ làm việc trong ngày thì mức độ căng thẳng nghề
nghiệp cũng sẽ tăng lên 13.15%. Kết quả tương đồng được tìm thấy ở Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự (2016),và Chou và cộng sự (2014).
Mức lương: Kết quả hồi quy cho thấy, tiền lương có ảnh hưởng lên mức độ
căng thẳng nghề nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 1% nhưng ảnh hưởng ở mức rất nhỏ. Tuy vậy kết quả này vẫn hàm ý rằng, những nhân viên y tế có mức lương càng cao thì càng phải chịu nhiều áp lực căng thẳng hơn trong công việc. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự (2016).
Thu nhập thêm từ công việc khác: Kết quả hồi quy tìm thấy việc những nhân viên y tế có mức thu nhập thêm từ những công việc làm thêm khác có ảnh hưởng rất đáng kể lên mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Với hệ số dương 0.0535 ở mức ý nghĩa 1%, hàm ý rằng thu nhập thêm tăng lên 1 triệu đồng mỗi tháng thì mức căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên đó sẽ tăng đồng biến 5.35% ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả tương đồng với nghiên cứu của Chou và cộng sự (2014).
Làm kiêm nhiệm một vị trí khác trong bệnh viện: Hệ số hồi quy của biến
làm kiêm nhiệm một công việc khác là 0.1088 ở mức ý nghĩa 1%, gây ảnh hưởng lớn đến mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Kết quả tương tự cũng tìm thấy trong các nghiên cứu của Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự (2016) và Choi (2018). Thực thế kết hợp với phân tích ở phần kiểm định khác biệt trung bình thì rõ ràng làm kiêm nhiệm một công việc khác khiến khối lượng công việc mỗi ngày của người lao động là quá lớn, quá nhiều so với sức chịu đựng bình thường về thể chất của con người, do vậy khiến cho cả tinh thần và thể xác của người lao động sẽ rơi vào sự mệt mỏi quá sức, dẫn đến áp lực căng thẳng mỗi ngày.
Chính sách thưởng, hỗ trợ: Kết quả hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến thưởng bằng các chuyến du lịch, dã ngoại ngồi tiền mặt có ý nghĩa thống kê rất đáng kể ở mức 1% với hệ số -0.1542. Kết quả này hàm ý rằng chính sách thưởng bằng các chuyến dã ngoại, du lịch, tổ chức tập thể thao hay đặc thù công việc đều làm giảm ảnh hưởng mức độ căng thẳng nghề nghiệp. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Chou và cộng sự (2014).
Tập thể dục thể thao: Kết quả hồi quy biến thể dục thể thao cho thấy hệ số
hồi quy là -0.1314 ở mức ý nghĩa 1% chỉ ra rằng việc nhân viên y tế có thời gian tập thể thao càng nhiều thì mức căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên đó càng giảm. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Chou và cộng sự (2014). Như vậy, kết hợp kết quả từ hai phân tích kiểm định khác biệt trung bình mức độ căng thẳng giữa các nhóm đối tượng quan sát khác nhau và phân tích hồi quy đa biến cho việc xác định các ảnh hưởng của một số yếu tố đến mức độ căng thẳng nghề nghiệp cho thấy một số kết quả quan trọng sau: các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế gồm tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế, phân khoa làm việc, trình độ chun mơn việc làm, thời gian làm việc trung bình trong một ngày, làm thêm cơng việc khác, chính sách trợ cấp đặc thù công việc và thể dục thể thao. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu của Phạm Minh Khuê & Hoàng Thị Giang (2014), Chou và cộng sự (2014), Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2007) và Nguyễn Trung Tần (2012).